Gàu Là Gì? Nguyên Nhân Xuất Hiện Gàu & Thông Tin Cần Biết
Nội dung bài viết
Gàu là “kẻ thù” chung cả phái mạnh và phái yếu, gây nhiều phiền toái trong công việc và cuộc sống. Vậy, nguyên nhân xuất hiện gàu là gì, có cách chữa trị và ngăn cản dứt điểm tình trạng này không?
Gàu là gì? Có nguy hiểm không? Có lây không?
Gàu là tình trạng xuất hiện các vảy trắng, vảy rời từng mảng bong tróc trên da đầu và gây ngứa. Căn cứ dựa trên sinh lý bình thường, sau một khoảng thời gian nhất định, lớp da đầu ngoài sẽ chết đi và tạo thành những vảy nhỏ li ti trên tóc.
Tuy nhiên, với nhiều người, thời gian tế bào da đầu chết bong tróc bị rút ngắn, chỉ khoảng 2 – 3 tuần.
Việc da đầu bị thay thế quá nhanh, số lượng tế bào bị hủy nhiều sẽ tạo nên các mảng trắng dính trên tóc. Trong một số trường hợp, phần da mới sẽ bị ửng đỏ, rát, khó chịu.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng gàu KHÔNG PHẢI BỆNH NGUY HIỂM, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Bởi vì, gàu chỉ là tình trạng rối loạn lớp sừng da đầu, làm tạo các mảng trắng bám trên tóc.
Gàu KHÔNG LÂY từ người này sang người khác. Do đó, việc tiếp xúc với người bệnh là hoàn toàn vô hại.
Triệu chứng, nguyên nhân gây gàu
Gàu là tình trạng xảy ra phổ biến ở mọi độ tuổi, khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng và mất tự tin trước đám đông. Việc hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân gây tình trạng này sẽ giúp người bệnh thực hiện được biện pháp can thiệp kịp thời và ngăn bệnh tái phát.
Triệu chứng gàu điển hình khi mắc bệnh như sau:
- Da đầu xuất hiện nhiều mảng trắng lớn, đóng vảy hoặc rơi lấm tấm trên tóc.
- Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu vùng da đầu.
- Phần da mới sau khi được thay thế thường bị ửng đỏ.
- Da đầu có xu hướng bị khô.
Nguyên nhân bị gàu thường gặp phải kể đến như:
- Chải đầu, massage da đầu, gội đầu… không đúng cách khiến da đầu bị kích thích.
- Da đầu nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các tác nhân gây kích thích như sản phẩm chăm sóc tóc, thuốc nhuộm, thuốc tạo kiểu, thời tiết, môi trường…
- Gội đầu không thường xuyên khiến da đầu tích tụ dầu, các tế bào chết không được loại bỏ kịp thời.
- Những chất chuyển hóa do vi khuẩn trên da: Vi khuẩn trên da đầu, mà điển hình nấm Malassezia furfur là một trong những nguyên nhân chính gây gàu. Trong đó, loại nấm này có khả năng chuyển hóa triglycerit tạo ra axit oleic. Tiếp đó, Axit oleic thấm vào lớp trên cùng của biểu bì gây phản ứng viêm, làm rối loạn sự ổn định nội môi khiến lớp sừng bên ngoài bong tróc bất thường tạo gàu.
Phân biệt gàu với một số bệnh khác trên da đầu
Triệu chứng của gàu khá dễ nhầm lẫn với các bệnh da trên da đầu khác mà điển hình là nấm da đầu, viêm da đầu hay vảy nến. Phân biệt rõ các bệnh lý này với nhau sẽ giúp người bệnh giảm được cảm giác lo lắng và có cách chữa trị phù hợp.
Phân biệt gàu và các bệnh lý khác trên da đầu:
- Gàu
Đây chỉ là tình trạng đóng vảy trắng trên da đầu, rớt thành mảng li ti trên tóc, ngứa ngáy. Bệnh có làm rụng tóc, gây cảm thấy khó chịu nhưng không lây nhiễm.
- Nấm da đầu
Nấm da đầu do vi các chủng vi khuẩn như Trichophyton, Microsporum, nấm tổ ong/Kerion de celse… gây ra. Đây là bệnh có thể lây nhiễm khi tiếp xúc và khiến tóc rụng nhiều, tăng nguy cơ hói đầu. Biểu hiện điển hình của nấm da đầu là: Xuất hiện mảng tróc vảy, rụng tóc, có mụn nước và nốt sần trên da đầu. Bệnh lý này khiến da đầu đau rát, ẩm ướt, nhờn rít và khó chịu..
- Viêm da đầu tiết bã
Bệnh lý xuất phát do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nấm men sinh trưởng quá mức. Biểu hiện điển hình của viêm da đầu tiết bã bao gồm: Da đầu tiết nhiều bã nhờn, đỏ, nóng rát và có nhiều vảy bong, chân tóc bết dính, ngứa ngáy. Diện tích bệnh có xu hướng lan rộng xuống mặt, vùng ngực, vùng lưng. Tuy nhiên, bệnh không lây sang người khác thông qua tiếp xúc.
- Vảy nến da đầu
Vảy nến liên quan đến các vấn đề về hệ thống miễn dịch. Đặc điểm nhận dạng vảy nến là: Da đầu xuất hiện các mảng đỏ, hình dạng không đồng nhất, nổi cộm với vùng da xung quanh, bề mặt vùng da bị tổn thương có vảy trắng dễ bong tróc.
Vảy nến không gây đau nhức, châm chích nhưng lại đem đến cảm giác ngứa ngáy, nguy cơ bị bội nhiễm cao. Nếu không chữa trị vảy nến kịp thời, vùng da bị tổn thương sẽ lan rộng sang các vùng xung quanh như gáy, trước trán…
So với các bệnh da đầu khác, gàu có triệu chứng khá nhẹ, chỉ dừng lại ở việc da bong tróc, ngứa ngáy.
Ngoài ra, gàu chỉ xuất hiện ở trên da đầu, bám vào tóc và không xảy ra tình trạng lan sang những vùng quanh da đầu.
Bí quyết trị gàu hiệu quả
Có nhiều cách trị gàu an toàn, hiệu quả được sử dụng hiện nay. Tùy theo tình trạng và điều kiện riêng mà người bệnh lựa chọn phương pháp trị gàu phù hợp nhất.
Chăm sóc da đầu tại nhà
Chăm sóc tại nhà có ưu điểm đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả lâu dài. Ngoài ra, đây là bệnh lành tính, không gây nhiều tổn thương nên khá phù hợp với phương pháp chăm sóc tại nhà.
Cách thức chăm sóc da đầu được ứng dụng phổ biến như:
- Nên gội đầu 2 – 3 lần/tuần giúp da đầu sạch sẽ, thông thoáng. Khi gội đầu nên sử dụng dầu gội phù hợp, ưu tiên sản phẩm từ thiên nhiên. Người bệnh nên kết hợp massage da đầu khi gội.
- Hạn chế gây áp lực lên tóc, không sử dụng các loại thuốc nhuộm, thuốc tạo kiểu, máy sấy, máy uốn xoăn…
- Vệ sinh mũ, nón… thường xuyên.
- Tránh việc đi ngủ khi đầu còn ướt.
- Căng thẳng, thức khuya làm ảnh hưởng đến da đầu, nang tóc. Bởi vậy, nên tránh những tác nhân này.
Một số mẹo chăm sóc da đầu, loại bỏ gàu tại nhà hiệu quả :
- Sử dụng chanh: Người bệnh chuẩn bị 1 trái chanh rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó, người bệnh sử dụng khoảng 2 thìa cà phê nước chanh để bôi lên da đầu và massage trong khoảng 10 phút. Phần còn lại pha cùng 200ml nước ấm, tưới đều nên tóc, ủ trong 2 – 3 phút rồi xả lại với nước sạch. Người bệnh duy trì thực hiện hằng ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm dần.
- Sử dụng bia + trứng gà: Người bệnh chuẩn bị 1 – 2 quả trứng gà cùng 1 lon bia. Tách lấy lòng trắng trứng rồi trộn đều với bia, sau đó xoa hỗn hợp lên tóc, massage nhẹ nhàng. Lấy khăn quấn quanh đầu, ủ trong 20 phút rồi xả sạch lại với nước mát. Duy trì thực hiện từ 2 – 3 lần/tuần sẽ thấy hiệu quả giảm tình trạng bong tróc, xuất hiện mảng trắng.
Chăm sóc tại nhà chỉ giúp hỗ trợ giảm gàu chứ không có khả năng trị gàu dứt điểm. Ngoài ra, phương pháp này cần thời gian thực hiện lâu dài nên người bệnh cần kiên nhẫn.
Thuốc Tây Y trị gàu
Sử dụng Tây Y trong điều trị gàu mang lại hiệu quả nhanh, tình trạng bong tróc da đầu giảm rõ rệt. Thuốc Tây được thiết kế dưới dạng viên nén, thuốc bôi, kem… giúp việc sử dụng đơn giản hơn.
Các loại thuốc được có tác dụng trị bệnh được dùng phổ biến như:
- Thuốc chứa Ketoconazole, kẽm pyrithione, Selenium sulphide.
- Các loại kem chứa steroid hoặc kem chống nấm.
Thuốc Tây được chế xuất từ hóa chất nên có nguy cơ gây tác dụng phụ cao. Việc sử dụng thuốc không đúng cách, quá liều sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn đồng thời phát sinh các biến chứng khác. Do đó, kể cả gàu là bệnh lành tính thì người bệnh cũng không nên dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, chuyên gia.
Dưới sự phát triển của y học hiện đại, bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh có thể sử dụng phương pháp trị gàu bằng Laser. Trong đó, khi ánh sáng Laser xuyên qua nang chân lông giúp loại bỏ tế bào chết và cân bằng lượng dầu nhờn.
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp phục hồi nhân tố da, khơi thông nang tóc. Tuy nhiên, giá thành cho một liệu trình điều trị bằng Laser khá cao và không phải có sở nào cũng được phép thực hiện phương pháp này.
Phương pháp Đông Y
Phương pháp Đông Y dựa trên căn nguyên gây bệnh, từ đó có thể trị gàu tận gốc, đem lại hiệu quả lâu dài. Ngoài ra, song song với việc trị bệnh, thuốc Đông Y còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe toàn diện.
Các vị thuốc Đông Y trị gàu hiệu quả phổ biến nhất như sau: Kim ngân, bồ kết, uy linh tiên, hà thủ ô, hồng hoa, hoàng bá, kinh giới, ngưu tất…
Đây đều là các dược liệu thiên nhiên giúp đảm bảo tính an toàn cao. Tuy nhiên, thuốc phát huy công dụng từ từ, vì vậy đòi hỏi thời gian chữa trị lâu. Ngoài ra, thuốc Đông Y mất thời gian sắc và khá khó uống.
Trị bệnh bằng Đông Y dựa trên tình trạng, nguyên nhân gây bệnh để kết hợp các vị thuốc với tỷ lệ nhất định. Tốt nhất, người bệnh nên đến khám để nhận được sự hỗ trợ từ phía chuyên gia. Lưu ý, thuốc Đông Y cần mua tại cơ sở uy tín, tránh mua phải thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường.
Bị gàu nên ăn gì, kiêng gì
Chế độ ăn mỗi ngày đóng một phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và giảm tình trạng ngứa. Một số lưu ý trong chế độ ăn giúp thúc đẩy việc điều trị gàu hiệu quả hơn:
- Nên bổ sung các thực phẩm nhiều sắt, như thịt bò, socola đen, ngũ cốc, yến mạch…
- Nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm, như thịt đỏ, ngũ cốc, các loại hạt, trứng, sữa…
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như, chuối, thịt gà, gà tây, cá hồi… vào khẩu phần ăn.
- Bổ sung rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều vitamin có lợi cho da đầu, tóc.
- Khi trị gàu cần hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.
- Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích gây hại cho da đầu, tóc.
Nguyên tắc ngăn gàu quay trở lại
Gàu không gây nguy hiểm hay tổn thương lớn nhưng lại có xu hướng diễn biến dai dẳng và thường xuyên tái phát. Nếu không có cách ngăn cản gàu quay trở lại sẽ khiến người bệnh phải sống chung với những phiền toái mà nó mang đến.
Nguyên tắc ngăn cản bệnh quay trở lại
- Vệ sinh gia đầu sạch sẽ, giữ da đầu luôn khô thoáng.
- Vệ sinh lược, gối, mũ bảo hiểm…. thường xuyên.
- Sử dụng các sản phẩm dầu gội đầu phù hợp và xả sạch sau khi gội xong.
- Không lạm dụng hóa chất, thuốc nhuộm, thuốc tạo kiểu lên da đầu.
- Thường xuyên massage da đầu giúp máu lưu thông tốt, tóc khỏe mạnh.
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch da đầu.
Gàu xảy ra phổ biến, tỷ lệ người mắc cao và gây nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh. Việc thực hiện tốt các biện pháp chữa trị và ngăn ngừa đúng cách sẽ giúp gàu không còn là nỗi lo hay vấn đề gây phiền toái.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!