Mỏi lưng do đâu? Ai hay bị? Cách hết nhanh tại nhà
Nội dung bài viết
Mỏi lưng là vấn đề hiện nay nhiều người gặp phải. Người bị mỏi lưng nhiều sẽ bị ảnh hưởng về cuộc sống cũng như quá trình làm việc. Làm thế nào để hết mỏi lưng nhanh chóng hãy tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị ngay sau đây.
Mỏi lưng là bị gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Tê mỏi vùng lưng là triệu chứng bệnh phổ biến mà nhiều người gặp phải. Người bệnh sẽ có những cơn đau ở vùng ngang đốt sống thắt lưng. Thời gian đau lưng kéo dài trong nhiều giờ, cơn đau âm ỉ ảnh hưởng đến hoạt động của lưng. Khi bạn đứng lên, ngồi xuống hay mang vác đồ sẽ gặp nhiều ảnh hưởng.
Vị trí đau mỏi còn có thể xảy ra ở bên trái, bên phải, bên trên hay bên dưới. Thường các cơn tê mỏi sẽ lan khắp lưng theo dọc cột sống rồi đến chân. Nếu thể trạng yếu thì chỉ cần cười hay ho bạn vẫn cảm nhận được cơn đau.
Nguyên nhân dẫn đến mỏi lưng trên rất nhiều và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Một số trường hợp có thể biến mất sau một vài ngày đau, một vài trường hợp sẽ kéo dài trong nhiều ngày liền. Triệu chứng nhức mỏi có thể kéo thêm nhiều triệu chứng khác.
Nguyên nhân gây ra chứng tê mỏi vùng lưng có thể kể đến như:
- Do bị căng cơ lưng bởi cơ bắp và dây chằng xung quanh cột sống bị kéo dãn quá mức. Nguyên nhân dẫn đến căng cơ lưng có thể là do tư thế làm việc, sinh hoạt xấu, ngồi quá lâu trong 1 tư thế, mang vác vật nặng, đi giày cao gót,…
- Do bị chấn thương khi làm việc, chơi thể thao, mang đồ nặng,… Vùng bị chấn thương có thể chữa lành nhưng để lại di chứng, thi thoảng bạn sẽ thấy mỏi lưng kèm theo nhất là khi có sự tác động của thời tiết.
- Nhiều người bị mỏi lưng là do có sự tác động của yếu tố thời tiết nhất là khi trời trở lạnh. Nhiệt độ thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến mạch máu, dây chằng, mô cơ vùng lưng bị co giãn quá mức dẫn đến cảm giác nhức mỏi khó chịu.
- Do có những bệnh lý về cơ, xương khớp gây ra mỏi lưng hông kéo dài. Những bệnh lý liên quan đến cơ đau mỏi là thoát vị đĩa đệm, loãng xương, viêm khớp, hội chứng đau cơ xơ hóa,…
- Người thừa cân, béo phì tạo sức ép lên cột sống khi di chuyển, vận động dễ gây chứng mỏi lưng.
- Phụ nữ đang mang thai rất dễ mỏi lưng bởi sức nặng từ bụng áp lực lên phần cột sống lưng,…
Những đối tượng dễ mắc đau mỏi lưng
Đau lưng là bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở nhiều lứa tuổi. Nhóm người cao tuổi thường có vấn đề về xương khớp. Cụ thể những trường hợp dễ mắc bệnh có thể kể chi tiết như sau:
- Người cao tuổi dễ mắc bệnh do tình trạng xương khớp đã bị lão hóa.
- Nam giới sống không khoa học, uống bia rượu nhiều, hút thuốc lá, quan hệ sai tư thế,… là nhóm người có khả năng cao mắc bệnh về lưng.
- Người lao động chân tay thường xuyên mang vác đồ nặng sai tư thế.
- Dân văn phòng dễ mắc bệnh do phải ngồi nhiều, ngồi lâu, lười vận động, ngồi sai tư thế.
- Người béo phì, thừa cân tạo ra áp lực lên cột sống trong thời gian dài.
- Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh về lưng do ăn uống thiếu dưỡng chất, còi xương suy dinh dưỡng, ngồi học sai tư thế,…
- Phụ nữ đi giày cao gót quá nhiều, độ cao không phù hợp ảnh hưởng đến lưng.
- Phụ nữ đang mang thai đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ phải mang bụng nặng do thai nhi phát triển.
- Nhóm vận động viên thể thao đặc biệt là vận động viên chuyên nghiệp.
Cách điều trị mỏi lưng nhanh chóng nhất
Bạn không cần quá lo lắng khi bị mỏi lưng bởi triệu chứng này có thể cải thiện được. Bạn có thể áp dụng những cách điều trị mỏi lưng dưới đây mà chúng tôi chia sẻ giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện hơn.
Điều trị mỏi lưng theo phương pháp Tây y
Mỗi khi bị bệnh hẳn bạn nghĩ ngay đến thuốc Tây để chữa trị. Khi mỏi lưng dùng thuốc tây sẽ giảm nhanh các cơn đau, tiện lợi khi bạn mang theo bên mình. Tuy nhiên thuốc tây chỉ có tác dụng chữa cơn đau cấp tính không thể chữa bệnh triệt để được.
Một số loại thuốc tây giúp giảm đau lưng mà bạn có thể sử dụng để điều trị bệnh đó là:
- Thuốc giảm đau lưng nhẹ dùng aspirin hoặc paracetamol. Khi đau nặng hơn dùng codein hoặc dextropropoxyphen. Đau nhức khó chịu ở bậc cao nhất thì dùng morphin ở dạng uống hoặc tiêm đều được.
- Thuốc chống viêm không chứa thành phần steroid như sulindac, ibuprofen, indomethacin, alminoprofen, diclofenac,…
- Nhóm thuốc giãn cơ như dantrolene, mephenesin,…
- Dùng thuốc nhóm corticoid như hydrocortison, dexamethason,…
- Sử dụng vitamin nhóm B liều cao như B12, B1,…
Trường hợp đau mỏi lưng do thoát vị đĩa đệm gây ra, bệnh di lệch chèn ép vào cột sống có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị. Trường hợp này chỉ có thể thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Chữa tê mỏi lưng bằng phương pháp Đông y
Dùng thuốc Tây nhiều không tốt cho sức khỏe vì thế bạn có thể chuyển sang dùng thuốc Đông y vừa điều trị căn nguyên của bệnh vừa bồi bổ cho sức khỏe. Tuy nhiên thời gian điều trị bằng thuốc Đông y khá lâu bạn cần phải kiên trì mới có thể đạt được hiệu quả.
Theo Đông y, đau mỏi vùng lưng trên là do cơ thể bị tổn thương. Nguyên do được chia thành nhiều loại như: Do thận hư, ứ huyết, nhiễm lạnh,… Điều trị triệu chứng mỏi lưng có thể dùng nhiều cách như:
- Thuốc uống chữa mỏi lưng
Dùng các bài thuốc bằng thảo dược, nguyên liệu tự nhiên để căn chỉnh lại tổn thương nội tạng, giải quyết bệnh từ bên trong, hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Thuốc Đông y lành tính, ít khi có tác dụng phụ.
Tuy nhiên cần phải điều trị trong thời gian dài, kiên nhẫn, mùi vị thuốc hơi khó uống. Một vài vị thuốc được dùng nhiều trong điều trị mỏi lưng như phòng phong, độc hoạt, ngưu tất, kim ngân cành, tơ hồng xanh, tang ký sinh,…
- Châm cứu chữa mỏi lưng
Phương pháp châm cứu được dùng nhiều trong Đông y để chữa các triệu chứng đau mỏi lưng của xương khớp. Thầy thuốc sẽ dùng kim châm vào các mạch trên cơ thể để cơn đau thuyên giảm dần, điều trị dứt điểm sau một thời gian.
Phương pháp châm cứu không để lại di chứng và không gây đau đớn tuy nhiên bạn cần phải hiểu đúng về châm cứu tránh nguy cơ rủi ro.
- Dùng thuốc xoa hoặc đắp ngoài da
Phương pháp xoa thuốc hoặc đắp thuốc ngoài da sẽ giảm trừ nhanh cơn đau, phong thấp tại chỗ đồng thời thông khí huyết. Thuốc uống dùng sẽ tác động vào khu vực cần điều trị để giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên biện pháp đắp thuốc ngoài da chỉ mang tính chất tạm thời, không chữa trị triệt để chứng bệnh.
- Xoa bóp và bấm huyệt chữa bệnh
Xoa bóp có tác dụng làm giãn cơ co cứng để giảm nhanh cơn đau. Bấm huyệt giúp lưu thông khí huyết để bệnh nhân có tư thế sinh lý như thường ngày, giảm triệu chứng đau mỏi.
Với phương pháp này sẽ giảm đau mỏi tại chỗ không cần dùng đến thuốc, tăng sự đàn hồi, sức bền của cơ. Nếu áp dụng thường xuyên sẽ giúp khớp trở nên linh hoạt hơn. Để mang đến hiệu quả tốt đòi hỏi người thực hiện cần phải có kinh nghiệm, không nên lạm dụng nhiều tránh xảy ra biến chứng.
Mẹo chữa mỏi lưng tại nhà nhanh khỏi
Ngoài những phương pháp chữa trị Đông y, Tây y mà chúng tôi chia sẻ trên bạn có thể áp dụng cách chữa tại nhà để giảm nhanh cơn mỏi lưng.
Những mẹo chữa trị tại nhà khá đơn giản, tận dụng được các nguyên liệu có sẵn trong nhà. Cụ thể như sau:
Sử dụng nhiệt để giảm cảm giác tê mỏi
Mỗi khi nhức mỏi lưng bạn có thể dùng biện pháp này để giảm cơn nhức mỏi ngay tại nhà. Lựa chọn nhiệt nóng hay lạnh sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm mà bạn đang gặp phải.
Chườm lạnh áp dụng khi cơn mỏi lưng có kèm theo triệu chứng sưng đau. Chườm lạnh lên sẽ khiến mạch máu co lại, giảm nhanh các triệu chứng. Khi có cơn đau bạn chỉ cần lấy đá lạnh cho vào khăn mỏng chườm lên trong khoảng 15 phút là được.
Biện pháp chườm nóng sẽ kéo giãn cơ và dây chằng, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Cách làm này có thể dùng chai nước ấm 60 độ hoặc gạo rang gói để trong khăn mỏng để chườm lên.
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống
Bị đau mỏi lưng nên ăn gì, kiêng gì? Dinh dưỡng tác động một phần đến sức khỏe vì thế bạn cần phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý để tránh bị mỏi lưng. Thiếu dưỡng chất, ăn uống không lành mạnh sẽ dẫn đến nguy cơ khiến bệnh nặng hơn.
Chế độ ăn uống nên chú trọng bổ sung chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên từ các loại thực phẩm: Trái cây họ cam quýt, các loại hạt và quả hạch, thực phẩm nhiều omega-3 và các loại gia vị,…
Kiểm soát cân nặng hợp lý
Người bị thừa cân, béo phì dễ bị mỏi lưng, muốn tránh được vấn đề này cần phải kiểm soát lại cân nặng sao cho hợp lý. Số cân vượt quá mức cho phép bạn nên chủ động giảm cân để hạn chế áp lực lên cột sống lưng, đề phòng phát sinh triệu chứng.
Quá trình luyện tập giảm cân cần thực hiện khắt khe, tham khảo ý kiến của chuyên gia để có chế độ luyện tập và ăn uống phù hợp.
Tắm nước muối ấm để giảm cảm giác đau mỏi
Nước muối ấm có tác dụng giảm cảm giác đau mỏi rõ rệt. Nếu bị nhức mỏi thường xuyên bạn nên lấy một ít muối magie sunfat hoặc muối Epsom hòa với nước ấm rồi ngâm mình trong 15 phút các triệu chứng đau mỏi sẽ được giảm rõ rệt.
Lưu ý, nước dùng để tắm không nên vượt quá 38 độ, tốt nhất là ở trong khoảng 33 đến 38 độ.
Sử dụng thảo dược từ tự nhiên để điều trị
Thảo dược tự nhiên có tác dụng chữa trị mỏi lưng được sử dụng nhiều như lá lốt, ngải cứu,… rất phổ biến. Bạn có thể sử dụng để khắc phục nhanh chứng đau mỏi của mình. Một vài cách điều trị mỏi lưng bằng thảo dược hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà như sau:
- Lá lốt hoặc ngải cứu
Chuẩn bị một nắm lá lốt hoặc ngải cứu mang đi rửa sạch để ráo nước rồi cho vào chảo sao nóng cùng một thìa muối hạt. Khi hỗn hợp nóng thì cho vào một chiếc khăn mỏng hoặc vải để bọc lại đắp lên vùng lưng cần được điều trị. Thực hiện trong 20 phút bạn sẽ thấy các triệu chứng đau mỏi được cải thiện.
- Dùng xương rồng để giảm đau mỏi
Xương rồng là loại cây có sẵn trong tự nhiên rất dễ tìm. Chỉ cần có khoảng 2 đến 3 bẹ xương rồng là bạn có thể chữa bệnh. Bỏ hết phần gai đi rồi rửa sạch, để ráo nước rồi nướng lên cho nóng.
Bọc xương rồi lại bằng một miếng khăn mỏng để chườm lên vị trí cần điều trị. hoặc bạn có thể giã nhuyễn xương rồi cho lên chảo sao với muối để đắp lên lưng trong 30 phút.
Thay đổi thói quen sống tốt, lành mạnh hơn
Thói quen sống hàng ngày ảnh hưởng một phần đến xương khớp. Sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề về xương như nhức mỏi lưng. Người bệnh nên ngủ đủ giấc mỗi ngày để giảm tần suất của cơn đau mỏi.
Ngoài ra, nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên làm việc khuya, quá sức, không mang vác đồ nặng và tránh để cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng. Duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, phòng ngừa được nhiều loại bệnh.
Thực hiện bài tập chữa đau mỏi lưng
Khi bị nhức mỏi phần lưng bạn có thể thực hiện tập một vài động tác đơn giản để làm giảm triệu chứng. Cụ thể cách thực hiện như sau:
Tập tư thế con sâu di chuyển:
- Nằm ngửa trên giường, giơ 2 tay thẳng để trên đầu.
- Duỗi thẳng toàn bộ cơ thể từ bàn tay đến chân, mũi chân phải để thẳng.
- Đẩy hông sang trái thì phần tay và chân đưa về phía ngược lại, di chuyển tại chỗ như sâu bò.
- Thực hiện 2 đến 3 phút bạn sẽ thấy đỡ mỏi lưng hơn.
Tập tư thế co gối quạt chân:
- Nằm ngửa trên sàn rồi duỗi tay trên đầu, các ngón tay để đan vào nhau và thả lỏng nhẹ.
- Co đầu gối, cơ thể thả lỏng rồi đánh chân sáng trái, phải hết khả năng, phần thân trên giữ nguyên tư thế.
- Khi thực hiện để cơ thể được thả lỏng.
- Phần đầu hơi cúi để lưng cong nhẹ.
- Thực hiện liên tục trong vòng 50 lần.
Tập tư thế con mèo vươn vai:
- Để hai tay và đầu gối chạm đất.
- Cúi cổ sâu xuống rồi từ từ ngẩng lên.
- Di chuyển phần lưng theo cổ nhẹ nhàng.
- Thực hiện động tác 2 lần để kích thích lưu thông máu.
Biện pháp cải thiện chứng tê mỏi hiệu quả
Khi đau mỏi lưng bạn có thể giảm nhanh các triệu chứng bằng những cách chữa trị nhanh, đơn giản. Tuy nhiên để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn thì người bệnh cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Thường xuyên vận động với các bài tập dành cho lưng để giảm cảm giác đau mỏi, tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Duy trì những thói quen tích cực để ngừa tình trạng mỏi lưng.
- Khi dùng thuốc đắp giảm đau bằng thảo dược nên chú ý về nhiệt độ để tránh bị bỏng.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là dưỡng chất cần thiết cho xương khớp.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, bia rượu, cà phê, thuốc lá.
- Dân văn phòng cần ngồi làm việc đúng tư thế, thường xuyên vận động, đi lại.
- Mỗi ngày nên dành ra khoảng 20 đến 30 phút để luyện tập thể thao,…
Khi bị mỏi lưng không có dấu hiệu thuyên giảm kể cả khi đã áp dụng các cách chữa trị trên bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để nhờ bác sĩ can thiệp.
Thông tin hữu ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!