Mẹo chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ – Mẹ nên biết
Nội dung bài viết
Chữa táo bón bằng lá hẹ cho trẻ có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả tích cực nếu được áp dụng đúng cách. Thành phần chất xơ dồi dào trong lá hẹ khi được bổ sung vào cơ thể sẽ kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ nước tại đường ruột giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân, từ đó việc đi tiêu sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của lá hẹ và cách áp dụng để chữa táo bón cho trẻ giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.
Táo bón là triệu chứng thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện đặc trưng là số lần đi tiêu ít hơn bình thường, phân khô cứng khiến việc đi đại tiện của trẻ diễn ra khó khăn, phân có lẫn máu,… Đa số các trường hợp trẻ bị táo bón đều do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống thiếu khoa học, tác động tiêu cực từ tâm lý, tác dụng phụ của thuốc Tây y,… Dùng lá hẹ để cải thiện chứng táo bón cho trẻ là mẹo dân gian được rất nhiều bậc phụ huynh áp dụng tại nhà.
Dùng lá hẹ chữa táo bón cho trẻ có được không?
Hẹ là cây thân thảo sống lâu năm thường mọc thành bụi. Cây hẹ có chiều cao chỉ từ 20 – 40cm, thân có màu xanh và lá thì mọc từ gốc lên. Cây hẹ rất dễ sinh trường phát triển, chúng là loại thực vật sinh sản vô tính có thể tự sinh ra cây con bằng hình thức tách chồi. Loại cây này sinh trưởng phát triển mạnh mẽ ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta, cây hẹ thường mọc hoang dại ở vùng ven đường hoặc bờ ruộng, ngoài ra loại cây này còn được trồng phổ biến trong nông nghiệp để thu làm thuốc và thực phẩm.
Dùng lá hẹ chữa bệnh táo bón là mẹo dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng rộng rãi. Ghi chép trong Tài liệu y học cổ truyền cho biết, đây là dược liệu có vị cay ngọt, tính ấm và không chứa độc tố gây hại cho sức khỏe. Nếu sử dụng vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả giải độc, tán ứ, giảm đau tức bụng và cải thiện chứng táo bón. Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, lá hẹ có chứa rất nhiều thành phần dược tính có tác động tích cực đến sức khỏe như đa dạng vitamin, canxi, photpho, chất xơ, thiamin, riboflavin,…
Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, sau khi đi vào cơ thể thì thành phần dược tính trong lá hẹ sẽ có công dụng tiêu diệt các loại tác nhân gây hại tại đường ruột (như nấm, vi khuẩn,…), giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, hẹ còn được biết đến là thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, đây là thành phần dưỡng chất thiết yếu đối với hệ tiêu hóa giúp loại bỏ chứng táo bón một cách hiệu quả.
Dùng lá hẹ chữa táo bón cho trẻ em là phương pháp rất an toàn và có thể mang lại kết quả khả quan. Thành phần dưỡng chất trong lá hẹ sẽ đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra, việc đi tiêu diễn ra thuận lợi giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên hiệu quả điều trị mà phương pháp này mang lại rất chậm, mẹ cần phải cho trẻ sử dụng trong thời gian dài mới phát huy được công dụng. Khi áp dụng để cải thiện chứng táo bón, dựa vào độ tuổi của trẻ mà bạn nên điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Hướng dẫn chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ
Dùng lá hẹ chữa táo bón cho trẻ em có nguồn gốc từ xa xưa và được lưu truyền cho đến ngày nay thông qua hình thức truyền miệng. Thành phần chất xơ dồi dào trong lá hẹ sẽ có công dụng nhuận tràng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Dưới đây là tổng hợp các cách trị táo bón cho trẻ bằng lá hẹ mang lại hiệu quả cao bạn có thể tham khảo:
Uống nước ép lá hẹ tươi
Cho trẻ uống nước lá hẹ tươi là phương pháp đơn giản nhất giúp cải thiện chứng táo bón ở trẻ nhỏ. Uống nước lá hẹ sẽ bổ sung hàm lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, kích thích nhu động ruột và đẩy lùi chứng táo bón. Mẹ có thể áp dụng cách này để cải thiện chứng táo bón cho trẻ theo hướng dẫn dưới đây:
– Cách thực hiện:
- Lấy vài lá hẹ tươi đem đi rửa sạch với nước để loại bỏ hết bụi bẩn, sau đó cho vào nước muối loãng ngâm 15 phút để sát khuẩn.
- Vớt lá hẹ ra rửa sạch với nước một lần nữa, sau đó cho vào cối giã này và vắt lấy nước. Hòa nước cốt lá hẹ tươi với 100ml nước ấm và cho bé uống hết.
- Cho bé uống nước ép lá hẹ 1 lần/ngày, áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Ngâm hậu môn bằng nước lá hẹ
Bên cạnh việc uống nước lá hẹ tươi mẹ có thể kết hợp ngâm hậu môn cho trẻ giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Ngâm nước lá hẹ sẽ có tác dụng làm giãn nở cơ vòng hậu môn, làm mềm phân và giúp quá trình đẩy phân diễn ra dễ dàng hơn. Khi cho bé ngâm hậu môn trị táo bón, mẹ cần chú ý đến nhiệt độ của nước để tránh gây bỏng da trẻ.
– Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá hẹ tươi còn nguyên gốc đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hết đất cát bám quanh.
- Tiếp đó cho lá hẹ vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước trên lửa lớn. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu đợi cho nguội bớt, sau đó cho bé dùng để ngâm hậu môn. Khi nước nguội hoàn toàn thì mẹ dùng nước này để rửa hậu môn cho trẻ
Bổ sung lá hẹ vào chế độ ăn uống
Hẹ cũng là một loại thực phẩm được sử dụng khá phổ biến trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người Việt, mẹ có thể tận dụng điều này để cải thiện chứng táo bón cho trẻ. Dưới đây là cách chế biến một số món ăn từ lá hẹ tốt cho hệ tiêu hóa mẹ có thể tham khảo và nấu cho bé ăn:
Canh hẹ nấu nấm bào ngư
– Nguyên liệu:
- 100 gram nấm bào ngư trắng
- 20 gram lá hẹ tươi
- 1 cây tàu hủ non
- 2 trái cà chua chín
- Hành tím
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Nấm bào ngư cắt bỏ phần gốc, cho vào nước muối ngâm khoảng 15 phút. Tiếp đó rửa nấm quá 2 lần nước nửa rồi vắt ráo. Lá hẹ nhặt sạch đem đi rửa sạch với nước rồi cắt khúc ngắn. Cà chua rửa sạch rồi bổ thành hình múi cau.
- Hành tím lột vỏ băm nhuyễn rồi cho ra bát, tàu hủ non cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn và hành băm vào phi thơm. Tiếp đó cho nấm vào xào cùng với một ít gia vị cho thấm.
- Đổ lượng nước vừa đủ nấu canh vào, cho tàu hủ và cà chua vào nấu chung. Khi nước sôi lên thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn, thả lá hẹ vào rồi tắt bếp. Múc canh ra bát và cho bé sử dụng ngay khi canh còn nóng.
Tôm tươi xào lá hẹ
– Nguyên liệu:
- 1/2 kg lá hẹ tươi
- 1/2 kg tôm tươi
- 2 củ hành tím
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Lá hẹ sau khi mua về nhặt bỏ hết lá bị dập và vàng úa, đem rửa sạch sẽ qua nhiều lần nước rồi vớt ra để cho ráo nước. Tiếp đó dùng dao thái lá hẹ thành khúc ngắn vừa ăn.
- Tôm lột bỏ phần vỏ cứng xung quanh, rút chỉ đen trên lưng rồi rửa sạch với nước. Thái nhỏ thịt tôm, cho vào bát ướp cùng với gia vị khoảng 15 phút cho thấm.
- Hành củ lột vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn. Cho hành vào trong chảo cùng một ít dầu ăn để phi thơm. Khi hành dậy mùi thì cho thịt tôm vào đảo đều.
- Khi thịt tôm vừa chín tới thì cho lá hẹ vào xào chung, khi hai nguyên liệu trên chín thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Dọn món ăn ra đĩa và cho bé sử dụng chung với cháo trắng ngay khi còn nóng.
Chữa táo bón cho trẻ bằng hạt hẹ
Ngoài lá hẹ thì hạt hẹ cũng là dược liệu có khả năng điều trị chứng táo bón rất tốt. Thành phần flavonoid, chất xơ và nhiều hoạt chất khác trong hạt hẹ khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng nhuận tràng và kích thích tiêu hóa. Bạn có thể tận dụng hạt hẹ trị chứng táo bón cho trẻ theo hướng dẫn dưới đây:
– Cách thực hiện:
- Hạt hẹ sau khi mua về đem rửa sạch và để cho ráo nước. Rang vàng toàn bộ số hạt hẹ trên rồi tán thành bột mịn, sau đó cho bột hạt hẹ vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần.
- Mỗi ngày mẹ lấy khoảng 5 gram bột hạt hẹ pha với 1 cốc nước ấm và cho bé uống. Thực hiện cách này 3 lần/tuần, sử dụng liên tục trong 10 ngày sẽ thấy triệu chứng táo bón giảm hẳn.
Lưu ý khi dùng lá hẹ chữa táo bón cho trẻ
Hiệu quả mang lại của phương pháp trị táo bón bằng lá hẹ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, khả năng hấp thu của cơ thể, thói quen dinh dưỡng hàng ngày,… Để quá trình chữa táo bón cho trẻ bằng phương pháp này có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ không mong muốn thì mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
- Dùng lá hẹ chỉ có thể cải thiện triệu chứng táo bón một cách tạm thời giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn. Trường hợp bé bị táo bón nặng hoặc táo bón do bệnh lý gây ra thì tốt nhất mẹ nên đưa bé đi điều trị chuyên khoa.
- Dùng lá hẹ trị táo bón rất an toàn đối với sức khỏe do thành phần dược tính trong chúng khá thấp, cũng vì thế mà hiệu quả mà hiệu quả mang lại rất chậm. Vì thế mẹ cần kiên trì cho bé sử dụng trong thời gian dài.
- Không dùng lá hẹ trị táo bón cho trẻ nếu trẻ bị dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính có trong cây hẹ. Trước khi dùng lá hẹ chữa táo bón cho trẻ mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia về cách dùng và liều lượng phù hợp với cơ địa và độ tuổi của trẻ.
- Trong quá trình sử dụng hẹ điều trị chứng táo bón cho trẻ thì mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm kiêng kỵ với lá hẹ như bí đỏ, mật ong, rượu trắng, sữa chua, thịt dê,…
- Không dùng lá hẹ trị táo bón cho những trẻ bị nóng trong, vào những ngày nắng nóng mẹ cũng nên hạn chế áp dụng phương pháp này để trị táo bón cho trẻ.
- Bên cạnh đó, mẹ cũng nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt của trẻ theo hướng tích cực. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả mang lại và đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
Trên đây là hướng dẫn trị táo bón cho trẻ em bằng lá hẹ mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Lá hẹ là dược liệu tự nhiên an toàn đối với sức khỏe, nhưng bạn không được cho bé sử dụng quá nhiều để tránh gây ra tác dụng phụ. Khi trẻ bị táo bón tốt nhất mẹ vẫn nên đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa, tìm ta chính xác nguyên nhân để được bác sĩ hướng dẫn tư vấn phương pháp cải thiện phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!