Bà bầu ăn cay – Ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?

Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không là thắc mắc của hầu hết phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người có sở thích ăn cay. Vậy bà bầu ăn cay có an toàn không và ăn cay như thế nào để không gây ảnh hưởng đến thai nhi, bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.

bà bầu ăn cay
Tìm hiểu thông tin bà bầu ăn cay gây ảnh hưởng đến nào đến thai nhi để có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bà bầu ăn cay có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mang thai có thể gây thay đổi hệ thống nội tiết tố trong cơ thể và khiến bà bầu thay đổi khẩu vị. Một số bà bầu có thể bị nghén chua, thèm ngọt, thèm thịt và một số bà bầu có thể thèm ăn các món cay. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Một số người cho rằng, thức ăn cay có thể dẫn đến các cơn co thắt dạ dày, dẫn đến các cơn co thắt chuyển dạ giả và gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, các món ăn cay và thực phẩm cay hoàn toàn an toàn, phù hợp để sử dụng trong thai kỳ và không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Tuy nhiên, bà bầu ăn cay quá nhiều hoặc thường xuyên có thể làm tăng nguy ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản. Đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3, thai nhi phát triển đạt một kích thước lớn và có thể gây chèn ép dạ dày. Nếu bà bầu ăn cay trong giai đoạn này có thể gây khó tiêu, rối loạn hệ thống tiêu hóa, chướng bụng, ợ hơi và táo bón.

Mặc dù hầu hết các món ăn cay đều ăn toàn trong thai kỳ, tuy nhiên bà bầu cần tránh các món thịt, gia cầm và hải sản chưa nấu chín. Sản phẩm sữa chua, sữa chưa tiệt trùng và các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập và cá thu có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, do đó bà bầu cần tránh sử dụng.

Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Mặc dù bà bầu ăn cay không gây ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên ăn nhiều đồ cay trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu. Cụ thể, một số loại thức ăn cay có thể khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, ợ chua, khó tiêu, ợ nóng và tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

Bên cạnh đó, bà bầu ăn cay có thể dẫn đến một số tác dụng phụ khác bao gồm:

1. Ốm nghén nghiêm trọng

Nhiều phụ nữ mang thai có thể bị ốm nghén nghiêm trọng trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Ốm nghén thường là do thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Các đặc trưng của ốm nghén bao gồm cảm giác buồn nôn, nôn, đau bụng, mệt mỏi và ác cảm với một số loại thực phẩm. Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể bị ác cảm với một số loại thức ăn khi bị ốm nghén, thậm chí một số người có thể không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Bà bầu thèm ăn cay sinh con gì
Thức ăn cay có thể khiến các cơn ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn

Bà bầu ăn cay có thể khiến tình trạng ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn. Những món ăn cay có thể gây rối loạn tiêu hóa khi mang thai, khiến cơn ợ nóng trở nên nghiêm trọng. Điều này dẫn đến tình trạng buồn nôn thường xuyên và tăng nguy cơ gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Bên cạnh đó, một số phụ nữ cảm thấy các triệu chứng ốm nghén được cải thiện khi thay đổi chế độ ăn uống, tránh các loại thực phẩm cay và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

2. Thực phẩm cay gây ra chứng ợ nóng

Mặc dù bà bầu ăn cay là hoàn toàn an toàn, tuy nhiên thực phẩm cay có thể gây ợ chua, ợ nóng và các vấn đề tiêu hóa khác.

Các loại thực phẩm cay có thể gây ra chứng ợ nóng, trào ngược axit. Đây là hai vấn đề phổ biến trong thai kỳ và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mẹ.

Do đó, bà bầu có sở thích ăn cay nên có các biện pháp phòng ngừa các rủi ro như ăn thức ăn cay kết hợp với sữa để ngăn ngừa chứng ợ nóng. Ngoài ra, sử dụng một thìa cà phê mật ong sau khi ăn thức ăn cay cũng có thể ngăn ngừa chứng ợ nóng và trào ngược axit dạ dày.

Tuy nhiên, các tốt nhất để tránh các rủi ro khi ăn cay là xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bà bầu nên kết hợp các loại thực phẩm dinh dưỡng, giàu vitamin, khoáng chất bên cạnh sở thích ăn thức ăn cay để đảm bảo sự phát triển của trẻ sơ sinh.

3. Dị ứng

Ớt, hạt tiêu, mù tạt và các gia vị cay khác có thể gây dị ứng ở bà bầu. Mặc dù tình trạng này thường không phổ biến, nhưng nếu bà bầu đã từng có dấu hiệu dị ứng trước đây, bạn nên cân nhắc kiểm tra mức độ dị ứng.

Bà bầu ăn nhiều đồ cay nóng có sao không
Một số bà bầu có thể phát triển các triệu chứng dị ứng khi ăn thực phẩm cay

Ngoài ra, một số đối tượng không nên ăn các loại thực phẩm cay để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm:

  • Bà bầu bị trĩ hoặc táo bón: Ớt có chứa Capsaicin có thể khiến tĩnh mạch trĩ bị sưng và sung huyết. Điều này có thể khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng, thậm chí là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu. Bên cạnh đó, bà bầu bệnh táo bón cần cân nhắc khi ăn cay để tránh khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bà bầu có tiền sử bệnh tim mạch: Ớt có thể tăng tuần hoàn máu đột ngột, khiến tim đập nhanh và tăng nguy cơ suy tim ở bà bầu.
  • Bà bầu có tiền sử bệnh thận: khi dung nạp quá nhiều các loại thực phẩm cay, thận thường phải làm việc tích cực hơn để loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Điều này có thể khiến các triệu chứng bệnh thận trở nên nghiêm trọng hơn. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bà bầu ăn cay có thể dẫn đến thay đổi chức năng thận và gây suy thận

Lợi ích khi bà bầu ăn cay

Bà bầu ăn cay với mức độ vừa phải có thể mang lại một số lợi ích đối với sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể, một số tác dụng bao gồm:

1. Thức ăn cay tăng tốc độ trao đổi chất

Nhiều nghiên cứu cho biết các loại thực phẩm cay và gia vị cay như thìa là, quế, nghệ, bột ớt và ớt có thể nâng cao tốc độ trao đổi chất là ngăn ngừa sự thèm ăn của bà bầu. Một số nghiên cứu khác cho thấy các loại gia vị cay có thể ngăn ngừa sự phát triển các mô mỡ. Bên cạnh đó, việc bổ sung gia vị quế vào các món ăn có thể hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa béo phì trong thai kỳ.

2. Gia vị cay có thể chống viêm

Nghệ và ớt bột được chứng minh là có thể hỗ trợ chống viêm trong cơ thể. Các hoạt chất chống viêm được cho là có thể ngăn ngừa các bệnh viêm khớp, rối loạn tự miễn dịch và hạn chế tình trạng mất xương trong thai kỳ.

Ngoài ra, một số báo cáo cho biết bà bầu ăn cay có thể ngăn ngừa các cơn buồn nôn và cải thiện tình trạng đau đầu.

Bà bầu ăn cay được không
Bà bầu ăn cay có thể hỗ trợ chống viêm và cải thiện cơn đau đầu

3. Ngăn ngừa mụn trứng cá

Một số phụ nữ có thể phát triển mụn trứng cá và các vấn đề về da khác trong thai kỳ. Tuy nhiên, hạt tiêu có chứa các thành phần chống lại mụn trứng cá và hỗ trợ làm sạch da từ bên trong. Do đó, phụ nữ mang thai ăn cay thường có làn da mịn màng, sạch mụn trong thai kỳ.

4. Ngăn ngừa ung thư

Cơ thể phụ nữ khi mang thai trải qua rất nhiều thay đổi và dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài. Cụ thể, cơ thể phụ nữ có thể bị tổn thương do các chất oxy hóa và dẫn đến các nguy cơ ung thư trong tương lai.

Trong hạt tiêu, ớt bột và ớt tươi có chứa hoạt chất carotenoid, là một chất chống oxy hóa. Do đó, sử dụng các loại thực phẩm cay có thể ngăn ngừa các tổn thương DNA liên quan đến các chất oxy hóa và hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh ung thư.

5. Bà bầu ăn cay ngừa ho và cảm lạnh

Cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai có thể dẫn đến nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm cay, điển hình là tiêu có thể ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh và hỗ trợ điều trị bệnh.

Mặc dù không có bằng chứng và nghiên cứu khoa học cho việc điều trị cảm lạnh với tiêu, tuy nhiên tiêu là một phương pháp điều trị cảm lạnh phổ biến và mang lại hiệu quả cao.

Có bầu ăn mì tôm cay được không
Thực phẩm cay có thể hỗ trợ ngăn ngừa bệnh cảm lạnh ở phụ nữ mang thai

6. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Tiêu và ớt chứa nhiều vitamin C và có thể hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch khi mang thai. Bên cạnh đó, bà bầu ăn cay có thể bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh lý thông thường như ho và cảm lạnh.

7. Tiêu chứa axit folic ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Bà bầu cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic trước và trong thai kỳ, đặc biệt là các tuần đầu tiên, để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như khuyết tật ống thần kinh và các rối loạn tim.

Hạt tiêu là một trong các loại thực phẩm có chứa một lượng lớn axit folic dành cho bà bầu. Do đó bà bầu ăn cay, đặc biệt là sử dụng hạt tiêu, có thể ngăn ngừa các rủi ro dị tật bẩm sinh ở thai nhi và hỗ trợ phát triển trí não cho bé.

bà bầu ăn cay bị đau bụng
Tiêu chứa nhiều axit folic có thể ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở trẻ

8. Chống trầm cảm

Trầm cảm khi mang thai là một vấn đề phổ biến và có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, bà bầu ăn các loại thực phẩm cay hoặc sử dụng gia vị cay trong công thức nấu ăn có thể ngăn ngừa các cảm giác tiêu cực và lo lắng trong thai kỳ.

Bên cạnh đó, hạt tiêu và ớt tươi được cho là có thể ngăn ngừa cảm giác buồn nôn và ốm nghén.

9. Ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp

Cao huyết áp khi mang thai là một vấn đề nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ.

Ớt và hạt tiêu có chứa một lượng kali tương đối cao. Bổ sung kali có thể kiểm soát huyết áp trong thai kỳ, ngăn ngừa cao huyết áp và các triệu chứng tiền sản giật.

Bà bầu ăn cay như thế nào cho tốt?

Khi tiêu thụ các món ăn cay, bà bầu cần chú ý một số vấn đề để tránh tình trạng ợ chua và các biến chứng khác. Cụ thể, bà bầu có thể lưu ý một số vấn đề như:

bà bầu ăn cay con bị sao
Ăn cay với nồng độ nhất định để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Nấu các món ăn cay tại nhà, điều này có thể giúp bạn điều chỉnh nồng độ cay, gia vị sử dụng và chế biến món ăn theo đúng sở thích.
  • Chỉ ăn một món cay trong bữa ăn với nồng độ cay thích hợp. Nếu một số món cay gây khó chịu và ợ chua, bạn có thể cần cân nhắc tránh sử dụng các món ăn này.
  • Ẩm thực Thái Lan, Mexico và Ấn Độ có thể chứa nhiều loại ớt, rau và gia vị có vị cay. Do đó, bà bầu có thể cân nhắc tránh các nền ẩm thực này.
  • Nếu bạn thử các loại thực phẩm hoặc gia vị cay mới, bạn nên thử với một lượng vừa phải để tránh dị ứng hoặc các phản ứng không mong muốn khác.

Bà bầu ăn cay có thể gây chuyển dạ?

Mặc dù bà bầu ăn cay thường an toàn và không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, tuy nhiên quá nhiều gia vị cay hoặc ăn cay với nồng độ cao có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai.

Một số phụ nữ có sở thích ăn cay có thể bị tiêu chảy, đầy hơi và ợ chua. Các triệu chứng này có thể dẫn đến các cơn co thắt dạ dày và gây kích thích tử cung ở gần ruột. Khi tử cung bị kích thích dẫn đến một số cơn co thắt và tử cung có thể bắt đầu bị giãn ra.

Phụ nữ mang thai dưới 37 tuần tuổi xuất hiện các cơn co thắt tử cung nên trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp.

Bà bầu ăn cay không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu yêu thích vị cay bạn cần chú ý các biện pháp phòng ngừa chứng ợ nóng và trào ngược axit dạ dày. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng ngừa và ăn cay an toàn khi mang thai.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *