Rụng tóc androgen là gì? Cách nhận biết và điều trị
Nội dung bài viết
Rụng tóc nhiều bất thường là một trong những hệ quả của chứng rối loạn nội tiết tố cơ thể. Rụng tóc androgen là chứng bệnh phổ biến hàng đầu. Vậy rụng tóc androgen là gì, có nguy hiểm không và cách chữa như thế nào?
Rụng tóc androgen là gì? Có nguy hiểm không?
Androgen là một loại hormone nội tiết tố nam bao gồm: Dehydroepiandrosterone, Testosterone, Androstenedione, Dihydrotestosterone. Tuy là hormone nội tiết tố nam nhưng loại hormone này vẫn có một lượng nhỏ trong cơ thể phụ nữ.
Hormone Androgen là nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc Androgen ở cả nam giới và nữ giới. Khi nồng độ hormone Dihydrotestosterone trong cơ thể tăng lên bất thường, phá vỡ các liên kết thụ thể tại nang tóc. Khiến các nang tóc không phát triển được, kìm hãm sự tăng trưởng thậm chí là dừng lại hoàn toàn.
Hơn nữa, mất kiểm soát hormone Dihydrotestosterone còn khiến lượng dầu trên da đầu tiết ra nhiều hơn. Điều này càng khiến tóc yếu và dễ gãy rụng hơn.
Rụng tóc androgen KHÔNG GÂY NGUY HIỂM đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Tuy nhiên, lại ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, sự tự tin khi đối diện với người xung quanh. Người mắc chứng rụng tóc nhiều bất thường thường có tâm lý e ngại gặp gỡ người khác, căng thẳng stress về ngoại hình.
Biểu hiện của chứng rụng tóc androgen
Rụng tóc androgen được chia làm 2 loại chính, với những biểu hiện khác nhau.
Rụng tóc androgen kiểu nam
Rụng tóc do androgen chiếm 85% các trường hợp mắc rụng tóc ở nam giới. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Khi nồng độ Testosterone có dấu hiệu sụt giảm nghiêm trọng và Dihydrotestosterone gia tăng mạnh. Bệnh cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng hói đầu ở nam giới.
Biểu hiện rụng tóc kiểu nam:
- Tóc rụng dần, mỏng đi từ từ
- Vùng chữ M trước trán và vùng trán thái dương sẽ rụng nhiều hơn
- Tóc vùng chẩm đầu không bị rụng
Rụng tóc androgen kiểu nữ
Do cơ thể nữ giới cũng sản sinh một lương nhỏ Dihydrotestosterone nên chứng rụng tóc androgen cũng sẽ xảy ra ở phụ nữ với tỉ lệ thấp hơn. Rụng tóc kiểu androgen chỉ chiếm khoảng 15% các trường hợp rụng tóc ở nữ giới. Và đối tượng dễ mắc phải cũng thuộc tầm tuổi trung niên, trong giai đoạn tiền mãn kinh trở về sau.
Biểu hiện rụng tóc kiểu nữ:
- Tóc rụng dần, mỏng đi từ từ
- Tóc rụng chủ yếu ở vùng đỉnh đầu, ít rụng ở phần trước trán
- Tóc ở vùng bị rụng trở nên mảnh, teo nhỏ, lưa thưa
Nguyên nhân gây rụng tóc androgen
Thực tế chưa xác định được nguyên nhân chính xác của chứng rụng tóc này. Tuy nhiên, giả thiết đang hướng về 2 nguyên nhân chính:
- Di truyền: Yếu tố di truyền được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh rụng tóc, đặc biệt là ở nam giới. Những người có tiền sử gia đình bị rụng tóc sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với người bình thường.
- Yếu tố nội tiết: Điểm giống nhau ở rụng tóc kiểu nam và kiểu nữ đều là do sự gia tăng nồng độ enzyme 5 alpha-reductase. Đây là loại enzyme xúc tác chuyển hóa từ Testosterone thành Dihydrotestosterone. Ở phụ nữ, việc thiếu hụt chất trung gian thần kinh P cũng là một nguyên nhân khiến tóc gãy rụng nhiều hơn. Bởi chất trung gian này ức chế làm chậm quá trình phân chia tế bào Keratin ở tóc.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng được đặt ra dựa vào những thống kê thực tế – sự khác nhau về chủng tộc. Ở nam giới, những người gốc châu Phi có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn 4 lần so với những người thuộc chủng tộc khác.
Con số này ở người Hàn Quốc là 3 lần, người Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan là 1,5 lần. Còn với rụng tóc kiểu nữ, người da trắng có nguy cơ mắc cao nhất kể tiếp là da vàng rồi đến người có màu da đen.
Phương pháp chữa rụng tóc androgen
Về nguyên tắc, chữa rụng tóc kiểu androgen cần thời gian dài và cần đến sự hỗ trợ của nhiều loại thuốc khác nhau. 2 phương pháp chính đang được sử dụng hiện nay đó là:
Điều trị androgen bằng thuốc
Các loại thuốc được sử dụng có tác dụng làm giảm nồng độ hormone Dihydrotestosterone bằng cách ức chế enzym 5-alpha-reductase. Hiện tại, các loại thuốc đã và đang sử dụng hiệu quả đó là thuốc uống (Spironolactone, Dutasteride, Finasteride, Cyproterone acetate) và thuốc xịt (Minoxidil)
- Nam giới nên sử dụng thuốc uống và kết hợp xịt thuốc Minoxidil nồng độ 5% 2 lần mỗi ngày
- Phụ nữ sử dụng thuốc xịt nồng độ thấp hơn (2%) dùng 2 lần mỗi ngày và cũng kết hợp uống thuốc.
Phẫu thuật cấy tóc
Việc điều trị bằng thuốc có thể sẽ không mang lại hiệu quả với một số trường hợp bệnh. Người bệnh sẽ rất dễ cảm thấy mặc cảm, tự ti. Trong trường hợp này, phẫu thuật cấy tóc là phương thức nhanh chóng để có một mái tóc đẹp trở lại.
Ngoài 2 phương pháp điều trị chính trên đây, người mắc chứng rụng tóc cũng có thể sử dụng các phương pháp trang điểm, ngụy trang để cảm thấy tự tin hơn.
Biện pháp phòng ngừa rụng tóc tái phát
Rụng tóc có thể được cải thiện nhờ việc uống thuốc và sử dụng thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát trở lại nếu người bệnh không biết giữ gìn sức khỏe. Một số cách giúp hạn chế chứng rụng tóc có thể áp dụng như:
- Không gây tác động mạnh lên tóc, ví dụ như kéo tóc, giật tóc, buộc tóc quá chặt, gội đầu quá mạnh, đội mũ chật…
- Hạn chế sử dụng các loại máy tác động nhiệt lên tóc như máy ép, uốn, tạo kiểu,…
- Tìm hiểu tác dụng phụ của một số loại thực phẩm chức năng sử dụng hàng ngày. Nếu có gây rụng tóc nên hạn chế tối đa.
- Không hút thuốc lá
Rụng tóc androgen rất khó để ngăn ngừa bởi đây là một chứng bệnh nội tiết hoàn toàn tự nhiên. Chính vì thế, các thói quen ăn uống sinh hoạt hằng ngày là cách dễ dàng và thiết thực nhất để người bệnh có thể hạn chế tối đa tình trạng bệnh này.
Không thể bỏ qua:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!