Viêm nang lông có lây không? Cách phòng ngừa

Viêm nang lông là tình trạng phổ biến, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các thông tin cơ bản, chẳng hạn viêm nang lông có lây không, để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Viêm nang lông có lây không
Tìm hiểu viêm nang lông có lây không để có biện pháp điều trị phù hợp

Thông tin cần biết về viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng các nang lông, thường do nhiễm trùng vi khuẩn gây ra. Về cơ bản, viêm nang lông có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào có các nang lông, ngay cả ở các vị trí nang lông thưa và mỏng, chẳng hạn như:

  • Da đầu
  • Mông
  • Cánh tay
  • Nạch
  • Chân

Viêm nang lông thường xuất hiện như các nốt mụn trứng cá hoặc các nốt phát ban nhỏ. Tình trạng này có thể xuất hiện độc lập hoặc ảnh hưởng đến nhiều nang lông cùng một lúc.

Viêm nang lông là tình trạng phổ biến nhưng thường phổ biến hơn ở một số đối tượng:

  • Sử dụng một số loại thuốc
  • Có một tình trạng bệnh gây suy yếu hệ thống miễn dịch
  • Sử dụng bồn tắm nước nóng
  • Thường xuyên mặc quần áo gây kích ứng da
  • Tóc hoặc lông xoăn hoặc thô do cạo, nhổ, tẩy lông
  • Thừa cân, béo phì

Viêm nang lông có lây không?

Trong hầu hết các trường hợp viêm nang lông không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên trong một số trường tình trạng này có thể lây lan.

Bệnh viêm nang lông có lây không
Viêm nang lông có lây không đôi khi có thể phụ thuộc vào loại viêm nang lông

Viêm nang lông có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Vi khuẩn có thể bắt đầu lây lan khi người bệnh gãi ngứa ở khu vực bị ảnh hưởng sau đó chạm vào các khu vực khác trong cơ thể hoặc dùng khăn, dao cạo chạm vào khu vực bệnh sau đó chuyển sang các vùng da khác trên cơ thể. Vi khuẩn gây viêm nang lông cũng có thể lây lan sang các khu vực lân cận.

Bên cạnh việc lây lan sang các bộ  phận khác của cơ thể, viêm nang lông cũng có thể lây từ người này sang người khác, mặc dù tình trạng này rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, một số tác nhân gây nhiễm trùng như tắm bồn tắm nước nóng có thể gây viêm nang lông và điều này có thể gây lây nhiễm.

Ngoài ra, viêm nang lông có thể lây từ người này sang người khác thông qua một số cách thức như:

  • Tiếp xúc da kề da
  • Sử dụng chung dao cạo hoặc khăn tắm
  • Tắm bồn tắm nước nóng, suối nước nóng hoặc hồ bơi

Ngoài ra, những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương thường có nguy cơ viêm nang lông cao hơn.

Các loại viêm nang lông và khả năng lây truyền

Mặc dù các loại biến thể của viêm nang lông thường có đặc trưng giống nhau, tuy nhiên có nhiều loại viêm nang lông khác nhau. Loại viêm nang lông cũng có thể xác định xem viêm nang lông có lây không. Cụ thể các loại viêm nang lông bao gồm:

1. Viêm nang lông do virus

Viêm nang lông do virus thường do Virus Herpes simplex, loại virus gây ra mụn rộp ở môi, gây ra. Đây là một dạng viêm nang lông không phổ biến, dẫn đến các nốt mụn sẽ gần giống với mụn rộp.

Loại viêm nang lông do Virus Herpes simplex có thể lây lan thông qua việc cạo lông.

2. Viêm nang lông do thuốc

Viêm nang lông do thuốc có đặc trưng tương tự như mụn trứng cá nhưng không có nhân mụn. Một số loại thuốc có thể dẫn đến loại viêm nang lông này bao gồm:

  • Isoniazid
  • Steroid
  • Liti
  • Một số loại thuốc co giật

Loại viêm nang lông này thường không có khả năng lây nhiễm.

3. Viêm nang lông do tụ cầu

Viêm nang lông do tụ cầu là một trong những loại viêm nang lông phổ biến nhất, phát triển khi da nhiễm khuẩn tụ cầu. Loại viêm nang lông này cũng có thể lây lan khi tiếp xúc cơ thể trực tiếp với người mắc bệnh.

Hình ảnh viêm nang lông
Viêm nang lông do tụ cầu có thể lây lan

Ở một số vùng da, tụ cầu có thể là sự hiện diện tự nhiên. Tuy nhiên, tụ cầu có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ da thông qua vết cắt hoặc vết thương hở. Nói chung, các vết dao cạo gây tổn thương da có thể dẫn đến viêm nang lông do tụ cầu. Tình trạng viêm nang lông này có thể lây nhiễm.

4. Viêm nang lông do nhiễm nấm

Nấm hoặc nấm men cũng có thể gây viêm nang lông. Tuy nhiên, nhiễm trùng nấm men được cho là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây viêm nang lông do nấm.

Viêm nang lông do nhiễm nấm đặc trưng bởi các nốt mụn mủ, gây ngứa ở phần trên của cơ thể, bao gồm cả mặt.

Viêm nang lông do nấm có thể lây lan. Đây cũng là một tình trạng mãn tính, có nghĩa là có thể tái phát hoặc khó điều trị dứt điểm.

5. Viêm nang lông trong bồn tắm nước nóng

Bồn tắm nước nóng và hồ bơi nước nóng (và một số nơi khác) có chứa vi khuẩn Pseudomonas không được làm sạch đúng cách. Ngoài ra, đôi khi nơi chứa clo không đủ mạnh, do đó không thể tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Viêm nang lông da đầu có lây không
Bồn tắm nước nóng có thể chứa vi khuẩn gây viêm nang lông

Vi khuẩn này có thể gây viêm nang lông với các đặc trưng như hình thành mụn đỏ, mụn mủ, ngứa hình thành trong vài ngày sau khi sử dụng bồn tắm nước nóng.

Tình trạng viêm nang lông này có thể lây lan đối với những người sử dụng bồn tắm nhiễm khuẩn hoặc khiến các triệu chứng viêm nang lông ở người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều trị viêm nang lông như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp viêm nang lông thường nhẹ và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, tình trạng này có thể cần được điều trị y tế dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Một số biện pháp khắc phục nhanh chóng và đơn giản có thể ngăn ngừa tình trạng viêm nang lông bao gồm hạn chế cạo lông, râu hoặc mặc quần áo thoáng mát. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị tại nhà, chẳng hạn như:

  • Chườm ấm: Đắp một miếng gạc ấm vào khu vực bị ảnh hưởng vài lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.
  • Sử dụng kem thoa hoặc sữa tắm không kê đơn: Trong nhiều trường hợp viêm nang lông do vi khuẩn, thuốc rửa kháng khuẩn không kê đơn, chẳng hạn như chlorhexidine hoặc benzoyl peroxide, có thể giúp giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tránh sử dụng chlorhexidine lên cổ. Ngoài ra, nếu người bệnh nghi ngờ nhiễm nấm, có thể sử dụng các loại thuốc chống nấm không kê đơn để cải thiện các triệu chứng.
  • Tắm nước ấm: Nước nóng có thể kích thích tình trạng viêm nang lông và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên sử dụng nước ấm hoặc mát khi tắm.
  • Tẩy lông bằng laser: Nếu tình trạng viêm nang lông tái phát, người bệnh có thể cân nhắc đến phương pháp triệt lông bằng laser để loại bỏ các nang lông.

Biện pháp phòng ngừa viêm nang lông

Viêm nang lông xảy ra khi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, do đó để phòng ngừa, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp làm thông thoáng các lỗ chân chân. Cụ thể, các biện pháp phòng ngừa viêm nang lông bao gồm:

1. Giữa vệ sinh

Tắm hàng ngày với xà phòng và nước ấm để làm sạch cơ thể, đặc biệt là khu vực đã từng bị viêm nang lông. Làm sạch da có thể ngăn ngừa tích tụ vi khuẩn và ngăn ngừa các triệu chứng viêm nang lông. Sau khi tắm lau khô bằng khăn sạch và tránh sử dụng chung khăn với người khác để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.

Bên cạnh đó, sử dụng nước nóng và chất tẩy rửa để giặt quần áo hoặc khăn tắm đã chạm vào khu vực viêm nang lông.

Cách trị viêm nang lông ở lưng
Vệ sinh cơ thể thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm nang lông

2. Mặc quần áo rộng rãi, khô ráo

Đôi khi viêm nang lông có thể xảy ra do mặc quần áo gây kích ứng da hoặc khi da cọ xát với quần áo gây ra. Do đó, mọi người nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để ngăn ngừa các tổn thương da.

Tránh các mắc các loại quần áo như quần áo yoga, quần bó để ngăn ngừa viêm nang lông.

Ngoài ra hạn chế mặc các loại quần áo cho phép hai đùi cọ xát vào nhau. Mặc quần soóc hoặc quần lót dài dưới váy hoặc quần rộng để tránh kích ứng. Bên cạnh đó, mặc áo phông có tay dài hơn để che vùng da dưới cánh tay.

Da ẩm ướt cũng có xu hướng dễ nhiễm trùng hơn. Do đó, mặc quần áo vải thoáng mát và hút ẩm để hạn chế tình trạng ẩm ướt da. Lau khô và thay quần áo ngay khi đổ mồ hôi nhiều hoặc khi quần áo ướt.

3. Tránh cạo lông

Một số loại viêm nang lông có thể xảy ra khi tổn thương da do cạo hoặc nhổ lông. Ngoài ra, cạo lông có thể gây kích ứng da, làm hở các nang lông, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây lông mọc ngược.

Do đó, người bệnh hạn chế cạo lông đến các các triệu chứng viêm nang lông được cải thiện hoàn toàn. Bên cạnh đó, khi cạo lông hoặc cạo râu nên sử dụng lưỡi dao sạch, sắc bén để tránh gây kích ứng da. Vệ sinh da bằng nước ấm và xà phòng trước và sau khi cạo lông.

4. Ngừng tẩy lông

Một số biện pháp tẩy lông như waxing có thể khiến các nang lông mở ra quá nhiều. Điều nà có thể dẫn đến tình trạng lông mọc ngược, nhiễm trùng da như viêm nang lông.

Người bệnh có thể cân nhắc các biện pháp triệt lông ít gây kích ứng da, chẳng hạn như sử dụng kem làm rụng lông.

Viêm nang lông có tự hết
Hạn chế tẩy lông để tránh kích ứng da và cải thiện tình trạng viêm lông

5. Tẩy lông bằng laser

Tẩy lông bằng laser có thể triệt lông vĩnh viễn trên cơ thể và ngăn ngừa viêm nang lông. Một số liệu pháp laser không phù hợp nếu người bệnh có làn da sẫm màu hoặc rám nắng. Trao đổi với bác sĩ da liễu về phương pháp tẩy lông bằng laser phù hợp.

Bên cạnh đó, tẩy lông bằng laser thường có chi phí tương đối cao.

6. Vệ sinh bồn tắm đúng cách

Viêm nang lông có thể phát triển từ bồn tắm nước nóng hoặc bể bơi không được vệ sinh phù hợp. Do đó, người bệnh nên vệ sinh bồn tắm định kỳ để tránh các rủi ro viêm nang lông. Nếu đi bơi, người bệnh cần kiểm tra chất lượng nước và công tác bảo trì ở hồ bơi. Ngoài ra không sử dụng hồ bơi, bồn tắm hoặc các suối nước nóng không đảm bảo vấn đề vệ sinh.

Bên cạnh đó, sau khi tắm bồn nước nóng, người bệnh nên tắm lại với vòi sen và xà phòng nhẹ để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

7. Thường xuyên giặt quần áo

Để phòng ngừa viêm nang lông, người bệnh nên thường xuyên giặt và sấy khô quần áo sau mỗi lần sử dụng. Không mặc lại quần áo cũ, bẩn hoặc quần áo ẩm ướt để ngăn ngừa viêm nang lông.

Thuốc trị viêm lỗ chân lông
Thường xuyên giặt quần áo để cải thiện các triệu chứng viêm nang lông 

Viêm nang lông khi nào đến gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp viêm nang lông có thể trở nên nghiêm trọng. Đôi khi người bệnh có thể cần điều trị y tế, chăng hạn như sử dụng thuốc kháng sinh theo toa, thuốc steroid và thậm chí là phẫu thuật (rất hiếm khi cần thiết).

Đi khám bác sĩ ngày nếu các triệu chứng viêm nang lông trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như:

  • Xuất hiện mụn đầu trắng xung quanh các nang lông
  • Mủ chảy ra từ các nang lông hoặc da
  • Các khu vực tổn thương đóng vảy
  • Sưng tấy
  • Xuất hiện các vết sưng lớn hoặc gây đau đớn nghiêm trọng
  • Rụng tóc hoặc một mảng lông lớn
  • Hình thành sẹo

Viêm nang lông là một tình trạng kích ứng da rất phổ biến. Đôi khi tình trạng này có thể lây lan sang các bộ phận cơ thể khác hoặc người khác, mặc dù tình trạng này không thường xảy ra. Các biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà có thể cải thiện các triệu chứng chẳng hạn như ngứa, đau đớn hoặc nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên nếu các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: 12+ cách trị viêm nang lông hiệu quả nhất tại nhà

5/5 - (2 bình chọn)

Bài thuốc An Bì Thang hiện đang được phân phối độc quyền tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Hàng ngàn người đã và đang sử dụng bộ sản phẩm này. Họ đánh giá sao về bài thuốc?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *