Rụng tóc pelade là gì? Nguy hiểm không? Cách trị
Nội dung bài viết
Rụng tóc pelade (rụng tóc từng mảng) khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng stress. Liệu đây có phải là biểu hiện của sự suy yếu về sức khỏe? Điều trị căn bệnh này như thế nào? Nếu bạn đang bị ám ảnh bởi việc rụng tóc quá nhiều, hãy đọc ngay những thông tin vô cùng hữu ích ở bài viết dưới đây.
Rụng tóc pelade là gì? Triệu chứng nhận biết?
Rụng tóc pelade hay còn gọi là chứng alopecia areata – là một dạng rụng tóc thành từng vùng, từng mảng. Chứng pelade có thể diễn ra ở bất kỳ vùng da nào có lông tóc như lông mày, lông mi, râu,….
Chứng pelade thường gặp ở những người trước tuổi trung niên; nhiều nhất trong độ tuổi 15 – 45, nam giới thường có tỉ lệ mắc cao hơn nữ giới.
Những người mắc chứng rụng tóc pelade thường không có biểu hiện gì trước đó. Theo nhiều người bệnh chia sẻ, họ chỉ đột nhiên cảm thấy những mảng da đầu thưa thớt hoặc bị rụng gần như hoàn toàn. Một số ít người bệnh cho rằng họ có cảm giác hơi bị châm chích ở vùng da đầu bị rụng tóc.
Triệu chứng nhận biết:
- Tóc rụng từng vùng: Không chỉ trên da đầu; các vùng có lông khác như lông mày, mí mắt, râu,… đều có thể xảy ra hiện tượng rụng lông, tóc. Ban đầu lông tóc sẽ đột ngột bị rụng, vùng da có bề mặt nhẵn. Tóc khi mọc lại sợi ngắn chỉ 2 – 3mm, có màu trắng hoặc xám.
- Tóc rụng toàn bộ: Tình trạng rụng tóc toàn bộ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong số các ca mắc phải chứng pelade; 5% người mắc sẽ bị rụng tóc hoàn toàn trên da đầu;1% người mắc sẽ bị rụng lông tóc trên toàn bộ cơ thể.
- Thay đổi trên móng tay, móng chân: Những người mắc chứng pelade thường sẽ gặp phải những vấn đề về móng tay, móng chân. Móng sẽ có dấu hiệu bị rỗ, xuất hiện các vết hằn, rãnh; móng tay bị tách ra; xuất hiện một vài chấm đỏ ở vùng liềm móng.
Nguyên nhân gây bệnh rụng tóc pelade
Để chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh rụng tóc pelade, các bác sĩ cần thực hiện kiểm tra vùng da đầu bằng kính hiển vi. Chưa có xét nghiệm cụ thể chuyên sâu nào có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh lý này.
Việc xác định nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc pelade thường sẽ cần một thời gian vì các bác sĩ cần theo dõi xem tiến triển mọc tóc như thế nào. Nếu sau khoảng 3 tháng không có sự can thiệp hóa chất tóc mọc lại bình thường thì không có gì phải quá lo lắng.
Những nguyên nhân dưới đây được xác định là lý do gây nên chứng pelade:
- Miễn dịch qua trung gian tế bào: Đây là cách thức tự miễn dịch thông qua sự tác động của tế bào lympho T; chống lại những tế bào có dấu hiệu bất thường, đã bị nhiễm virus. Khi đó, hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, không thể phân biệt được nang tóc; tự động loại bỏ các tế bào này khiến nang tóc không được nuôi dưỡng.
- Cơ chế di truyền: Những nghiên cứu về bệnh nhân mắc pelade cho thấy: Những người có người thân từng mắc chứng rụng tóc từng vừng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác.
- Sự phân bổ dây thần kinh và mạch máu: Khi các dây thần kinh xung quanh nang tóc có sự thay đổi khiến da đầu bị ảnh hưởng. Bệnh nhân sẽ có thể cảm thấy ngứa, châm chích, đau vùng da đầu khi bị rụng tóc.
- Do vius, môi trường: Một vài yếu tố bên ngoài cũng có thể là lý do khiến tóc rụng thành từng mảng, ví dụ Virus Cytomegalovirus. Tiếp xúc với môi trường bẩn, nhiễm khuẩn hay bị chấn thương khiến da đầu và các vùng da khác bị tác động tiêu cực.
Rụng tóc pelade có nguy hiểm không?
Tình trạng rụng tóc pelade diễn ra đột ngột khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Liệu chứng bệnh này có nguy hiểm không? Rụng tóc pelade không để lại sẹo, KHÔNG GÂY NGUY HIỂM và cũng không lây từ người này qua người khác.
Tuy nhiên, hệ quả để lại của chứng bệnh này khiến người mắc cảm thấy tự ti, mặc cảm về ngoại hình của mình. Khi mắc rụng tóc từng vùng, da đầu sẽ bị loang lổ; có những vùng da hoàn toàn không có tóc, có những vùng chỉ có lưa thưa một vài sợi.
Người mắc chứng rụng tóc này thường cảm thấy cực kỳ stress, ngại đối diện với người khác; thường sẽ tìm đến những biện pháp cấy tóc hoặc đội tóc giả.
Mặc dù không phải là chứng bệnh không kéo dài vĩnh viễn nhưng thời gian kéo dài cùng rơi vào khoảng từ 1 đến vài năm tùy cơ địa người bệnh. Tuy nhiên, việc rụng tóc thành từng mảng có thể là triệu chứng của việc sức khỏe bị suy giảm.
Cách chữa rụng tóc pelade phổ biến hiện nay
Có khá nhiều phương pháp điều trị rụng tóc pelade mà người bệnh có thể tham khảo dưới đây:
Xung huyết da
Là cách tạo kích thích ngay tại vùng da đầu bị rụng tóc. Phương thức này sử dụng một số hóa chất như dầu Cade trong Vaseline, Acid Acetic trong dung dịch Hoffmann, cồn iod để tạo áp lực lên da.
Phương pháp này áp dụng tại chỗ và mang lại hiệu quả tốt trong những trường hợp pelade nặng. Tuy nhiên, cách chữa này đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật tỉ mỉ. Nếu không rất dễ khiến da đầu bị phỏng nước.
Liệu pháp corticosteroid
Liệu pháp Corticosteroid được chỉ định dùng cho những trường hợp diện tích rụng tóc chiếm phân nửa da đầu. Các hình thức sử dụng corticosteroid phổ biến nhất hiện nay:
- Uống corticoid: Sử dụng theo chỉ định bác sĩ kê đơn, mỗi ngày dùng 40mh; sau 5 ngày giảm xuống 5mg/ngày.
- Bôi corticoid: Tùy theo độ nhạy cảm của vùng da mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng nồng độ corticoid dạng bôi. Thường biện pháp này sẽ được chỉ định dùng cho trẻ em
- Tiêm corticoid: Sử dụng trong những trường hợp bệnh nặng và cần thực hiện tiêm hàng tháng
Liệu pháp Corticoidcoid không được khuyên dùng vì có nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc. Ngoài ra, liệu pháp này không có tác dụng bền vững vì hầu hết bệnh nhân bị tái phát sau khi ngừng thuốc.
Miễn dịch tiếp xúc tại chỗ
Để điều trị miễn dịch tại chỗ, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi trực tiếp lên vùng da bị rụng tóc. Đây là những chất gây mẫn cảm, khiến vùng điều trị bị viêm da tiếp xúc dị ứng. Một số chất thường được sử dụng: diphencyprone, dinitrochlorobenzène, dibutylester de acide squarrique.
Phương pháp PUVA
Được phát hiện khi việc điều trị bằng phương pháp PUVA cho bệnh nhân vẩy nến khiến lông tóc phát triển. Từ đó, phương pháp này cũng được sử dụng trong điều trị rụng tóc pelade.
- PUVA vùng da đầu: Sử dụng dung dịch Meladinine nồng độ 0.1%. Sau khoảng 45 phút thì chiếu tia khu trú lên da đầu. Liều dùng sẽ được tăng lên theo tình trạng da đầu khi chiếu tia.
- PUVA toàn thân: Thực hiện chiếu tia toàn thân sau khi uống thuốc 8-MethoxyPsoralene. Áp dụng thực hiện phương pháp này 3 lần mỗi tuần kết hợp tăng liều lượng UVA tùy theo tình trạng da.
- PUVA kết hợp: Vừa kết hợp chiếu tia khu trú và uống thuốc; hoặc thực hiện thao tác xen kẽ tùy thể trạng bệnh nhân.
Các biện pháp khác
Ngoài các biện pháp dùng thuốc hay trị liệu kết hợp. Bệnh nhân mắc chứng rụng tóc pelade thường tìm đến một số phương pháp khác như cấy tóc; trang điểm, đội tóc giả để tạm thời “che dấu” bệnh và tự tin hơn trong cuộc sống.
Tuy là căn bệnh cần thời gian dài để điều trị, rụng tóc pelade có thể chữa dứt điểm được. Người bệnh nên xác định tư tưởng từ đầu, giữ tâm lý thoải mái trong thời gian điều trị bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chứa chất hóa học; thay đổi chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể; hỗ trợ phòng ngừa và điều trị rụng tóc pelade hiệu quả nhất.
Thông tin bổ ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!