Đau thắt lưng (vùng lưng dưới) là bị gì? Cách điều trị

Đau thắt lưng là hiện tượng rất phổ biến khi ta ngoài 30. Cơn đau có thể bắt nguồn từ xương hoặc mô mềm. Vậy đau thắt lưng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Chữa trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu!

Đau thắt lưng là bị gì?

Đau thắt lưng chỉ các cơn đau tại khu vực lưng dưới rốn và có thể lan rộng xuống tận đầu gối, cẳng chân. Cơn đau thắt lưng đột ngột xảy ra khi ta bị chấn thương vùng lưng hông khi vận động hoặc khi tai nạn.

Khi đó các dây thần kinh tại cột sống, hông bị tác động mạnh gây ra những tổn thương. Đau thắt lưng xảy ra nhiều hơn khi thời tiết chuyển biến bất thường hay do lao động quá tải.

Đau thắt lưng là hiện tượng mà ai cũng phải đối diện trong đời
Đau thắt lưng là hiện tượng mà ai cũng phải đối diện trong đời

Tuy nhiên cũng có trường hợp đau thắt lưng là do bệnh lý gây ra với kiểu đau đặc trưng là từ đau nhói đến đau âm ỉ. Nếu do bệnh lý gây ra thì đau thắt lưng sẽ kéo dài dạng mãn tính và chỉ có thể hết khi điều trị hết bệnh gây ra. Trong khi đó đau lưng cấp tính thì có thể kết thúc nhanh mà không cần chữa trị.

Đau thắt lưng có thể gây cản trở trong cuộc sống của chúng ta do lưng là bộ phận quan trọng và xuất hiện trong hoạt động. Đặc biệt đau lưng sẽ ảnh hưởng tới việc cúi, gập người. Dù rất khó chịu nhưng bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với chứng bệnh này ít nhất 1 lần trong đời.

Bị đau thắt vùng lưng dưới do đâu?

Đau thắt lưng thường có rất nhiều nguyên nhân và chủ yếu được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân thông thường do yếu tố môi trường, chấn thương từ bên ngoài hay mang thai gây ra và nhóm bệnh lý bao gồm các bệnh về xương sống, các bệnh nền trong cơ thể.

Nguyên nhân thông thường

Trước hết, nếu đau trong thời gian ngắn hạn trong khoảng 1, 2 tuần đến khoảng vài tháng là khỏi (khi mang thai) thì có thể xét ở dạng đau cấp tính và thường là do các nguyên nhân khách quan gây ra.

  • Do chấn thương, tai nạn

Những chấn thương do chơi thể thao, bê đồ vật sai cách, vận động sai cách hay tai nạn tác động vào vùng lưng đều khiến ta bị đau vùng thắt lưng dưới. Cơn đau sẽ khá gắt do các dây bị tổn thương mạnh hoặc bị kẹp ở giữa các đốt sống lưng.

  • Quá trình mang thai

Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, phụ nữ luôn phải đối mặt chứng đau lưng đặc biệt là bắt đầu ở tam cá nguyệt thứ hai tức là từ tháng thứ 4 trong quá trình thai kì. Càng gần tới ngày sinh đẻ, hiện tượng đau thắt lưng diễn ra càng nhiều và nặng nề hơn do thai nhi lớn, chèn ép vào cột sống, xương chậu.

  • Do thời tiết thay đổi

Nếu đã từng bị chấn thương, tai nạn hoặc bị các bệnh lý về xương cốt hoặc do yếu tố tuổi tác khi thời tiết trái gió, trở trời thì vùng lưng cũng sẽ bị đau nhức.

Lý giải cho điều này, chúng ta có thể hiểu rằng khi thời tiết thay đổi sẽ kéo theo áp suất, độ ẩm, nhiệt độ thay đổi bất chợt và cơ thể chưa kịp điều hòa để thích nghi.

Khi đó mạch máu bị co lại gây cản trở lưu thông máu khiến nhức mỏi khắp người đặc biệt là vùng chậu, thắt lưng. Ngoài ra các mô cơ cũng nở ra gây áp lực không nhỏ lên xương, khớp.

  • Do nằm ngủ sai tư thế

Việc ngủ sai tư thế như gác nửa thân người lên gối, nằm vặn vẹo, nằm cong như con tôm trong suốt nhiều giờ liền cũng có thể dẫn tới đau thắt lưng do tác động tới các dây thần kinh.

Ngay cả cách ngủ cũng sẽ ảnh hưởng tới cột sống, xương chậu của bạn
Ngay cả cách ngủ cũng sẽ ảnh hưởng tới cột sống, xương chậu của bạn
  • Do thể trạng béo phì

Khi béo, phần xương hông và các khớp nối sẽ bị trọng lượng ở trên đè nén và gây áp lực cho các bộ phận này từ đó gây ra đau nhức.

  • Do lao động quá tải

Người làm các công việc liên quan tới bốc vác, thợ thuyền phải mang vác nặng thì cũng phải đối mặt với triệu chứng đau thắt lưng do phải chịu tải trọng lớn đè lên cơ thể một cách thường xuyên.

Những công việc này cũng sẽ dẫn tới hệ lụy về đau thắt lưng mãn tính do hình thành thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.

  • Do bong gân

Bong gân xảy ra khi vận động sai cách, bê đồ sai cách, ngã, tai nạn gây ảnh hưởng tới dây chằng, dây thần kinh.

  • Do hút thuốc

Nicotin có trong thuốc lá gây ra tình trạng đĩa đệm không hấp thụ được oxy, dưỡng chất trong máu. Khi kéo dài đĩa đệm trở nên hao mòn và dẫn tới bệnh từ đó gây ra chứng đau thắt lưng.

Nguyên nhân do bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan ở trên, đau thắt lưng vùng lưng dưới cũng do các bệnh lý gây ra.

  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm chính là hệ quả của lao động, hoạt động mạnh sau thời gian dài, bệnh thường gặp ở các vận động viên thể thao, lao động chân tay, nông dân, ngoài ra có cả trường hợp bẩm sinh. Thoát vị không chỉ khiến người bệnh bị đau mà thậm chí là không hoạt động được, chỉ có thể nằm yên một chỗ.

Thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng

Ở thắt lưng có 4 đĩa đệm, có thể tưởng tượng đĩa đệm như miếng lót cao su lót giữa các đốt xương sống để ta cúi gập hoạt động dễ dàng, dẻo dai. Tính đàn hồi của những đĩa đệm nhỏ này cũng giúp giảm tải áp lực cho xương sống.

Thoát vị đĩa đệm chính là hiện tượng các đĩa đệm bị rách, chèn ép gây thay đổi cấu trúc, dịch nhầy bên trong đĩa đệm bị tràn ra ngoài và không thể hỗ trợ xương sống chống lại lực tác động mạnh. Chưa kể, thoát vị khiến chèn ép mạnh vào dây thần kinh và khiến tình trạng đau đớn kéo dài.

Từ thoát vị đĩa đệm cũng dẫn tới các bệnh như đau dây thần kinh tọa, bệnh lý về rễ dây thần kinh,… chúng đều dẫn tới đau thắt lưng.

  • Thoái hoá cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là sự kết hợp của thoát vị đĩa đệm, khớp xương bị thoái hóa do tuổi tác, xơ cứng dây chằng gây ra.

Đây cũng là một dạng bệnh mãn tính và kèm theo một số triệu chứng rất điển hình: Tay chân bị yếu đi trông thấy ở mặt phản xạ, kết hợp, hoạt động hàng ngày hay bê vác, mất thăng bằng, có triệu chứng đi tiểu mất kiểm soát, đau co thắt các cơ bắp.

  • Hẹp ống sống

Hẹp ống sống là một trong những biến chứng của thoát vị đĩa đệm và thường gặp ở người trên 50 tuổi. Theo đó, tủy sống và cả hệ thống dây thần kinh chạy dọc theo cột sống sẽ bị ảnh hưởng, chèn ép và gây ra những cơn đau dai dẳng.

Vì hẹp ống sống là trường hợp biến chứng nên mức độ đau đớn và những hệ lụy gây ra sẽ nghiêm trọng hơn so với thoát vị.

  • Viêm cột sống dính khớp

Đây là tình trạng vôi hoá cột sống và khiến các khớp dính lại với nhau khiến cột sống mất đi khả năng hoạt động. Khi xuất hiện ở vùng xương chậu, thắt lưng, viêm cột sống dính khớp người bệnh bị đau và cứng khớp đồng thời cảm thấy đau dữ dội hơn khi mới thức dậy.

  • Các chứng viêm liên quan tới cột sống khác

Đây là các trước hợp nặng, bắt buộc phải kiểm tra y tế ngay. Các chứng viêm bao gồm viêm đĩa đệm, viêm khớp tương tự như viêm cột sống dính khớp, viêm tủy. Bệnh nhân sẽ có thêm nhiều triệu chứng như ốm, sốt, mệt mỏi, chán ăn.

  • Các chứng viêm liên quan tới khớp

Bao gồm các chứng thấp khớp, viêm đốt sống, viêm khớp,… những chứng bệnh này khiến các dây thần kinh cũng bị chèn ép, ảnh hưởng thậm chí là bị viêm đồng thời nên sẽ dẫn tới đau đớn.

  • Ảnh hưởng từ các khối u

Các khối u khi phát triển và chèn vào khu vực khớp, dây thần kinh cũng sẽ gây ra những cơn đau ở khu vực thắt lưng.

  • Hội chứng CES

Hay còn gọi là chùm đuôi ngựa xảy ra khi phần rễ dây thần kinh bị tác động, chèn ép nghiêm trọng. Người bệnh có nguy cơ liệt vĩnh viễn từ hội chứng này và bệnh gây đau đớn tại vùng thắt lưng, xương chậu.

  • Sỏi thận

Sỏi thận ma sát vào thành thận, chèn vào các dây thần kinh từ đó mà gây ra đau thắt lưng. Thông thường, sỏi thận chỉ gây ra đau một bên nên ta có thể phân biệt với các bệnh khác.

Ngoài ra loãng xương, gãy xương, viêm tuyến tiền liệt, viêm nhiễm nam khoa – phụ khoa hoặc do bệnh của hệ thống tiết niệu cũng gây ra tình trạng đau thắt lưng.

Đau thắt lưng có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau thắt lưng đa số không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng không vì thế mà ta có thể lơ là, chủ quan. Nếu đau thắt lưng do bệnh lý không được can thiệp sớm và kịp thời chúng sẽ diễn biến sang giai đoạn mãn tính.

Điều đó tương đương với việc bạn sẽ phải sống với cơn đau cả đời. Đau thắt lưng sẽ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh như:

Liệt từ hông trở xuống là một trong những biến chứng của bệnh
Liệt từ hông trở xuống là một trong những biến chứng của bệnh
  • Hạn chế vận động gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, công việc hàng ngày.
  • Những cơn đau hành hạ có thể dẫn tới mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy yếu gây suy giảm chức năng các cơ quan nội tạng, gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch trong cơ thể.
  • Chứng liệt nửa người, liệt toàn thân.

Người bệnh hãy lưu ý đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám khi có những dấu hiệu như sốt, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, chán ăn,…

Cách điều trị bệnh đau vùng lưng dưới hiệu quả

Để điều trị bệnh đau thắt lưng vùng dưới ta có thể áp dụng phương pháp Tây y, Đông y kết hợp với các bài tập và mẹo chữa tại nhà.

Dẫu vậy, như chúng tôi đã lưu ý ở trên, đây không phải là căn bệnh có thể coi thường dù rất hay gặp, ta vẫn nên đi khám để biết được tình trạng và điều trị theo bác sĩ chuyên môn.

Điều trị bệnh theo phương pháp Tây y

Nguyên tắc điều trị bệnh đau vùng lưng dưới là vừa giảm đau cho người bệnh vừa điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Vì bệnh có rất nhiều nguyên nhân gây nên nên người bệnh cần khám, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh cùng các bệnh nền khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Đối với giảm đau, có một số loại thuốc thường được sử dụng thường là:

  • Thuốc giảm đau: Panadol, paracetamol, nhóm NSAID (aspirin, ibuprofen…), morphine trong tiêm truyền, phẫu thuật.
  • Thuốc giãn cơ có tác dụng như giảm đau với trường hợp nặng cần có sự tư vấn và thông qua của bác sĩ.
  • Thuốc steroid tác dụng chống viêm, giảm viêm, giảm đau nhanh dành cho trường hợp đau nặng theo đơn chỉ định.

Ngoài ra bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật trong một số trường hợp mới có thể hết bệnh. Sau khi phẫu thuật hoặc song song với thời điểm sử dụng thuốc, có thể áp dụng thêm phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu để giúp vùng xương khớp bị tổn thương hoạt động trở lại.

Điều trị bệnh theo phương pháp Đông y

Bên cạnh Tây y, có rất nhiều bệnh nhân quan tâm tới Đông y. Dù Đông y có thời gian điều trị dài hơn nhưng những bài thuốc của Đông y rất hiệu quả khi điều trị các bệnh dạng mãn tính và ít xảy ra phản ứng phụ.

Theo y học cổ truyền, đau thắt lưng được gọi là bệnh Yêu thống hình thành do nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung là do máu huyết không tuần hoàn, lưu thông, bị ứ đọng khi vận động sai cách hay do phong hàn, thấp nhiệt mà ra.

Để chữa trị Đông y sẽ triển khai theo định hướng đả thông huyệt lạc (xoa bóp ấn huyệt, châm cứu), lưu thông đường máu (thuốc) và dùng các vị thuốc để trấn áp phong hàn, thấp nhiệt.

Một số bài thuốc được áp dụng khá phổ biến với hướng chữa trị này như:

  • Can khương thương truật: Vị thuốc chính là Khương hoạt giúp chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ thận, gan, bàng quang, can, thấp. Bên cạnh đó Can khương hay gừng khô, theo Đông y vị thuốc này có tác dụng giảm đau hiệu quả đối với dạng phong thấp, viêm thấp khớp. Các vị thuốc khác bao gồm Tang ký sinh, Phục linh, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật.
  • Thân thống trục ứ thang: Bài thuốc chữa đau lưng dưới do tác động mạnh, đột ngột. Trong đó, Đương quy là chủ vị có tác dụng tốt trong điều trị chứng viêm khớp, co thắt cơ bắp, chống viêm, sát khuẩn nhẹ. Ngoài ra bài thuốc còn kết hợp với nhiều vị thuốc quý khác như Ngưu tất, Khương hoạt, Xuyên khung, Tần giao, Một dược…
  • Bổ thận thang: Bài thuốc chữa đau lưng do thoát vị đĩa đệm ở độ tuổi ngoài trung niên. Bài thuốc sử dụng 3 vị thuốc chính là Thục địa, Tang ký sinh và Cẩu tích. Trong đó Thục địa giúp kháng viêm, bổ thận. Tang ký sinh giúp điều trị chứng phong thấp, tê liệt, tê bì chân tay, điều hoà máu huyết lưu thông. Cẩu tích cũng có tác dụng trị phong thấp, đau lưng, thận hư, đau gối.

Ngoài ba bài thuốc trên, người bệnh còn được khuyên nên áp dụng song song cùng thuỷ châm, ấn huyệt, châm cứu để mang tới tác dụng nhanh và bền lâu.

Điều trị bệnh theo phương pháp mẹo chữa tại nhà

Đối với các mẹo chữa tại nhà, ta nên áp dụng song song với các bài thuốc chữa bệnh Đông y hoặc theo Tây y. Các mẹo chữa có tác dụng không nhiều khi sử dụng độc lập, chúng có tính hỗ trợ hơn.

Dù vậy, ta vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Đắp ngải cứu sao muối

Ngải cứu sao muối là phương pháp được áp dụng từ xa xưa và tính tới nay là mẹo chữa hiệu quả nhất. Cách làm này giúp giảm đau hiệu quả do giãn dây thần kinh, khớp, cơ cũng như giúp lưu thông khí huyết.

Chườm thảo dược giúp trị chứng đau thắt lưng
Chườm thảo dược giúp trị chứng đau thắt lưng

Chườm thảo dược giúp trị chứng đau thắt lưngCách thực hiện rất đơn giản, ta làm như sau:

  • Chuẩn bị: 2 – 4 mớ rau ngải cứu, 300g muối.
  • Sao ngải cứu cùng muối cho thật nóng tới khi rau chuyển sang vàng khô là được.
  • Cho hỗn hợp vào khăn rồi đắp lên vùng thắt lưng từ khi còn nóng tới lúc nguội.
  • Ta có thể tận dụng sao vài lần và sử dụng bất cứ lúc nào.
  • Nên thực hiện vào sáng sớm và trước khi đi ngủ để cơ thể và tinh thần đỡ mệt mỏi.

Dùng cây lược vàng

Cây lược vàng là loại cây có sức sống rất mãnh liệt và thường được trưng dụng như một loại cây cảnh trong nhà.

Ít ai biết rằng đây được coi là một vị thuốc dân gian khi có thể chữa trị được nhiều căn bệnh từ diệt một số vi khuẩn, virus đường ruột khi uống cho tới khả năng giảm đau, chống viêm xương khớp khi xoa bóp.

  • Chuẩn bị: 2 lạng lược vàng tươi, dầu oliu.
  • Sơ chế sạch lá lược vàng rồi xay nhuyễn, ép lấy phần nước cốt, bỏ bã.
  • Trộn phần nước cốt thu được cùng dầu oliu, pha theo tỉ lệ 2 thìa nước cốt – 1 thìa dầu.
  • Dùng hỗn hợp này bôi đắp trên lưng và massage nhẹ nhàng.

Dùng nước đinh lăng

Đinh lăng cũng là loại dược liệu tốt chứa nhiều các vitamin chống lại sự oxy hoá, gốc tự do, nâng cao hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước những yếu tố ngoại lai.

Theo dân gian, đinh lăng có khả năng lưu thông khí huyết, chữa đau lưng nhanh và hiệu quả. Để thực hiện ta làm như sau:

  • Chuẩn bị: 10g rễ đinh lăng khô, nước.
  • Sau khi sơ chế rễ đinh lăng, ta đun thành phẩm này với khoảng 1 lít nước sạch.
  • Khi nước sôi chia phần nước thu được thành 3 phần uống mỗi ngày.

Các phương pháp trị mẹo cần phải áp dụng lâu dài mới có thể thấy kết quả, người bệnh nên kiên nhẫn.

Biện pháp cải thiện và phòng ngừa đau lưng

Bên cạnh các thông tin về điều trị, người bệnh cần nắm rõ những biện pháp hỗ trợ cải thiện cũng như phòng ngừa sau khi đã khỏi.

  • Luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong cơ thể để hạn chế các bệnh gây đau thắt lưng như loãng xương, béo phì, các bệnh lý về thận, bàng quang.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để giãn gân cốt, trước khi tập bắt buộc phải khởi động tất cả các khớp, tránh trường hợp trật khớp, bong gân, tổn thương dây thần kinh. Nên tập các bài tập như yoga để tăng sự dẻo dai, chắc khỏe cho xương chậu.
  • Nên từ bỏ rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Chú ý tới tư thế đi đứng, ngồi, nằm, hạn chế gù cúi hay ưỡn lưng. Hãy giữ cột sống luôn thẳng để giảm tải các áp lực lên vùng đĩa đệm.
    Khi bê vật nặng thay vì cúi, gập cong người hãy giữ thẳng lưng, ngồi xuống rồi nâng vật đó lên, tư thế này tương tự như squats trong bài tập fitness – thể chất.
  • Hạn chế kiễng chân lấy đồ vật tầm cao.
  • Nên đẩy đồ nặng thay vì kéo.

Trên đây là những thông tin về bệnh đau thắt lưng. Đây là căn bệnh có nhiều nguyên nhân dẫn tới nên rất cần theo dõi và khám chữa sớm trước khi đau thắt lưng trở thành căn bệnh mãn tính.

Có thể bạn quan tâm:

4/5 - (4 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *