Đau sau lưng vùng phổi (trái – phải) có nguy hiểm không?

Đau sau lưng vùng phổi bên trái và bên phải là hiện tượng không quá hiếm gặp. Tuy nhiên nếu tình trạng này liên tục xảy ra bạn không nên chủ quan mà hãy tới ngay phòng khám sớm nhất vì rất có thể cơ thể bạn đang gặp một số bệnh nguy hiểm.

Đau sau lưng vùng phổi là bị gì?

Ai cũng có thể gặp phải tình trạng đau sau lưng vùng phổi, cơn đau có thể chỉ xuất hiện một vài ngày hoặc dai dẳng cả tháng không nguôi.

Theo đó, người bệnh có thể thấy khu vực lưng phổi (mô mềm dưới xương bả vai) kéo dài tới tận thắt lưng bị đau nhức âm ỉ hoặc đau dữ dội. Cảm giác đau lưng này khiến bạn ăn mất ngon, ngủ không yên, luôn cảm thấy mệt mỏi do những cơn đau trong cơ thể hành hạ.

Có thể nói rằng, đau sau lưng vùng phổi không thể lơ là cảnh giác vì cơ thể bạn có thể đang gặp vấn đề về tim phổi hoặc xương khớp. Dù là trường hợp nào thì cũng là bệnh không thể xem thường. Chưa kể rằng, cơn đau của bệnh gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn.

Đau sau lưng vùng phổi là biểu hiện khá nghiêm trọng
Đau sau lưng vùng phổi là biểu hiện khá nghiêm trọng

Đau sau lưng vùng phổi có thể xảy đến ngay cả khi bạn không vận động mạnh nhưng thường là kết quả sau thời gian khu vực lưng phổi bị chèn ép lâu ngày do yếu tố công việc, vận động quá sức.

Hiện tượng này cũng có thể gặp ở những người thường xuyên bị stress, sức đề kháng yếu, học sinh – sinh viên bị áp lực thi cử, người lao động tay chân, người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi môi trường,…

Đau sau lưng phổi có thể kèm theo nhiều triệu chứng ngoài đau như ốm sốt, mệt mỏi, sụt cân nhanh, hạn chế khả năng vận động do không thể vươn vai, không thể bê vác vật nặng, đau nhiều hơn khi hít vào,…

Vì sao bị đau sau lưng vùng phổi?

Đau sau lưng vùng phổi có thể bất chợt xảy ra khi ta đột ngột hoạt động như kéo đồ, nâng đỡ đồ hay vươn vai và ở trường hợp này thì cơn đau sẽ tự lui đi nhanh chóng khi ta điều chỉnh lại tư thế hay nghỉ ngơi.

Tuy nhiên đau lưng vùng phổi cũng có thể do 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra: các bệnh về tim phổi và các bệnh về xương khớp.

Các bệnh về tim phổi khiến lưng đau

Khi những cơn đau xuất hiện âm ỉ kèm theo các triệu chứng về hô hấp và chỉ tập trung đau tại vùng cơ mềm, mô mềm thì rất có thể bạn đang có dấu hiệu về các bệnh ở tim, phổi. Trường hợp này có thể chiếm đến 45% trên tổng số các nhóm bệnh gây ra những cơn đau sau lưng vùng phổi.

  • Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là một trong những bệnh dễ gặp nhất đặc biệt là với trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa hay vào mùa đông. Bệnh hình thành do các nang phổi bị các yếu tố bên ngoài tấn công như vi khuẩn, virus, vi nấm và tạo ra các vùng phổi viêm nhiễm gây đau, sưng phổi. Khi bị mắc căn bệnh này người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, đau nhói vùng lưng phổi, sốt cao, ho dai dẳng.

Bên cạnh đó chấn thương vùng lưng sau hay một số bệnh như lupus ban đỏ, sốt virus, viêm họng đều có thể gây ra tình trạng bệnh này. Viêm phổi cần được điều trị bằng thuốc để tiêu diệt hết các mầm bệnh và điều trị khu vực viêm.

  • Bệnh u phổi

U phổi có thể diễn ra theo 2 chiếu hướng lành tính và ác tính (ung thư phổi), bệnh có diễn biến rất âm thầm và nếu để bị đau phổi thì có thể là bệnh đã xuất hiện được một thời gian và đang vào giai đoạn 2 – giai đoạn 3.

U phổi có thể kèm theo một số triệu chứng như ho ra máu, tức ngực khó thở, ho thành tràng, sụt cân nhanh đột ngột, thở khò khè, mất giọng,…

U phổi/ ung thư phổi rất nguy hiểm cho người bệnh và gây đau đớn
U phổi/ ung thư phổi rất nguy hiểm cho người bệnh và gây đau đớn

Bệnh u phổi chính là trong phổi xuất hiện những khối u – nhóm tế bào hấp thụ dinh dưỡng và phình to một cách bất thường tại phổi. Nếu chúng không có tiến triển gì, giữ nguyên hình dạng, kích thước trong khoảng 2 năm được tính như u lành, nếu chúng có chiều hướng lan rộng thì được gọi là u ác tính hay ung thư phổi.

  • Bệnh tràn khí/ tràn dịch màng phổi

Tràn khí/ tràn dịch ở màng phổi có thể gặp ở những lao động chân tay, thường xuyên bê vác bằng lưng và học sinh, sinh viên dưới áp lực học tập hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi gây ra.

Bệnh gây ra trường hợp xẹp phổi, suy hô hấp cấp và phải tiến hành cấp cứu ngay lập tức vì bệnh nhân thường không thể thở được trong thời gian đó.

  • Bệnh về tim mạch

Có rất nhiều trường hợp ghi nhận khi đau sau lưng vùng phổi kết hợp với các triệu chứng như đau thắt lồng ngực, đau kéo dài ra hai cánh tay, khó thở, chóng mặt, buồn nôn là các biểu hiện của các bệnh về tim mạch như đau tim.

Các bệnh về xương khớp gây lưng đau

Khi những cơn đau không chỉ xuất hiện ở mô mà còn âm ỉ ở phần cột sống thì người bệnh có thể rơi vào tình trạng bị các bệnh về xương khớp. Nguyên nhân này chiếm khoảng 30 % trong các nguyên nhân gây đau sau lưng vùng phổi bên cạnh nhóm nguyên nhân tim phổi (45%) và nguyên nhân do vận động, thời tiết (25%).

  • Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến hình thành do phần đĩa đệm giữa các đốt xương trở nên biến dạng khiến lớp nhầy bên trong đẩy ra ngoài chèn lên các dây thần kinh và gây đau đớn. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở mọi vị trí xương cột sống, đối với trường hợp đau sau lưng vùng phổi thì có thể là ở xương sống từ cổ tới trên thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm sẽ có thêm những triệu chứng như tê bì chân tay, đau lan rộng sang hai tay, nửa người trên trở nên yếu hơn thậm chí là bại liệt hai tay. Thoát vị gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân như tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng béo phì, bẩm sinh.

  • Thoái hoá đốt cột sống

Trường hợp này xảy ra nhiều ở độ tuổi trung niên trở ra, đối với trường thoái hóa cột sống gây đau sau lưng vùng phổi thì có thể do 12 đốt sống ngực T1 – T2 bị lão hoá do đĩa đệm mất dịch, xẹp đĩa đệm, sụn hao mòn. Ngoài ra, cũng có thể thoái hóa ở đốt sống cổ gây ra.

Thoái hóa sẽ có thêm những triệu chứng như đau nhức cổ, đốt sống cổ, lưng, ngực, khó khăn trong vận động, tê liệt vùng cổ, vai, gáy, hai tay, đau đầu chóng mặt. Các cơn đau thoái hóa cột sống, đốt sống cổ ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Đau sau lưng vùng phổi có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dựa trên các nguyên nhân gây bệnh ta hiểu rằng đau sau lưng vùng phổi là hiện tượng nguy hiểm, dù là do căn nguyên nào người bệnh cũng có thể đối mặt với các chứng nguy hiểm như liệt người, ung thư hay tử vong.

Đây là bệnh KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG và nên thăm khám ngay khi cơn đau kéo dài từ trên 5 ngày mà không đỡ.

Nên tới gặp bác sĩ ngay khi cơn đau lưng sau vùng phổi kéo dài
Nên tới gặp bác sĩ ngay khi cơn đau lưng sau vùng phổi kéo dài

Bên cạnh đó, cần phải tới ngay phòng khám khi người bệnh có thêm các triệu chứng:

  • Sút cân nhanh, đột ngột, người yếu ớt, mệt mỏi, chán ăn, rệu rạo.
  • Ốm sốt, nổi hạch.
  • Khó thở hoặc không thể thở.
  • Ho ra máu, nôn ra máu.

Khi xảy ra đau lưng sau vùng phổi nên xử lý nhanh, tránh chần chừ chờ bệnh tự khỏi, ngay cả chấn thương cũng cần phải kiểm tra để chắc chắn tác động từ va chạm, tại nạn không ảnh hưởng tới vùng xương khớp hay tim gan của người bệnh.

Cách chữa trị bệnh đau sau lưng nhanh khỏi

Đây là căn bệnh không thể tự chữa nên bệnh nhân nên tới thăm khám tại các phòng khám Tây y, Đông y uy tín, chất lượng. Trước khi chữa trị, bác sĩ cần làm các xét nghiệm, khám lâm sàng, chụp x-quang, CT để tìm ra nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Điều trị với phương pháp Tây y

Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tập trung điều trị theo 2 hướng giảm đau hạ sốt và điều trị bệnh. Mỗi bệnh sẽ được điều trị theo từng phương pháp riêng, đối với các chứng bệnh về phổi và tim mạch, người bệnh có thể cần phẫu thuật, mổ gấp để bệnh nhân có thể tự hô hấp trở lại và chứng đau sau lưng vùng phổi sẽ tự hết sau khi trị bệnh.

Đối với trường hợp các bệnh về xương khớp, người bệnh ngoài sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau, giãn cơ thì sẽ kết hợp với các biện pháp như nắn xương, xoa bóp, vật lý trị liệu để các phần cơ xương có thể hoạt động trở lại.

Nhóm thuốc thường sử dụng để giảm đau bao gồm:

  • Nhóm giảm đau không kê đơn dành cho các trường hợp nhẹ.
  • Nhóm giảm đau chứa corticoid tác dụng nhanh dành cho các trường hợp đau nặng hơn.
  • Nhóm giãn cơ gây tê toàn thân đối với trường hợp đau lâu ngày.

Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc theo đúng thể trạng, tình trạng bệnh của người bệnh và bệnh nhân có trách nhiệm tuân thủ thực hiện theo. Bệnh nhân nên tái khám đúng yêu cầu của bác sĩ được đưa ra ngay cả khi bệnh đã hồi phục.

Điều trị với phương pháp Đông y

Theo quan niệm Đông y, chứng đau sau lưng vùng phổi tác động do nhiều yếu tố gây ra như hàn thấp, thấp nhiệt, huyết ứ, dương hư, can thận hư, phế hư, nhiệt uất bế khí.

Phải tìm ra nguyên nhân mới có thể biết nên áp dụng bài thuốc nào để chữa trị. So với Tây y, Đông y sẽ chủ trị các bệnh về xương khớp tốt hơn là tim phổi do đặc điểm của Đông y là chữa trị mang tính lâu dài trong khi các bệnh về tim phổi cần cấp cứu và cứu chữa nhanh chóng.

Khi điều trị theo phương pháp Đông y, bệnh nhân cần phải kiên trì vì phải mất công nấu thuốc hàng ngày và phải điều trị kéo dài trong vài tháng, vài năm thì bệnh mới có thể bị triệt tiêu tận gốc.

Một số loại cây thuốc tốt cho các thể phế hư:

  • Hoàng cầm: Tác dụng diệt khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch, hạ sốt, lợi tiểu, an thần giúp điều trị trường hợp viêm phổi, sốt do vi khuẩn, viêm trong phổi.
Dược liệu Hoàng Cầm
Dược liệu Hoàng Cầm
  • Chi tử: Tác dụng hạ nhiệt, an thần, kháng khuẩn, hạ huyết áp giúp điều hoà lại trạng thái của cơ thể.
  • Bạch dược: Trị trường hợp phổi có tà khí xâm nhập, sưng phổi, giúp giảm đau phổi, lưng, ngực.
  • Uất kim: Giúp tuần hoàn máu do máu tụ, giảm đau, an thần.

Một số loại cây thuốc tốt trong điều trị các thể xương khớp:

  • Xuyên ô, độc hoạt: Tác dụng giảm đau các vùng xương khớp, an thần và chống viêm.
  • Cát căn: Giải nhiệt, hạ áp, giãn cơ, tăng tuần hoàn máu, tiêu viêm, giảm sự co thắt của cơ bắp, lồng ngực.
  • Tang ký sinh: Chủ trị đau lưng, mỏi khớp do ứ bế phong thấp.
  • Đẳng sâm: Giảm mệt mỏi, đau đớn, kháng viêm, kháng khuẩn.

Bệnh nhân sẽ kết hợp châm cứu, diện chẩn, day huyệt để phục hồi chức năng các bộ phận nhanh hơn.

Điều trị bằng các mẹo chữa tại nhà

Ưu điểm của các mẹo chữa dân gian là dễ làm, dễ kiếm tuy vậy có những mẹo rất vô thưởng vô phạt ngay cả khi áp dụng lâu dài. Chính vì vậy, ta không áp dụng các mẹo như một phương pháp điều trị chính mà chỉ là phương pháp hỗ trợ mà thôi.

Chườm nóng bằng lá lốt

Chườm nóng bằng lá lốt giúp giảm nhanh các cơn đau theo nguyên lý âm dương. Theo đó những cơn đau vùng lưng phổi có thể gây ra bởi gió độc hoặc những yếu tố như cảm lạnh mang tính âm.

Đối với lá lốt nóng mang tính dương sẽ khắc chế được phần nào những cơn đau và giúp máu lưu thông không bị đọng ứ. Ta thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt sạch, 3 – 4 lạng muối biển dạng hạt.
  • Thực hiện: Sau khi sơ chế phần lá ta đem sao chung với muối biển tới khi lá chuyển sang màu nâu vàng là có thể dùng được. Có thể cho hỗn hợp vào khăn, túi vải sạch sẽ rồi chườm lên vùng đang bị sưng đau. Phần nhiệt toả ra sẽ giúp giảm đau sưng hiệu quả.

Chườm lạnh với đá

Chườm lạnh với đá có tác dụng trên mô mềm khi thấy nóng sốt kèm đau đớn hoặc do trật lưng khi hoạt động sai tư thế. So với chườm nóng, chườm lạnh có tác dụng ít hơn nhưng lại chuẩn bị nhanh hơn và tiện lợi hơn.

Ta thực hiện bằng cách cho vài viên đá vào trong túi chườm hoặc khăn sạch, sau đó bắt đầu chườm lên vị trí đau mỏi từ cổ tới lưng tới khi đá tan hoàn toàn.

Chườm đá giúp giảm đau nhanh hiệu quả
Chườm đá giúp giảm đau nhanh hiệu quả

Massage lưng với dầu oliu/ dầu tràm

Ta có thể massage nhẹ nhàng để giúp máu huyết khai thông, giảm các triệu chứng đau một cách hiệu quả. Đây là phương pháp trị liệu được sử dụng rất phổ biến, vừa giúp người bệnh nhanh qua khỏi cơn đau vừa hỗ trợ thư giãn các khối cơ, xương và hệ thống dây thần kinh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Đối với những người trẻ tuổi hoặc chưa từng gặp bệnh cũng không nên quá chủ quan, hãy nhớ rằng bệnh không chừa một ai cả và cách điều trị bệnh tốt nhất chính là phòng ngừa bệnh!

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hoá chất độc hại. Luôn đeo khẩu trang, mặt nạ. găng tay, quần áo bảo hộ đối với các công việc có tính chất như vậy.
  • Không nên đấm, thụi vào lưng khi thấy đau đớn, thay vào đó là massage và chườm nóng lạnh.
  • Nên đi khám khi thấy có những dấu hiệu bệnh.
  • Luôn tập thể dục, thể thao giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Luôn bê vác đồ vật đúng tư thế, điều chỉnh tư thế ngủ đúng cách.
  • Không dùng đệm quá mềm hoặc quá cứng, không gối quá cao, chúng sẽ gây tổn thương tới xương sống.
  • Áp dụng chế độ ăn giàu canxi, lành mạnh cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin về bệnh đau sau lưng vùng phổi. Người bệnh nên lưu ý rằng cần phải tới các cơ sở y tế để kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bệnh vì các nguyên nhân dẫn tới triệu chứng này đều là các bệnh nguy hiểm, chỉ có thể can thiệp bởi bác sĩ chuyên môn.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (2 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *