Đau lưng trên là bệnh gì? Cách giảm đau và điều trị

Đau lưng trên ít gặp hơn đau thắt lưng nhưng cũng là một hiện tượng cần phải quan tâm sát sao. Người bệnh cần đi khám sớm, tránh để bệnh dai dẳng lâu ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ tại sao ta cần phải đặc biệt theo dõi chứng bệnh này cũng như cách điều trị, phòng ngừa tốt nhất.

Đau lưng trên là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết?

Đau lưng trên là hiện tượng đau vùng dọc sống lưng từ dưới cổ chạy dài theo hết xương sườn. Đa số đau lưng trên là hiện tượng căng cơ do vận động mạnh gây ra tuy nhiên đó cũng có thể do nhiều bệnh lý gây ra.

Đau lưng trên được xếp vào bệnh xương khớp do những cơn đau thường là do đĩa đệm, khớp, xương, dây chằng gây ra. Đau lưng trên ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh dù là dạng cấp tính vài ngày hay mãn tính suốt đời.

Bệnh còn được chia ra thành đau lưng khu vực bên trái, đau lưng khu vực bên phải, đau lưng ở giữa khi xét theo vị trí đau.

Đau lưng trên gây cản trở hoạt động thường ngày, công việc của người bệnh
Đau lưng trên gây cản trở hoạt động thường ngày, công việc của người bệnh

Thông thường người bệnh sẽ có một số triệu chứng như đau nhói phần lưng, các cơ bị co thắt, đau nhức mỏi lưng trên, lưng bị yếu đi ngay cả khi không bị tác động.

Trong trường hợp vận động thì sẽ có thêm cảm giác nóng bỏng tại phần lưng đau, tê bì. Nếu chỉ đau nhẹ do kẹp dây thần kinh thì chỉ cần nghỉ ngơi cố định lại một chút là có thể khỏi ngay.

Nguyên nhân gây đau lưng trên?

Đau lưng trên không tự xuất hiện mà sẽ có những tác động gây ra bệnh trong đó là nhóm nguyên nhân gây đau trực tiếp và nhóm nguyên nhân gây đau gián tiếp.

Nguyên nhân trực tiếp gây đau lưng trên

Đây là các nguyên nhân do cơ học gây nên hoặc những tổn thương trực tiếp tới vùng lưng trên của người bệnh. Những nguyên nhân này mang tính nhất thời hay cấp tính, nếu điều chỉnh và chữa trị ngay thì có thể khỏi hẳn và không tái diễn.

  • Đeo xách ba lô nặng

Trường hợp này hay gặp ở các em học sinh phải mang nhiều sách vở hoặc dân công sở đi làm mang theo laptop. Theo đó, ba lô khiến siết chặt vùng cổ vai gáy dẫn đến máu không thể lưu thông. Đồng thời sức nặng của ba lô gây ra những áp lực lên phần vai, cột sống gây ra chứng đau nhức.

  • Không khởi động trước khi vận động mạnh

Trường hợp này gặp ở những người chơi thể thao. Khi không khởi động kĩ các khớp mà vận động mạnh như chạy nhảy, bơi lội,… sẽ khiến các khớp cột sống không kịp thích nghi và có thể gây trật dây thần kinh, dây chằng và tạo nên các cơn đau lưng trên. Ngay cả các khớp tay chân cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Rất nhiều người bỏ qua bước khởi động trước khi tập thể dục, vận động
Rất nhiều người bỏ qua bước khởi động trước khi tập thể dục, vận động
  • Bê đồ vật sai tư thế

Trường hợp này có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường xuyên nhất là những lao động nặng thiên về thể chất, bốc vác. Vì công việc thường xuyên phải tiếp xúc với vật nặng và làm với tần suất lớn nên cột sống của họ rất dễ bị tổn thương và hay xảy ra tình trạng bê đồ vật sai tư thế. Thông thường dây thần kinh sẽ bị kẹp vào giữa các khớp gây đau dọc sống lưng.

  • Do chấn thương trực tiếp gây ra

Những chấn thương từ công việc hay tai nạn trực tiếp lên vùng vai gáy, lưng trên đều gây ra hiện tượng đau.

  • Do ít vận động

Nếu vận động quá nhiều có thể gây đau lưng trên thì ít vận động cũng gây ra hiện tượng tương tự. Khi ta chỉ ngồi một chỗ, lưng sẽ trở nên cứng, kém hoạt động, giảm độ đàn hồi của đĩa đệm và khiến đau sau thời gian dài.

  • Căng cơ lưng

Khi đột ngột với, hoặc vận động quá mức các cơ sẽ sẽ bị căng và gây ra đau lưng trên. Hiện tượng này cũng có thể do không khởi động trước khi vận động mạnh.

  • Giãn dây chằng

Đây cũng là hiện tượng phát sinh khi vận động nhiều, vận động quá mức, khi đó dây chằng bị tổn thương và giãn ra khiến ta đau đớn, nếu không xử lý sớm còn có thể dẫn tới tình trạng đứt dây chằng.

Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân như hao mòn mô do tuổi tác, vận động, nghề nghiệp; gãy xương – rạn xương hoặc do hậu phẫu thuật.

Nguyên nhân gián tiếp gây đau lưng trên

Đây là các nguyên nhân bệnh lý tạo nên hiệu ứng phụ là đau lưng trên. Khi điều trị khỏi các bệnh này thì tình trạng bệnh sẽ hết. Tuy nhiên, người bệnh cần rất nhiều thời gian để điều trị và có những bệnh chỉ có thể điều trị khi ở thể nhẹ, nếu đã diễn tiến thành mãn tính thì rất khó chữa.

  • Thoát vị đĩa đệm lưng trên

Giữa các khớp của cột sống luôn có một miếng “đệm lót” giúp các khớp có thể linh hoạt gập cúi hay ngửa mà không va chạm vào nhau đó chính là các miếng đĩa đệm.

Đĩa đệm giúp xương sống của chúng ta trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn. Và khi bị thoát vị đĩa đệm thì tức là miếng đĩa đệm này đang bị tổn thương và khiến các khớp va chạm, đè nén lên hệ thống rễ thần kinh và gây đau đớn nhất là khi ta vận động.

Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng trên
Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng trên

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất trong các bệnh lý gây ra tình trạng đau lưng trên và đau thắt lưng. Thoát vị có thể xảy ra ở độ tuổi ngoài 20 thậm chí là bẩm sinh.

Bệnh lý này có 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính. Nếu được điều trị chu đáo, chuẩn chỉnh ngay từ khi bệnh mới nhen nhóm xuất hiện thì người bệnh sẽ không phải đối diện với chứng đau lưng suốt đời hay đau mỗi khi thời tiết biến chuyển thất thường.

  • Thoái hoá các đốt cột sống

Bên cạnh thoát vị đĩa đệm thì thoái hóa cột sống cũng là nguyên nhân thường gặp khác gây ra triệu chứng đau lưng trên. Thoái hóa các đốt sống cổ, các đốt sống lưng trên đều gây ra đau đớn, tê bì do tác động tới các dây thần kinh và khu vực đĩa đệm. Thoái hóa cũng gây ra vôi hóa và dính khớp, ảnh hưởng tới đĩa đệm.

  • Gai cột sống

Đây là một dạng của thoái hóa cột sống với hiện tượng có xương mọc ra phía lưng của xương sống. Gai cột sống gây chèn ép, ma sát lên các dây thần kinh, dây chằng ở cột sống cũng như các dây thần kinh ở mô mềm nên cảm giác đau đớn sẽ tăng gấp bội so với các hiện tượng khác.

  • Loãng xương

Hay còn gọi là xương xốp do xương cứ mỏng dần thường gặp ở người cao tuổi hay phụ nữ mãn kinh và trở nặng hơn khi càng lớn tuổi.

Loãng xương gây ra gù lưng, gãy lưng và những vết gãy thậm chí không thể tự lành. Khi bị loãng xương ngay cả những tác động nhẹ cũng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, bứt rứt.

  • Đau dây thần kinh liên sườn

Trên xương sườn có 12 cặp dây thần kinh và khi bị tổn thương, chèn ép các dây thần kinh phía trên sẽ tạo ra cảm giác đau phần mạn sườn trái, phải gọi là đau dây thần kinh liên sườn. Thông thường thoái hóa đốt sống ngực sẽ gây ra hiện tượng này hoặc do zona.

  • Lao

Vi khuẩn lao tấn công tại khu vực ngực, cột sống sẽ gây ra hiện tượng mục xương, phá hủy mạch máu và gây đau đớn cho người bệnh. Đây là bệnh lý nguy hiểm nếu điều trị muộn thì rất dễ chuyển thành liệt cột sống.

  • Do các bệnh phổi

Bao gồm viêm phổi, lao phổi, phù phổi, xơ hoá phổi,… Chúng đều kéo theo việc đau thắt vùng ngực và lưng trên đặc biệt là khi ho, hắt xì. Người bệnh sẽ rất khó khăn khi thở, vận động.

  • Do các bệnh tim mạch

Bao gồm đau tim, đau thắt ngực,… Giống như các bệnh về phổi, các bệnh tim mạch cũng gián tiếp gây ra đau tê phần lưng đặc biệt là khu vực bên trái vùng tim.

Đau lưng trên có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu dựa trên các nguyên nhân đã được liệt kê ta có thể nhận thấy rằng đau lưng trên có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu do bệnh lý gây ra và khi kéo dài mãn tính.

Các bệnh lý gây ra đau lưng trên đều hết sức nguy hiểm và đe dọa trực tiếp tới sự vận động hàng ngày của người bệnh, thậm chí người bệnh có thể bị liệt từ ngực trở xuống nếu không được điều trị đúng cách.

Hãy đi khám ngay khi có các biểu hiện sau
Hãy đi khám ngay khi có các biểu hiện sau

Ngay khi có những biểu hiện đau lưng trên ta không nên tự ý chữa trị mà hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín đặc biệt nếu kèm theo các dấu hiệu như sau:

  • Tê yếu ở các chi.
  • Khó thở, hơi thở đứt quãng, đau khu vực tim, phổi.
  • Không thể tự chủ khi buồn tiểu tiện, đại tiện.
  • Xuất hiện tình trạng ốm sốt không rõ nguyên nhân.
  • Đau dữ dội vào ban đêm khiến không thể thở, không thể ngủ.
  • Chấn thương mạnh khi chơi thể thao, tai nạn.
  • Ngứa ngáy, tê bì vùng tay chân.
  • Sốt.

Đó là các triệu chứng kèm theo của các bệnh nguy hiểm như thoái hóa, lao, viêm cơ tim, viêm phổi,… Nếu không được điều trị sớm thì bệnh nhân có thể xuất hiện chuyển biến xấu.

Cách điều trị đau lưng trên hiệu quả nhất hiện nay

Để điều trị đau lưng trên người bệnh cần đến khám trực tiếp tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín vì đây là bệnh về xương khớp nếu không điều trị chính xác thì mang lại các hậu quả, chấn thương lâu dài.

Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra những thông tin có giá trị tham khảo để người bệnh nắm được quy trình khám và điều trị.

Điều trị đau lưng trên với Tây y

Đây là phương pháp tốt nhất, nhanh nhất giúp người bệnh có thể khắc phục tình trạng bệnh. Lưu ý rằng để thành công, người bệnh cần tuân thủ 100% theo phác đồ điều trị.

Chẩn đoán:

  • Trước hết, bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng bằng cách xem vùng đau cùng tiền sử bệnh, bệnh lý nền của bệnh nhân để xác định nguyên nhân dẫn tới đau lưng trên.
  • Tiếp tới, thông qua những bài kiểm tra vận động, thể chất nhẹ bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương, khả năng phản xạ, sự linh hoạt, sức mạnh của hệ cơ, xương, dây thần kinh vận động của bệnh nhân.
  • Sau đó, phương pháp chẩn đoán chụp chiếu giúp bác sĩ có thể nhận diện được những tổn thương trong cơ thể bệnh nhân một cách trực quan và chính xác. Bác sĩ có thể dùng chụp x-quang, chụp cắt lớp, MRI.
  • Cuối cùng, bác sĩ sẽ tổng kết lại nguyên nhân, tình trạng và phương hướng điều trị cho bệnh nhân một cách chính xác và khách quan nhất.

Phương pháp điều trị:

Để điều trị bác sĩ sẽ tập trung vào 2 phần: giảm đau để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, có thể hoạt động ở mức nhẹ tới bình thường và điều trị nguyên nhân để dứt điểm bệnh.

Các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật, chỉnh hình và nắn xương.

Đối với thuốc, bác sĩ sử dụng thuốc để giảm tải các cơn đau như:

  • Thuốc giảm đau OTC không kê đơn thuộc nhóm không chứa steroid và paracetamol.
  • Thuốc giảm đau kê đơn như Morphine sử dụng trong tiêm truyền phẫu thuật, Oxycodone, Codeine, Hydrocodone.
  • Thuốc giãn cơ giảm đau, gây tê, giảm co thắt các cơ cục bộ được kê tùy theo trường hợp.

Thuốc giảm đau có hiệu quả nhanh nhưng không được lạm dụng và sử dụng đúng theo liều lượng được bác sĩ quy định.

Vật lý trị liệu giúp người bệnh có thể tái hoạt động và giúp hoạt động cơ bắp, xương dễ dàng hơn. Thông thường vật lý trị liệu dùng cho các trường hợp tai nạn, chấn thương do thể thao, công việc, rối loạn chức năng của xương khớp.

Phương pháp này được bác sĩ chỉ định để giúp người bệnh bớt lạm dụng tới thuốc, hạn chế phẫu thuật, cân bằng chức năng xương khớp đĩa đệm,… Vật lý trị liệu cho đau lưng trên có thể bao gồm:

  • Vật lý trị liệu chỉnh hình xương khớp, dây chằng, dây thần kinh, mô liên kết.
  • Trị liệu lão khoa đối với người cao tuổi có bệnh nền và bị loãng xương, viêm khớp, rối loạn thăng bằng, không tự chủ.
  • Trị liệu thần kinh với trường hợp tổn thương cột sống nặng, tê liệt.
  • Phục hồi sàn chậu với trường hợp bệnh nhân không tự chủ được tiểu tiện, đại tiện.
  • Kích thích điện giảm đau, tăng hoạt cơ xương.
  • Siêu âm và siêu âm trị liệu giúp làm nóng cơ, điều trị ổ viêm.

Điều trị đau lưng trên với Đông y

Đau lưng trên được xếp là bệnh “Yêu thống” trong Đông y. Không khác Tây y, Đông y cũng quan niệm Yêu thống do nhiều nguyên nhân gây ra như phong hàn thấp từ bên ngoài, huyết ứ do vận động sai cách, thoái hoá cột sống,…

Và bác sĩ, lương y cũng cần kiểm tra lâm sàng để chẩn đoán bệnh một cách chính xác, sau đó áp dụng các phương pháp như sử dụng thuốc, xoa bóp, châm cứu phục hồi chức năng cho người bệnh.

Để điều trị Đông y sẽ tiến hành điều trị theo hướng loại bỏ hàn khí, phân tán gió, lưu thông đường máu kết hợp điều trị nguyên nhân gây bệnh. Đối với thuốc uống, phải tùy vào nguyên nhân và tình trạng mới có thể kê đơn thuốc chính xác cho người bệnh.

Điều trị bệnh bằng phương pháp Đông y
Điều trị bệnh bằng phương pháp Đông y

Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc như sau:

  • Mã tiền: Mã tiền là vị thuốc quý nhưng có chứa độc tính có tác dụng tích cực trong điều trị các bệnh về xương khớp như phong thấp, đau viêm khớp, biến dạng xương khớp, cắt giảm cơn đau từ dây thần kinh, tê liệt.
  • Độc hoạt: Giúp định thần, kháng viêm và giảm đau vô cùng hiệu quả. Ngoài ra đây là vị thuốc ức chế được vi khuẩn lao trong trường hợp lao cột sống.
  • Thổ phục linh: Thổ phục linh giúp phục hồi xương khớp, chống lại các dạng viêm, thấp khớp và giảm đau hiệu quả.
  • Đỗ trọng: Giúp kháng viêm, giảm đau, diệt khuẩn, tăng miễn dịch trong cơ thể và giãn cơ trong thời gian ngắn.
  • Đương quy: Tác dụng hoạt huyết giúp lưu thông máu, giảm đau cơ xương vô cùng hiệu quả.

Bên cạnh đó các phương pháp châm cứu, xoa bóp ấn huyệt, diện chẩn sẽ được áp dụng tuỳ vào vùng đau của người bệnh.

Hỗ trợ điều trị với mẹo chữa tại nhà

Khi những cơn đau hành hạ bạn, hãy tham khảo thêm một số mẹo sau đây để giảm đau nhanh, kịp thời. Dù không dùng thuốc nhưng khi áp dụng bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.

  • Chườm lạnh

Chườm lạnh giúp giảm sưng do chấn thương, giảm đau nhanh chóng. Hãy chuẩn bị một ít đá lạnh cuốn trong khăn, túi chườm rồi áp lên vùng bị đau. Đây là cách sơ cứu nhanh cho người bị tai nạn, chấn thương do vận động mạnh.

  • Chườm nóng

Chườm nóng giúp máu huyết lưu thông, xương khớp được kéo giãn. Để thực hiện ta sẽ dùng 2 – 3 bó ngải cứu và muối. Sao chúng lên khi ngải cứu trở vàng rồi cho vào khăn chườm nóng lên vùng bị đau.

Đây là cách làm rất tốt cho sức khỏe, người cao tuổi có thể áp dụng thường xuyên cho mọi vị trí đau bao gồm lưng, khớp nối tay chân,…

  • Kéo giãn lưng

Phương pháp tác động vật lý lên vùng bị đau một cách rất nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả cấp tốc. Cuốn một chiếc khăn tắm lớn thành hình trụ, đặt ngang lưng rồi nằm trườn lên, tác động trực tiếp vào vùng bị đau.

  • Uống nước đinh lăng

Đinh lăng thường được nghe với tác dụng lợi sữa cho các mẹ sau sinh nhưng trên thực tế loại cây này có rất nhiều công dụng bao gồm cả chữa đau lưng.

Theo nghiên cứu dinh dưỡng, đinh lăng có chứa Saponin – một hoạt chất giúp chống viêm cả hai giai đoạn cấp tính và mãn tính, không chỉ vậy hoạt chất này cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tránh tích tụ mỡ gây bệnh. Xét trên quan niệm của Đông y, đinh lăng có tính dương nên có thể điều trị rất tốt.

Ta chuẩn bị 1 nắm rễ đinh lăng khô bằng cách mua sẵn hoặc phơi/ sao khô đinh lăng tươi cùng một 1 lít nước. Đun lá đinh lăng với tới khi thật sôi, chia thành 3 lượng bằng nhau để uống sau mỗi bữa chính. Kiên trì thực hiện sẽ thấy các chứng đau nhức giảm dần.

Cách phòng ngừa đau lưng trên hiệu quả

Bên cạnh cách điều trị, ta cần quan tâm tới cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nên áp dụng ngay từ khi còn trẻ để tạo ra những thói quen lành mạnh tốt cho cột sống. Hãy luôn giữ tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh!

  • Ăn uống đủ chất để tránh tình trạng loãng xương, nên chọn ăn cá, hải sản và nhiều rau củ thay vì thịt đỏ và tinh bột. Cố gắng ăn các món nhạt và nấu chín bằng cách hấp, luộc.
  • Hạn chế ăn đường ngọt, muối mặn.
  • Tập thể dục thể thao điều độ, chú ý khởi động trước khi tập.
  • Bê vác đồ vật đúng tư thế, hạn chế với, kiễng.
  • Không ngồi đứng giữ nguyên tư thế khá lâu, hãy đi lại thêm, vặn mình thêm để các khớp được thư giãn.
  • Sử dụng đệm ngủ mềm vừa phải không quá cứng hoặc quá mềm để xương sống không bị cong vẹo. Hạn chế nằm sấp.
  • Khi có dấu hiệu bệnh cần thăm khám ngay, không chờ bệnh tự hết, không tự chữa bệnh.

Trên đây là những thông tin về đau lưng trên, đau lưng trên có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm và người bệnh nên đặt lịch khám sớm. Những cơn đau do bệnh gây ra sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động thường ngày của người bệnh và nếu không điều trị ngay, người bệnh có thể bị đau suốt đời thậm chí là liệt người.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (2 bình chọn)

Tin xem thêm

Chữa xương khớp KHÔNG DÙNG THUỐC với phác đồ Đông phương Liệu Cốt khang đang được đánh giá rất cao và được coi như một bước đột phá mới. Các liệu pháp này đã giúp cho hàng ngàn người bệnh xương khớp thoát khỏi nỗi đau nhức ám ảnh dai dẳng lâu năm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *