Bị đau lưng không đứng thẳng được phải làm sao?
Nội dung bài viết
Bị đau lưng không đứng thẳng được là một tình trạng sức khỏe thường gặp trong đời sống. Những người mắc các bệnh lý về xương khớp, những người có thói quen làm việc và sinh hoạt không khoa học thường gặp phải vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được các nguyên nhân gây đau lưng không đứng thẳng được và cách chữa trị hiệu quả.
Đau lưng không đứng thẳng được là bệnh gì?
Đau lưng không đứng thẳng được hay đau nhức phần lưng khiến bạn gặp khó khăn trong tư thế đứng thẳng. Bạn thường sẽ phải đi lại với tư thế khom lưng.
Tình trạng này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến nhiều người bệnh bị đau lưng không đứng dậy được.
Nguyên nhân do bệnh lý
Bị đau lưng không đứng thẳng được là biểu hiện của một số bệnh lý về xương khớp thường gặp. Bao gồm:
- Thoái hóa cột sống lưng
Đau lưng do thoái hóa cột sống lưng thường xảy ra ở 2 đối tượng chính. Một là ở những người già bị loãng xương do quá trình lão hóa. Hai là ở các vận động viên và người làm công việc lao động nặng nhọc.
Bởi vì những người này thường thực hiện các hoạt động mạnh khiến xương khớp phải chịu lực nặng tác động vào, dễ bị chấn thương và thoái hóa.
- Thoát vị đĩa đệm
Đau lưng do thoát vị đĩa đệm xảy ra khi vùng dịch nhầy bị trật ra vị trí của nó, đâm vào vùng dây thần kinh. Các dây thần kinh bị chèn ép gây ra cảm giác đau nhức mỗi khi bạn hoạt động.
Khi bạn đứng lên, dây thần kinh sẽ bị căng cứng và không có độ đàn hồi như bình thường. Do vậy mà bạn sẽ cảm thấy đau thắt lưng không đứng thẳng được.
- Gai cột sống
Khi xương khớp bị lão hóa, một vài phần xương mọc ra khỏi cột sống giống như cái gai. Những cái gai này đâm vào các dây thần kinh gây ra cảm giác đau đớn, khiến người bệnh đứng thẳng bị đau lưng.
- Đau lưng cấp
Một trong những triệu chứng của bệnh đau lưng cấp là bị đau lưng khi đứng thẳng. Tác động của đau lưng cấp lên cột sống và vùng xung quanh gây đau vùng thắt lưng, khiến cho việc đi đứng khó khăn. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng cấp, như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc thực hiện sai tư thế…
Nguyên nhân không phải do bệnh lý
Đau lưng không đứng thẳng được do bệnh lý thường xảy ra ở người cao tuổi, còn nguyên nhân không do bệnh lý thường gặp ở những người trẻ tuổi.
- Tuổi tác
Trường hợp bị đau lưng không đứng thẳng được do tuổi tác thường gặp ở những người cao tuổi, người bước vào tuổi trung niên. Lý do chủ yếu là do xương khớp của người già bị lão hóa.
Các tế bào xương, chất tạo xương, cốt hóa trong xương của người già dần biến mất và không tái tạo lại được, dẫn tới tình trạng thoái hóa. Thiếu canxi cũng là một nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng loãng xương ở người cao tuổi. Do vậy mà người già rất dễ bị đau lưng và gặp khó khăn trong việc đứng thẳng.
- Ngồi một chỗ quá lâu
Việc ngồi ở một chỗ hơn 1 giờ đồng hồ khiến cho cột sống và các dây thần kinh bị nhức mỏi. Đồng thời, việc này cản trở sự tuần hoàn của máu trong cơ thể, gây nên cảm giác tê. Vì vậy, bạn thường có cảm giác đau lưng không đứng dậy được. Nguyên nhân này thường gặp ở nhân viên văn phòng.
- Thực hiện sai tư thế
Việc bạn nằm/ngồi quá lâu, hay làm các công việc nặng quá sức khiến cho vùng cột sống bị tổn thương. Thực hiện sai tư thế liên tục sẽ khiến cho vùng thắt lưng bị căng cứng, gây cảm giác đau đớn khi vận động. Người trẻ là đối tượng thường bị đau lưng không đứng thẳng được do nguyên nhân này.
- Chấn thương
Lực mạnh tác động trực tiếp vào vùng cột sống, dây thần kinh, dây chằng, cơ… gây ra cảm giác đau. Và bị đau lưng không đứng thẳng được là một biểu hiện của nguyên nhân này.
- Do mang thai
Những người phụ nữ mang thai, đặc biệt ở giai đoạn thai kỳ cuối, thường gặp khó khăn khi đứng thẳng. Nguyên nhân là do trọng lượng của bào thai nặng, nằm về phía trước, khiến cho trọng lực của cơ thể bị hướng về phía trước. Phần cột sống dễ bị mỏi và đau nhức. Đó là lý do mà các bà bầu hay cảm thấy đau lưng vào những tháng mang thai cuối cùng.
Cách khắc phục tình trạng đau lưng không đứng thẳng được
Khi bị đau lưng không đứng thẳng được thường xuyên và liên tục, bạn nên đi khám bác sĩ. Qua các phần chụp X-quang và chẩn đoán của bác sĩ, bạn sẽ biết được chính xác nguyên nhân bị đau lưng. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách điều trị thích hợp và hiệu quả nhanh nhất.
Một số giải pháp giảm đau tạm thời thường được áp dụng là:
- Sử dụng thuốc
Thông thường, bệnh nhân được kê đơn thuốc nhóm paracetamol, nhóm thuốc chống viêm NSAIDs. Tác dụng chính của các loại thuốc này là giảm đau nhanh chóng và chống viêm nhức.
Sử dụng các miếng dán/thuốc bôi có thành phần menthol, methyl salicylate… là một cách để giảm đau tại chỗ tiện lợi. Cách này phù hợp với tất cả mọi đối tượng, đặc biệt là những người có tiền sử dị ứng với thành phần của các loại thuốc giảm đau.
- Nghỉ ngơi
Khi đứng thẳng bị đau lưng, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Cảm giác đau chính là dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể. Việc nghỉ ngơi sẽ hạn chế được các vận động của cơ thể. Nhờ đó, vùng bị tổn thương ở lưng tránh được các tác động ngoại lực gây đau nhức.
Nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể có thời gian tự phục hồi các tổn thương, giảm các cảm giác đau đớn.
- Chườm lạnh
Khi mới bị đau lưng như đau lưng dưới không đứng thẳng được, giãn dây chằng… bạn nên chườm đá. Hơi lạnh có tác dụng co mạch máu, dây thần kinh, hay dây chằng lại. Nhờ đó, các vùng tổn thương giảm đau nhức, giảm viêm.
- Chườm nóng
Chườm nóng chỉ nên thực hiện 2 – 3 ngày sau khi bị đau. Bạn không nên chườm nóng ngay khi mới xuất hiện cảm giác đau lưng không đứng thẳng được. Bởi vì hơi nóng sẽ làm cho các mạch máu, vùng dây chằng đang bị giãn, lại càng giãn ra. Quá trình phục hồi bị chậm hơn bình thường.
Khi vùng bị tổn thương được phục hồi, bạn mới nên chườm nóng. Hơi nóng sẽ giúp máu tuần hoàn tốt hơn. Phần cơ căng cứng được giãn ra. Qua đó, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, các cơn đau cũng giảm đi phần nào.
- Xoa bóp
Dưới tác dụng của lực và nhiệt ở tay, vùng cơ sẽ được giãn ra, có độ đàn hồi. Các vùng tụ máu bầm tím cũng được đả thông. Máu vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và các vùng bị tổn thương tốt hơn. Bạn nên kết hợp với các loại tinh dầu, dầu nóng để tăng hiệu quả giảm đau.
- Tập luyện các bài tập vận động nhẹ nhàng
Bạn nên thường xuyên tập các bài tập vận động nhẹ nhàng để xương khớp dẻo dai linh hoạt hơn. Khi bị đau lưng không đứng thẳng được bạn cũng nên tập luyện để cho cơ thể không bị trì trệ, ứ đọng máu huyết gây đau nhức, bầm tím.
Đối với các trường hợp bị đau lưng do thói quen sinh hoạt và làm việc sai cách, người bệnh nên có sự điều chỉnh lại. Với những người làm công việc phải ngồi nhiều, như nhân viên văn phòng, nên ngồi thẳng lưng tránh ngồi cong lưng gây mỏi và cong vẹo cột sống. Bạn nên đứng lên đi lại 5 phút sau khi ngồi làm việc 1 tiếng đồng hồ.
- Chế độ ăn khoa học
Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi tốt cho xương, như: Cá hồi, cá mòi, hạt óc chó, hạnh nhân, sữa chua, đậu nành, đậu Hà Lan, các loại rau xanh,…
Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: Bị đau lưng không đứng thẳng được phải làm sao? Từ đó bạn biết cách điều trị và phòng chống bệnh hiệu quả, tránh được những khó khăn và bất tiện do bệnh gây nên.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!