Hướng dẫn trị viêm nang lông ở lưng nhanh hết – Chi tiết
Nội dung bài viết
Người bị viêm nang lông ở lưng sẽ cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin khi mặc trang phục hở lưng, hở vai. Nếu điều trị sớm bạn sẽ đẩy lùi bệnh và còn tránh được nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.
Nguyên nhân, triệu chứng viêm nang lông ở lưng
Các nang lông có vi khuẩn tích tụ nhiều tấn công làm da bị nhiễm trùng được gọi là viêm nang lông. Thường loại bệnh này xuất hiện vào mùa hè và ai cũng có thể bị. Mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ được biểu hiện qua các triệu chứng.
Nguyên nhân viêm nang lông ở lưng có thể do:
- Cạo tẩy lông sai cách
- Vệ sinh lưng sau không sạch sẽ
- Tắm nước quá nóng
- Mặc đồ quá chật
- Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức
- Dùng nhiều thuốc Tây
- …
Khi bị viêm nang lông vùng lưng sẽ có những biểu hiện sau đây:
- Vùng lưng sẽ có nhiều nốt sần, nốt mẩn ngứa màu đỏ.
- Luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở lưng đặc biệt là vùng da bị tổn thương.
- Nốt sần hình thành nhọt. Nếu mụn nhọt bị vỡ sẽ làm chảy dịch mủ, rò rỉ máu tạo thành các vết loét.
- Phía sau lưng luôn có cảm giác nóng rát châm chích, thi thoảng sẽ bị đau nhẹ.
Cách trị viêm nang lông tại lưng nhanh hết
Bệnh viêm lỗ chân lông ở lưng không quá nguy hiểm nhưng cũng cần được điều trị để tránh nhiễm trùng sâu trong da. Một số trường hợp còn lây lan đến hạch bạch huyết, ăn sâu vào máu. Đời sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn trong công việc, sinh hoạt ngủ nghỉ hàng ngày.
Một vài cách trị viêm nang lông ở lưng nhanh khỏi mà bạn nên biết để chấm dứt tình trạng bệnh như sau:
Trị viêm nang lông ở lưng bằng Tây y
Ngay khi có dấu hiệu bị bệnh bạn nên đến ngay cơ sở y tế để điều trị. Bác sĩ chuyên môn sẽ giúp bạn sớm khắc phục được vấn đề này. Vậy khi nào cần đến gặp bác sĩ để điều trị?
- Khi bạn áp dụng mẹo chữa trị tại nhà nhưng không mang đến hiệu quả.
- Những nốt viêm sau lưng đã bị vỡ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng diện rộng.
- Lưng bắt đầu xuất hiện mụn mủ, mụn nhọt chảy dịch và rò rỉ máu.
- Xuất hiện triệu chứng sốt cao và mệt mỏi toàn thân.
Điều trị theo Tây y có thể dùng thuốc uống kết hợp với điều trị tại chỗ để ức chế tác nhân gây bệnh, kháng viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng diện rộng ở vùng da lưng bị tổn thương nặng.
Điều trị viêm nang lông tại chỗ
Bạn có thể dùng kem hydrocortisone để giảm ngứa và ức chế các phản ứng viêm. Hoặc dùng thuốc kháng sinh tại chỗ khi đang bị nhiễm trùng nhẹ do vi khuẩn gây ra.
Một số loại thuốc có chứa acid salicylic hoặc benzoyl peroxide cũng có thể sử dụng để điều trị. Với loại thuốc này thì bạn có thể mua tại tiệm thuốc mà không cần kê đơn. Để đảm bảo an toàn nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước.
Dùng thuốc uống điều trị bệnh
Thuốc uống điều trị bệnh chỉ được dùng kết hợp theo chỉ định để đẩy lùi bệnh và ngăn ngừa nguy cơ mắc những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ sẽ cho bạn uống kháng sinh để ức chế hoạt động của vi khuẩn, vi nấm, ngừa tình trạng nhiễm trùng da diện rộng. Những loại kháng sinh phổ biến được dùng nhiều là cephalexin, minocycline…
Trường hợp bệnh nặng thì dùng thuốc kháng viêm hoặc thuốc có công hiệu tác động đến hormone để cải thiện tình trạng bệnh được nhanh chóng.
Dù bạn dùng theo phương pháp nào cũng cần phải hỏi qua ý kiến bác sĩ. Không được tự ý sử dụng, nếu có tác dụng phụ sẽ khiến bệnh nặng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe và chi phí điều trị bệnh.
Chữa viêm nang lông ở lưng bằng Đông y
Nhiều bệnh nhân khi bị bệnh chọn phương pháp điều trị Đông y vì thuốc có thể chữa khỏi tình trạng viêm nang lông vừa an toàn với cơ thể, không gây tác dụng phụ nhờ được sử dụng thành phần tự nhiên.
Viêm nang lông theo Đông y là do nhiệt độc, hỏa độc xâm nhập vào cơ thể dẫn đến bị phù, tấu lý các khối sưng đỏ, có cảm giác nóng, đau. Những người có cơ địa huyết nhiệt hoặc do dị nguyên ngoài môi trường, vi khuẩn, vi nấm gây ra.
Thầy thuốc kê những bài thuốc có tính thanh nhiệt giải độc để loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Kèm theo đó là bổ sung những vị thuốc để dưỡng da, tái tạo, phục hồi da sau khi khỏi bệnh.
Điều trị theo Đông y được chia thành 3 giai đoạn, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Viêm nhiễm
Đầu tiên sử dụng lá hoa cúc trắng rửa sạch rồi cho vào tô giã nhuyễn cùng một ít muối. Sử dụng hỗn hợp để đắp lên vùng da cần được điều trị.
Bài thuốc uống chữa bệnh chuẩn bị: Liên kiều, cỏ xước, thổ phục linh, kim ngân, kinh giới, cam thảo, đỗ đen sao, ké đầu ngựa. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang đến khi khỏi bệnh.
Quá trình điều trị có thể kết hợp với châm cứu để tác động vào huyệt hạ cự hư, hợp cốc, ôn lưu và các huyệt quanh mụn. Hoặc có thể dùng tỏi thái lát để đặt lên mụn nhọt rồi cứ mồi ngải liên tục từ 5 đến 10 mồi.
Giai đoạn 2: Hóa mủ
Đầu tiên cần phải phá mủ mới bài thuốc đắp:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị cây móng tay, củ chuối hột và đất lòng bếp sơ chế, cắt nhỏ rồi mang đi giã nhuyễn với ít muối. Đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn mủ.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị nghệ già, củ ráy ngứa và lá sầu đâu rửa sạch, cắt nhỏ thêm một ít muối giã nguyễn để lấy hỗn hợp đắp lên mụn.
Sau khi đắp phá mủ thì cần kê thuốc uống với các nguyên liệu: Kim ngân hoa, cam thảo, bối mẫu, bồ công anh, trần bì, hoàng cầm, liên kiều, gai bồ kết. Cho tất cả vị thuốc vào nồi sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang đến khi khỏi bệnh.
Giai đoạn phá mủ tuyệt đối không châm cứu mà phải dùng thuốc ngâm rửa. Chuẩn bị lá trầu không hoặc lá sầu đâu cùng với ít lá kinh giới rửa sạch để nấu nước rửa phần bị mụn để loại bỏ vi khuẩn.
Giai đoạn 3: Vỡ mủ
Ở giai đoạn này bạn cần thực hiện các bài thuốc điều trị sau đây:
- Bài thuốc đắp: Lấy lá đuôi chồn, lá mã đề, lá lốt, lá canh trâu, cải hôi cùng lá nghệ (có thể thay bằng củ nghệ tươi) rửa sạch, cắt nhỏ giã nhuyễn đắp lên da.
- Thuốc uống: Bạch thược, bạch linh, cam thảo, thục địa, bạch truật, đảng sâm, đương quy, đại táo và hoàng kỳ. Cho các vị thuốc vào nồi để sắc lấy nước uống, 1 thang thuốc dùng 1 ngày.
Giai đoạn phòng ngừa tái phát
Nhiều người có cơ địa huyết nhiệt sẽ có nguy cơ tái phát bệnh vì thế cần sử dụng bài thuốc sau để phòng ngừa bệnh, thanh nhiệt lương huyết, giải độc.
Chuẩn bị: Sài đất, cam thảo dây, huyền sâm, sinh địa, địa cốt bì, kim ngân, bồ công anh, thổ phục linh. Sắc các vị thuốc đã chuẩn bị để lấy nước uống, mỗi ngày dùng một thang.
Mẹo chữa bệnh viêm nang lông ở lưng
Bệnh cạnh phương pháp chữa Đông y, Tây y thì các mẹo chữa dân gian tại nhà có hiệu quả chữa viêm lỗ chân lông rất tốt. Chữa trị theo dân gian vừa dễ thực hiện, an toàn và lành tính với người bệnh.
Trường hợp dùng mẹo dân gian để chữa trị chỉ nên áp dụng cho các trường hợp nhẹ. Một vài cách chữa trị công hiệu mà bạn nên áp dụng tại nhà như sau:
Chườm ấm
Công dụng của chườm ấm là giảm triệu chứng bệnh, các lỗ chân lông sẽ được giãn nở, tình trạng viêm sưng giảm, quá trình thoát nước đào thải tác nhân ra ngoài được thúc đẩy.
Cách làm rất đơn giản, chuẩn bị một cái khăn mềm cho vào chậu nước ấm khoảng 60 – 70 độ, vắt ráo nước rồi đắp lên lưng. Thực hiện 2 đến 3 lần mỗi ngày khi bạn có cảm giác khó chịu.
Dầu dừa
Công hiệu của dầu dừa là làm mềm da, giảm ngứa và hỗ trợ quá trình chữa trị vùng da bị tổn thương. Cách dùng dầu dừa chữa viêm lỗ chân lông như sau:
Thoa một lớp dầu dừa mỏng nhẹ lên vùng da cần được điều trị đã làm sạch trước đó. Để nguyên như vậy trong 10 đến 15 phút sau đó vệ sinh lại với nước mát.
Lá trầu không
Dược tính của lá trầu không rất cao nhất là tính chống viêm và kháng khuẩn. Khi đắp lên da hoạt động của vi khuẩn, vi nấm sẽ bị ứng chế, các triệu chứng sưng viêm cũng được đẩy lùi.
Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không rửa sạch đun sôi với 2 lít nước. Cho nước lá trầu không ra thau hòa với 2 thìa muối để vệ sinh vùng da bị tổn thương ở lưng.
Bã cà phê
Bã cà phê và than hoạt tính có chứa một loại hoạt chất để loại bỏ tế bào chết, làm sạch các lỗ chân lông. Khi bị viêm nang lông bạn có thể sử dụng mẹo chữa trị này. Cách dùng bã cà phê để trị bệnh tương đối đơn giản như sau:
Trộn đều 4 thìa bã cà phê với 4 thìa sữa tươi không đường rồi thoa lên vùng da cần điều trị. Vừa xoa vừa massage nhẹ nhàng, chờ 20 phút sau đó rửa lại với nước sạch.
Cách phòng ngừa viêm chân lông tái phát
Phòng tránh bệnh tái phát lại bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Tắm, vệ sinh vùng lưng sạch sẽ khi cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi.
- Sữa tắm, xà phòng không chọn loại có chất tẩy rửa mạnh tránh gây kích ứng da. Người bị viêm nang lông cần được sử dụng sản phẩm chỉ định hoặc sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
- Không chà xát hay gãi lên vùng da lưng sẽ gây tổn thương da, khiến bệnh nặng hơn.
- Không mặc áo quá chật tránh làm tăng ma sát trên lưng, ưu tiên chọn áo rộng thoáng với khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, dùng thêm nước ép hoa quả, rau củ để hỗ trợ điều trị bệnh có hiệu quả,…
Viêm nang lông ở lưng điều trị như thế nào cho hiệu quả và cần làm gì để phòng tránh chúng tôi đã chia sẻ cho bạn. Hy vọng bạn sẽ có nhiều thông tin bổ ích để điều trị bệnh nhanh bình phục.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!