Đau lưng không cúi được là bệnh gì? Có nguy hiểm?

Bạn có biết rằng đau lưng không cúi xuống được là tín hiệu cơ thể đang cảnh báo cho bạn biết về tình trạng sức khỏe của mình, hoặc nhắc nhở cần phải thay đổi tư thế, thói quen. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về đau lưng không cúi được và cách xử lý đúng khi bị bệnh. 

Nguyên nhân đau lưng không cúi được

Đau lưng không cúi được là tình trạng vùng xương cột sống thắt lưng bị tổn thương, các cơ và dây thần kinh bị căng khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức khi cúi xuống. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do yếu tố bên trong (nguyên nhân bệnh lý) và yếu tố bên ngoài (do ngoại lực tác động vào).

Đau lưng không cúi được có thể xảy ra khi trong cơ thể bạn có một bệnh lý về xương khớp
Đau lưng không cúi được có thể xảy ra khi trong cơ thể bạn có một bệnh lý về xương khớp

Cụ thể như sau:

Nguyên nhân do bệnh lý

Đau lưng không cúi được thường là do cột sống mắc một hoặc bệnh gì đó, khiến cho vùng xương hoạt động khó khăn. Một số bệnh lý liên quan tới cột sống gây ra tình trạng bị đau lưng không cúi xuống.

Bao gồm:

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]
  • Thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm gồm 3 phần là dịch nhầy, bao xơ và dây thần kinh. Thứ tự các vị trí là dịch nhầy ở trong cùng, đến bao xơ và dây thần kinh nằm ở vị trí ngoài cùng. Thoát vị địa đệm xảy ra khi vùng dịch nhầy bị trật ra khỏi vị trí của nó đi qua bao xơ tới vị trí của dây thần kinh.

Dịch nhầy đè lên vùng dây thần kinh. Vùng đĩa đệm bị thoát vị gây ra cảm giác đau nhức khi cơ thể vận động. Đặc biệt là khi bạn cúi lên cúi xuống.

Hình ảnh giải phẫu tình trạng thoát vị địa đệm
Hình ảnh giải phẫu tình trạng thoát vị địa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở những người cao tuổi có phần xương đã bị lão hóa. Hoặc xảy ra ở những người hoạt động mạnh như bê vác vật nặng đột ngột khiến vùng xương chịu một tác động bất ngờ.

  • Đau thần kinh tọa

Những người bị thoát vị đĩa đệm thường sẽ bị thêm bệnh đau dây thần kinh tọa. Nguyên nhân là do vùng dây thần kinh tọa ở cột sống bị dịch nhầy đè lên.

Cảm giác thường thấy khi bị đau dây thần kinh tọa là cơ căng cứng, khó di chuyển, cảm giác nóng ran ở một bên chân. Các ngón chân và bàn chân sẽ có cảm giác đau châm chích như kim châm vào.

Các dây thần kinh tọa kéo dài từ vùng thắt lưng đến các ngón chân. Do đó, khi các dây thần kinh này bị chèn ép, nó bị căng cứng ra khiến bạn khó có thể cúi người xuống.

Đau lưng do đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở lứa tuổi lao động từ 30 – 35 tuổi, chủ yếu là nam giới thường làm các công việc nặng.

Hình ảnh minh họa về giải phẫu bệnh đau dây thần kinh tọa
Hình ảnh minh họa về giải phẫu bệnh đau dây thần kinh tọa
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng

Phần xương cột sống bị thoái hóa dẫn tới tình trạng rạn nứt. Lúc này, xương không có khả năng nâng đỡ như bình thường được nữa. Người bị thoái hóa cột sống không chỉ gặp khó khăn trong việc cúi xuống, mà còn cản trở hoạt động đi lại, đứng thẳng bình thường.

Thoái hóa cột sống thắt lưng thường xảy ra ở người cao tuổi, chức năng xương bị lão hóa do tuổi tác. Các vận động viên thể thao  phải vận động mạnh, bị chấn thương trong thi đấu và tập luyện cũng dễ bị thoái hóa cột sống thắt lưng.

  • Gai cột sống

Gai cột sống thường xảy ra sau khi cột sống bị thoái hóa. Một số phần xương mọc ra khỏi hai bên phía cột sống gọi là gai cột sống. Các gai cột sống này đâm vào các dây thần kinh gây ra tình trạng đau nhức khiến người bệnh cúi xuống bị đau.

Nguyên nhân không phải do bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý kể trên, bệnh đau lưng không cúi được còn có thể xảy ra do tác động ngoại lực. Dưới đây là 3 nguyên nhân không do bệnh lý điển hình:

Cột sống bị gây tê trong phẫu thuật/sinh nở

Đau lưng không cúi được thường xảy ra đối với các bệnh nhân sử dụng phương pháp gây tê cột sống. Phương pháp này sẽ dùng thuốc gây tê tiêm vào tủy sống để giảm cơn đau cho bệnh nhân khi phẫu thuật hoặc sinh nở. Tuy nhiên sau đó bệnh nhân sẽ cảm thấy đau vùng thắt lưng không cúi được.

Thuốc gây tê và kim châm tác động trực tiếp vào cột sống là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng không cúi xuống sau khi phẫu thuật xong.
Thuốc gây tê và kim châm tác động trực tiếp vào cột sống là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng không cúi xuống sau khi phẫu thuật

Có 3 nguyên nhân gây ra tình trạng này:

  • Do tác dụng phụ của thuốc gây tê
  • Do mũi kim tiêm đi tác động vào vùng da, cơ, mỡ, dây chằng
  • Do tác động của hoạt động phẫu thuật sử dụng đến dao kéo chạm lên vùng mô của cơ thể

Trong quá trình sinh nở, vùng da, cơ của cơ thể người mẹ cũng bị tác động mạnh mẽ. Ở các vùng da chịu tác động của dao kéo trong khi mổ sẽ gây cảm giác đau nhức khi hết tác dụng của thuốc gây tê.

Những người có thể bị đau lưng không cúi được do gây tê cột sống có thể là:

  • Phụ nữ sinh nở bằng phương pháp gây tê tủy sống trong sinh mổ
  • Bệnh nhân thực hiện phẫu thuật về xương khớp, như điều chỉnh mạch máu chân, chỉnh hình, chỉnh thoát vị bẹn, cắt trĩ…
  • Bệnh nhân thực hiện phẫu thuật về bộ phận sinh dục, như tử cung, tuyến tiền tiền liệt, sa tử cung…

Do thực hiện tư thế sai cách

Những người khỏe mạnh, xương khớp vẫn còn chắc khỏe vẫn có thể bị đau lưng không cúi xuống được. Nguyên nhân chính là do thường xuyên thực hiện các tư thế sai cách như:

  • Ngồi lâu một chỗ không vận động

Nguyên nhân này thường gặp ở các nhân viên văn phòng.

  • Không khởi động kỹ trước khi tập thể dục thể thao

Nhiều người thường chủ quan cho rằng việc khởi động cơ thể, các khớp tay chân là không cần thiết. Việc không dành thời gian khởi động khiến cơ bắp chưa được làm ấm lên và làm quen với việc vận động. Do vậy, xương khớp dễ bị chấn thương vì chưa kịp bắt nhịp với trạng thái vận động mạnh trong một khoảng thời gian.

  • Làm công việc bê vác các vật nặng

Lúc này xương khớp, dây chằng phải căng lên để chống đỡ khối lượng nặng đó. Việc chống đỡ trong thời gian dài khiến cho cột sống bị tổn thương, gây đau lưng dưới không cúi xuống được.

Nguyên nhân này thường xảy ra ở những người làm các công việc lao động nặng. Tuy nhiên, nguyên nhân này vẫn có thể xảy ra với những người ít làm các công việc nặng. Do các dây cơ đột ngột bị căng cứng quá mức khiến họ không thể cúi xuống như bình thường được.

Làm việc nặng quá sức cũng là một nguyên nhân thường gặp của bệnh đau thắt lưng không cúi được.
Làm việc nặng quá sức cũng là một nguyên nhân thường gặp của bệnh đau thắt lưng không cúi được.

Bị chấn thương

Các tác động mạnh từ ngoại lực bên ngoài tác động vào vùng cột sống gây ra các chấn thương. Khi cột sống bị tổn thương thì người bị thương sẽ gặp khó khăn trong việc cúi xuống.

Đau lưng không cúi được do chấn thương thường xảy ra ở những người bị tai nạn giao thông, người chơi thể thao mạnh, người lao động bị các vật nặng tác động vào…

Tình trạng bị đau lưng không cúi xuống được cũng thường gặp ở những người phụ nữ có thai ở những tháng cuối, hoặc những người béo phì. Bởi vì vùng bụng của những người này có kích cỡ lớn khiến cho việc gập người bị cản trở.

Đau lưng không cúi được khi nào là nguy hiểm?

Các bác sĩ thường dựa vào tình trạng giải phẫu xương khớp và nguyên nhân gây bệnh để xác định mức độ nguy hiểm. Người bị đau lưng không cúi được do các nguyên nhân bệnh lý thường được xếp vào tình trạng nguy hiểm.

Bởi vì khi các bệnh đó đã âm thầm hình thành từ một khoảng thời gian khá dài trước khi đưa ra dấu hiệu đau lưng không cúi được. Do vậy, việc điều trị giảm đau lưng để việc gập người trở lại cần nhiều thời gian.

Đối với những người bị bệnh do nguyên nhân ngoại lực tác động thì mức độ nguy hiểm nhẹ hơn, khả năng phục hồi lại nhanh hơn. Tuy nhiên ở một số người vận động mạnh hoặc bị chấn thương khiến cho xương khớp bị tổn thương nghiêm trọng

Đau lưng không cúi xuống được phải làm sao?

Khi gặp tình trạng đau lưng không cúi xuống được thì bạn nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, bác sĩ sẽ cho bạn hướng điều trị đúng cách.

Chấn thương trong thi đấu là nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng không cúi xuống được ở các vận động viên thể thao
Chấn thương trong thi đấu là nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng không cúi xuống được ở các vận động viên thể thao

Dưới đây là một số giải pháp điều trị tình trạng đau lưng không cúi xuống được mà bạn có thể tham khảo.

Dành thời gian để nghỉ ngơi

Khi bạn không cúi lưng được, do nguyên nhân bệnh lý hay không, bạn vẫn nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Điều này giúp các vùng đốt sống được phục hồi. Khi hạn chế hoạt động mạnh, vùng xương sẽ không bị tác động nhiều. Nhờ vậy, bạn có thể giảm được các cơn đau nhức.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Đây là 2 phương pháp có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả. Chườm nóng thường dùng trong trường hợp đau lưng nhưng không bị sưng viêm. Hơi nóng sẽ giúp các cơ bớt căng cứng, giãn dần ra, máu được lưu thông tốt hơn. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu. Ngâm mình trong bồn nước ấm cũng là một cách để sử dụng hơi nóng giảm đau.

Chườm lạnh được dùng trong trường hợp bị đau lưng do chấn thương. Vùng chấn thương bị sưng viêm, bầm tím. Hơi lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm viêm, giảm đau nhức.

Massage, bấm huyệt

Bạn nên massage nhẹ nhàng với dầu nóng để tăng hiệu quả. Trong khi đó, bấm huyệt chỉ nên được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm. Bởi vì, nếu bấm sai huyệt, tác động mạnh vào vùng xương đang bị rạn nứt thì có thể làm tình trạng bệnh xấu thêm.

Bấm huyệt là một cách trị đau nhức cột sống bằng phương pháp Đông y
Bấm huyệt là một cách trị đau nhức cột sống bằng phương pháp Đông y

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng để giảm các cơn đau khiến việc cúi xuống của bạn gặp khó khăn là:

  • Thuốc có chứa paracetamol

Paracetamol là hoạt chất có tác dụng giảm đau hiệu quả với những trường hợp bị đau lưng nhẹ. Thuốc có tác dụng sau khi uống 30 phút. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, không có khả năng trị bệnh dứt điểm.

Thuốc paracetamol chống chỉ định với một số trường hợp có bệnh về gan, thận, người sử dụng bia rượu… Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để tránh tình trạng bị ngộ độc thuốc.

  • Thuốc chống viêm NSAIDs

NSAIDs là loại thuốc chống viêm không có hoạt chất steroid. Thuốc có tác dụng giảm sưng viêm, cải thiện tình trạng đau nhức. Khi sử dụng loại thuốc này bạn có thể gặp các tác dụng phụ như xuất huyết dạ dày, đau thượng vị… Không nên sử dụng thuốc NSAIDs khi bạn đang bị các bệnh liên quan tới dạ dày.

  • Miếng dán hoặc thuốc bôi giảm đau

Các miếng dán giảm đau có tác dụng giảm đau ngay tại vùng bị tổn thương. Với các thành phần như menthol, methyl salicylate… các miếng dán sẽ làm tiêu viêm, giảm sưng, làm giãn khí huyết bị tụ lại gây bầm tím.

Miếng dán ngoài da có tác dụng giảm đau tại chỗ 
Miếng dán ngoài da có tác dụng giảm đau tại chỗ

Nếu bạn bị dị ứng với một số thành phần trong thuốc uống, bạn nên sử dụng miếng dán hoặc thuốc bôi ngoài da để giảm đau nhanh chóng.

Ngăn ngừa đau lưng không cúi được

Để tránh tình trạng bị đau lưng không cúi được, bạn nên:

  • Không nên ngồi quá lâu một chỗ. Nên đứng lên vận động đi lại 5 phút sau mỗi 1 tiếng ngồi làm việc.
  • Làm việc đúng tư thế. Bạn nên ngồi thẳng lưng, tránh tư thế ngồi cong lưng sẽ gây cong vẹo cột sống.
  • Tránh bê vác nặng. Đối với những người lao động nặng, nên chia nhỏ khối lượng công việc hoặc nhờ sự trợ giúp của người khác.
  • Khởi động kỹ trước khi tập thể dục thể thao. Đây là cách để giúp bạn tránh được các chấn thương không mong muốn trong tập luyện.
  • Thực hiện lối sống khoa học. Bạn nên đi ngủ sớm, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, ăn uống các loại thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Bạn nên hạn chế uống rượu bia, ăn đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Vì các loại thức ăn này không có chất dinh dưỡng để xương khỏe mạnh. Về lâu về dài, xương, cột sống bị lão hóa và gây ra các bệnh lý xương khớp kể trên.

Đau lưng không cúi được là dấu hiệu của một số loại bệnh lý hoặc do bạn thực hiện các tư thế sai cách. Bệnh gây ra những khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Vì vậy, bạn nên đi kịp thời đi khám để phát hiện nguyên nhân, tìm cách chữa trị phù hợp. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng tránh để không mắc bệnh.

Click đọc ngay:

5/5 - (1 bình chọn)

Chữa xương khớp KHÔNG DÙNG THUỐC với phác đồ Đông phương Liệu Cốt khang đang được đánh giá rất cao và được coi như một bước đột phá mới. Các liệu pháp này đã giúp cho hàng ngàn người bệnh xương khớp thoát khỏi nỗi đau nhức ám ảnh dai dẳng lâu năm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *