Cách chăm sóc trẻ bị táo bón để nhanh khỏi
Nội dung bài viết
Trẻ em bị táo bón có thể cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Tuy nhiên đôi khi, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị táo bón để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
Thông tin cần biết về bệnh táo bón ở trẻ em
Táo bón thường là tình trạng gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi trẻ đang tập ngồi bô, thường vào khoảng 2 đến 3 tuổi. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu một số thông tin cơ bản về tình trạng này, chẳng hạn như:
1. Các triệu chứng táo bón ở trẻ em
Trẻ bị táo bón thường không thể nói về các triệu chứng. Do đó, cha mẹ và người chăm sóc có thể xác định tình trạng táo bón ở trẻ thông qua các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Trẻ đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần
- Phân của trẻ có kích thước lớn và cứng
- Phân vón cục hoặc có hình dạng như các viên tròn nhỏ
- Trẻ khóc, căng thẳng hoặc đau đớn khi đi đại tiện
- Chảy máu trong hoặc sau khi đi đại tiện
- Chán ăn, có dấu hiệu đau dại dày và được cải thiện ngay sau khi trẻ đi đại tiện
Nếu trẻ trên 1 tuổi, trẻ có thể xuất hiện dấu hiệu phân chảy nước (tiêu chảy) rò rỉ xung quanh phần phân cứng. Điều này cũng có thể là dấu hiệu táo bón ở trẻ nhỏ.
2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em
Táo bón ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:
- Không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau
- Không uống đủ nước và chất lỏng
- Không đi đại tiện ngay khi cần thiết hoặc có áp lực khi tập ngồi bô, bồn cầu
- Sữa công thức không phù hợp hoặc ăn dặm quá sớm
Nếu trẻ bị táo bón, trẻ có thể bị đau khi đi đại tiện, điều này có thể khiến trẻ có xu hướng không muốn đi đại tiện. Tình trạng này khiến táo bón trở nên nghiêm trọng hơn và gây khó khăn cho việc điều trị.
Cách chăm sóc trẻ bị táo bón để nhanh khỏi
Nếu trẻ có dấu hiệu táo bón, hãy đưa trẻ đến bệnh viện gặp bác sĩ nhi khoa. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Táo bón càng lâu, khả năng đi đại tiện bình thường khó thấp và nguy cơ dẫn đến các rủi ro càng cao. Do đó, đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Ngoài ra, không cho trẻ uống thuốc nhuận tràng mà không nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ thường đề nghị một số cách chăm sóc trẻ bị táo bón tại nhà trước khi chỉ định các phương pháp điều trị y tế. Cụ thể cách biện pháp bao gồm:
1. Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thường hiếm khi bị táo bón. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là ở trẻ bú sữa công thức hoặc ăn thức ăn rắn quá sớm (trước 4 tháng tuổi).
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng. Cách chăm sóc trẻ dưới 6 tháng tuổi bị táo bón bao gồm:
Tập thể dục:
Các động tác thể dục, chẳng hạn như xe đạp chân và các cử động chân khác có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
Cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể nhẹ nhàng di chuyển chân của trẻ khi trẻ nằm ngửa, mô phỏng theo động tác đi xe đạp. Điều này có thể giúp ruột hoạt động tốt hơn, giảm táo bón và hỗ trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Massage:
Các động tác massage cho trẻ sơ sinh là một trong những cách tốt và hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng táo bón. Đây là một trong những cách chăm sóc trẻ bị táo bón đơn giản nhất.
Cách massage cho trẻ như sau:
- Dùng ngón tay tạo hình tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng trẻ
- Hoặc xoa bóp nhẹ nhàng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ
- Giữa và ép chân trẻ về phía bụng
Tắm nước ấm:
Tắm nước ấm có thể hỗ trợ làm giãn cơ bụng và giúp trẻ hết căng thẳng. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu liên quan đến táo bón.
Thay đổi sữa công thức:
Táo bón ở trẻ bú sữa công thức là tình trạng phổ biến. Do đó, để giảm táo bón ở trẻ, hãy thay đổi loại sữa trẻ đang sử dụng. Tốt nhất, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi sữa cho trẻ.
Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ:
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn và dưới 6 tháng tuổi, chế độ ăn uống của mẹ có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Do đó, phụ nữ đang cho con bú nên tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc tìm hiểu các loại thực phẩm trẻ dị ứng và tránh tiêu thụ.
Bổ sung chất lỏng:
Thông thường trẻ sơ sinh không cần bổ sung chất lỏng. Bởi vì trẻ được cung cấp nước đầy đủ từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Tuy nhiên đối với trẻ bị táo bón, trẻ có thể cần bổ sung một lượng nhỏ các chất lỏng để hỗ trợ quá trình đại tiện.
Do đó, đôi khi bác sĩ có thể khuyến cáo cho trẻ sử dụng một lượng nước nhỏ hoặc nước hoa quả vào chế độ ăn uống của trẻ trên 2 – 4 tháng tuổi để cải thiện tình trạng táo bón.
2. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi
Trẻ trên 6 tháng tuổi bị táo bón có thể được điều trị dễ dàng, bởi vì trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc. Cụ thể, bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị một số cách chăm sóc trẻ bị táo bón trên 6 tháng tuổi như sau:
Cho trẻ ăn đu đủ:
Đu đủ là loại trái cây điều trị táo bón tại nhà hiệu quả. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ ăn đu đủ chín, xay nguyên để cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên không cho trẻ ăn quá nhiều đu đủ để tránh tình trạng tiêu chảy.
Bổ sung lê, mận, đào:
Các loại trái cây như lê, mận và đào để rất tốt để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Chất xơ trong trái cây có thể điều hòa nhu động ruột và giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.
Cha mẹ có thể cho trẻ bổ sung các loại trái cây này dưới dạng nghiền, xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ.
Cho trẻ uống nước ấm:
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, trẻ cũng có thể uống nước. Do đó, cha mẹ có thể cho trẻ uống các ngụm nước ấm đều đặn trong ngày để giảm các triệu chứng táo bón.
Nước hoa quả:
Các loại nước hoa quả giàu chất xơ là một cách cách chăm sóc trẻ bị táo bón hiệu quả và đơn giản. Các loại nước trái cây như táo, mận, nho đều có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
3. Thực phẩm cần tránh khi trẻ bị táo bón
Thay đổi chế độ ăn uống cũng là một cách chăm sóc trẻ bị táo bón hiệu quả cao và đơn giản. Do đó, nếu trẻ bị táo bón, cha mẹ nên tránh cho trẻ tiêu thụ một số loại thực phẩm, chẳng hạn như:
- Chuối, gạo và bánh mì nướng
- Khoai tây và cà rốt
- Các loại thực phẩm đã qua chế biến
- Thịt đỏ, như thịt bò hoặc thịt dê
- Các sản phẩm sữa hoặc có chứa sữa
4. Sử dụng thuốc khi cần thiết
Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc chống táo bón cho trẻ nếu các cách chăm sóc trẻ bị táo bón không mang lại hiệu quả điều trị. Cụ thể các loại thuốc bao gồm:
- Thuốc đạn glycerin: Thuốc được đặt trực tiếp vào hậu môn của bé để kích thích nhu động ruột.
- Thuốc nhuận tràng: Chỉ sử dụng thuốc nhuận tràng cho trẻ dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên môn.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị táo bón
Táo bón ở trẻ em có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi trẻ có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, cha mẹ nên đứa trẻ đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu, chẳng hạn như:
- Có máu trong phân
- Trẻ có vẻ khó chịu
- Trẻ có dấu hiệu đau bụng
- Tình trạng táo bón không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh đó, khi thực hiện cách chăm sóc trẻ bị táo bón, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Không phải tất cả các phương pháp chăm sóc tại nhà đều mang lại hiệu quả. Do đó, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần kiểm tra biện pháp nào phù hợp nhất với trẻ.
- Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau thời gian chăm sóc tại nhà, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
- Trẻ dưới một tuổi không nên sử dụng đường, sữa bò và mật ong.
- Kiểm tra dấu hiệu dị ứng nếu cho trẻ ăn dặm hoặc cho trẻ sử dụng bất cứ loại thực phẩm mới nào. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn một ít thực phẩm mới và quan sát trong một hoặc hai ngày để kiểm tra các phản ứng dị ứng.
- Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm rau củ quả và các nguồn cung cấp chất xơ khác.
- Tập cho trẻ thói quen ngồi bô hoặc đi đại tiện ngay sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ để tạo thói quen nhu động ruột khỏe mạnh.
Táo bón ở trẻ em có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu các cách chăm sóc trẻ bị táo bón và có kế hoạch điều trị phù hợp. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: 10+ cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh – Hiệu quả, an toàn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!