Viêm nang lông theo đông y và các bài thuốc điều trị

Viêm nang lông là bệnh lý da liễu dễ điều trị nhưng cũng dễ tái phát. Có thể điều trị bằng Tây y, Đông y hay các mẹo dân gian đều có những hiệu quả nhất định. Bài viết dưới đây giới thiệu cách điều trị viêm nang lông theo Đông y hiệu quả và an toàn, ngăn ngừa tái phát.

Quan niệm của Đông y về viêm nang lông

Bệnh viêm nang lông, viêm lỗ chân lông là bệnh lý về da liễu có thể gặp ở bất cứ đối tượng, bất cứ độ tuổi nào. Bệnh khởi phát do sự tấn công của vi khuẩn vào lỗ chân lông trên da gây viêm nhiễm hoặc do bã nhờn, bụi bẩn và mồ hôi làm bít lỗ chân lông gây ra hiện tượng viêm nhiễm.

Bệnh viêm nang lông KHÔNG GÂY NGUY HIỂM nghiêm trọng cho sức khỏe nhưng gây ra nhiều đau đớn, cảm giác ngứa ngáy rất bất tiện. Bệnh khởi phát ở mặt, cổ và tay chân hoặc đầu có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, dẫn đến lo lắng, mệt mỏi.

Viêm nang lông theo đông y là do hỏa độc, nhiệt độc trong cơ thể
Viêm nang lông theo đông y là do hỏa độc, nhiệt độc trong cơ thể

Quan niệm của Đông y về chứng bệnh này là do hỏa độc, nhiệt độc trong cơ thể không thể hóa giải được tích tụ dưới nang lông gây viêm. Khi bệnh khởi phát sẽ xuất hiện các triệu chứng sưng, bì phù, tấu lý  trên các khối sưng đỏ, đau, gây viêm và nóng.

Với người hay tái phát viêm nang lông được gọi là cơ địa huyết nhiệt. Ngoài ra, do ứ huyết, khí huyết không được lưu thông cũng khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn, đặc biệt là cảm giác đau, sưng rất khó chịu.

Triệu chứng viêm nang lông theo Đông y

Đông y phân loại các triệu chứng bệnh theo các tính chất bệnh như sau:

Triệu chứng sưng:

  • Bệnh thuộc hư: Người bệnh sẽ bị sưng tản mạn hoặc sưng cao đột ngột trên da.
  • Bệnh thuộc hàn: Sưng kèm theo cứng chỗ da bị sưng, da có màu tối.
  • Bệnh thuộc hỏa: Sưng đỏ và nóng, biểu bì trên da cứng lại.
  • Bệnh thuộc thấp: Sưng tại chỗ kèm theo nặng trĩu da thịt.
  • Bệnh thuộc phong: Sưng và có xu hướng lan nhanh.
  • Viêm nang lông do ứ huyết: Sưng kèm theo sắc bầm tím hoặc xanh bầm xung quanh.

Tạo mủ:

Mủ xuất hiện do khí huyết suy yếu, độc tố cơ thể không được đẩy ra bên ngoài nên sẽ tạo mủ ở lỗ chân lông.

Đau:

Triệu chứng đau xuất hiện khi khí huyết không thể lưu thông, mỗi một dạng đau thể hiện tính chất bệnh khác nhau.

  • Đau thuộc hàn: Đau buốt, tụ lại một chỗ.
  • Đau thuộc phong: Cơn đau lan khắp người kèm theo ngứa ngáy.
  • Đau thuộc hỏa: Da sưng đỏ, đau nhức nhối và nóng.

Chẩn đoán viêm nang lông theo từng giai đoạn

Tùy vào các triệu chứng bệnh mà đông y chia thành các giai đoạn bệnh khác nhau. Có 3 giai đoạn viêm nang lông theo đông y như sau:

  • Giai đoạn viêm nhiễm: Giai đoạn đầu của bệnh

Bệnh khởi phát ở giai đoạn này có các biểu hiện như sau: Da sưng, nóng, đỏ, đau ở nhiều vị trí. Có thể xuất hiện các nốt sần đỏ, mụn mọc rải rác hoặc thành từng đám.

  • Giai đoạn phát triển: Giai đoạn tạo mủ

Giai đoạn này xuất hiện khi các triệu chứng sưng, viêm không được điều trị kịp thời khiến lỗ chân lông xuất hiện các ổ mủ. Khi đó bệnh nhân sẽ thấy toàn thân đau nhức, người mệt mỏi, khó chịu, ngủ không ngon.

Giai đoạn tạo mủ tại lỗ chân lông gây đau đớn cho người bệnh
Giai đoạn tạo mủ tại lỗ chân lông gây đau đớn cho người bệnh
  • Giai đoạn nghiêm trọng: Giai đoạn phá mủ

Các mụn mủ tại lỗ chân lông sẽ vỡ ra, chảy mủ, để lại vảy tiết đỏ. Người bệnh thấy đau đớn và có nguy cơ bị nhiễm trùng lỗ chân lông.

Việc quan sát các triệu chứng để đánh giá đúng giai đoạn phát triển của bệnh là việc quan trọng giúp chẩn đoán bệnh và điều trị hiệu quả hơn.

Bài thuốc điều trị viêm nang lông theo đông y

Viêm nang lông theo đông y được điều trị theo các giai đoạn của bệnh khác nhau. Mỗi một giai đoạn sẽ có bài thuốc riêng biệt điều trị hiệu quả.

Giai đoạn đầu điều trị viêm nang lông theo đông y

Giai đoạn đầu viêm nang lông cần chữa trị kịp thời để tránh bị tạo mủ gây viêm nhiễm và đau đớn. Các bài thuốc điều trị trong giai đoạn này như sau:

  • Thuốc đắp tại chỗ

Có thể sử dụng lá hoa cúc trắng làm thuốc đắp tại chỗ giúp tiêu sưng, giảm viêm. Giã nhuyễn lá hoa cúc trắng với một chút muối, lấy bã đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm để điều trị.

  • Thuốc uống

Chuẩn bị bài thuốc với các nguyên liệu sau: Kim ngân (20gr), đỗ đen sao (40gr), ké đầu ngựa (16gr), kinh giới (8gr), cam thảo dây (8gr), liên kiều (12gr), cỏ xước (12gr), thổ phục linh (12gr).

Sắc đều các nguyên liệu trên để uống mỗi ngày một lần. Người bệnh nên kiên trì sử dụng để có kết quả tốt nhất.

Trong giai đoạn này, có thể kết hợp châm cứu để lưu thông khí huyết, giúp làm thoáng lỗ chân lông, hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Giai đoạn phát triển

Giai đoạn phát triển của bệnh chính là giai đoạn tạo mủ, xuất hiện các mụn mủ ở nang lông gây đau đớn khó chịu. Ở giai đoạn này nên kết hợp thuốc đắp phá mủ với thuốc uống điều trị từ bên trong và thuốc ngâm rửa giúp làm lành các vết tổn thương.

  • Thuốc đắp phá mủ

Chuẩn bị lá sầu đâu, nghệ già, củ ráy ngứa rửa sạch và nghiền nhỏ sau đó đem giã nhuyễn. Đắp lên vết mủ để phá mủ nhanh, tiêu sưng và giảm viêm, giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra có thể dùng bài thuốc với cây móng tay và củ chuối hột giã nhuyễn với muối để đắp phá mủ.

Sử dụng thuốc đắp tại chỗ để phá mủ lỗ chân lông
Sử dụng thuốc đắp tại chỗ để phá mủ lỗ chân lông
  • Thuốc uống

Chuẩn bị bài thuốc uống phá mủ với các nguyên liệu như sau: Hoàng cầm (12gr), kim ngân hoa (20gr), gai bồ kết (12gr), liên kiều (12gr), trần bì (6gr), cam thảo (4gr), bồ công anh (16gr), bối mẫu (8gr), cam thảo (4gr).

Sắc các nguyên liệu trên với nước, dùng làm thang thuốc uống hàng ngày, mỗi ngày sử dụng 1 thang để có kết quả.

  • Thuốc ngâm rửa

Có thể sử dụng lá trầu không và lá kinh giới nấu nước, để nguội bớt rồi rửa vùng da bị viêm hàng ngày giúp kháng khuẩn và làm sạch vết loét. Ngoài ra có thể sử dụng nước chè xanh cũng có hiệu quả tương tự.

Trong giai đoạn này, không nên châm cứu mà chỉ nên tập trung vào các bài thuốc phá mủ.

Giai đoạn nghiêm trọng

Điều trị giai đoạn này rất quan trọng, cần cẩn trọng để tránh bị nhiễm trùng. Nguyên tắc điều trị ở giai đoạn này là khử mủ sinh cơ, giúp loại bỏ các tế bào hoại tử và kích thích tái tạo tế bào da mới.

  • Thuốc đắp tại chỗ

Sử dụng lá lốt, lá mã đề, lá cải hôi, canh trâu, lá đuôi chồn, củ nghệ rửa sạch và giã nhuyễn đắp lên vùng da bị viêm lỗ chân lông.

  • Thuốc uống

Chuẩn bị bài thuốc uống theo các nguyên liệu sau: Thục địa (12gr), bạch truật (12gr), đảng sâm (12gr), bạch thược (8gr), đương quy (12gr), đại táo (12gr), cam thảo (6gr), bạch linh (8gr),  hoàng kỳ (12gr).

Sử dụng bài thuốc đông y sắc uống hàng ngày điều trị viêm nang lông
Sử dụng bài thuốc đông y sắc uống hàng ngày điều trị viêm nang lông

Sắc thuốc với các nguyên liệu trên và dùng để uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Cách phòng tránh viêm nang lông tái phát

Khi bệnh viêm nang lông thuyên giảm, cần có cách phòng tránh bệnh tái phát. Điều trị viêm nang lông theo đông y là điều trị giúp giảm khả năng tái phát của bệnh. Bài thuốc trị viêm nang  lông tái phát tập trung vào thanh nhiệt, hạ hỏa, giải độc cho cơ thể như sau:

Chuẩn bị: Huyền sâm (12gr), sinh địa (12gr), sài đất (16gr), địa cốt bì (12gr),  kim ngân (12gr), cam thảo dây (8gr), bồ công anh (12gr), thổ phục linh (12gr). Sắc kỹ với nước và sử dụng uống hàng ngày.

Ngoài ra, người bệnh cần giữ sạch sẽ, vệ sinh cơ thể hàng ngày, thường xuyên tẩy da chết để làm sạch lỗ chân lông. Nên cung cấp ẩm cho da và ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Khi bệnh thuyên giảm, có thể ngưng dùng thuốc bôi, đắp hàng ngày mà chỉ cần dùng thuốc theo đường uống để thanh nhiệt giải độc.

Ngoài ra, khi tắm có thể sử dụng nước muối loãng rửa vùng da bị tổn thương giúp se miệng vết thương nhanh chóng và đẩy nhanh quá trình bong vảy, làm sạch lỗ chân lông từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát.

Những lưu ý khi chữa viêm nang lông theo đông y

Chữa viêm nang lông theo đông y đem lại hiệu quả nhất định và khá an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này cũng cần lưu ý đến những vấn đề sau:

Tránh gãi, cào xước lên vùng da bị tổn thương
Tránh gãi, cào xước lên vùng da bị tổn thương
  • Các bài thuốc đông y có tác dụng chữa bệnh từ sâu bên trong cơ thể. Chính vì vậy, khi sử dụng cần kiên trì thực hiện để có hiệu quả tốt.
  • Khi đã xác định điều trị viêm nang lông theo đông y, cần đến thăm khám tại các nhà thuốc y học cổ truyền hoặc các bệnh viện y học cổ truyền có uy tín để bác sĩ chẩn đoán và bốc thuốc, không được tự ý dùng thuốc.
  • Khi sử dụng các bài thuốc đông y cần lưu ý, không sử dụng nếu bị dị ứng với bất cứ nguyên liệu, thành phần nào của thuốc. Khi sử dụng nếu gặp những phản ứng hoặc tác dụng phụ không mong muốn cần ngưng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ để tiếp tục sử dụng.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, tắm giặt và thay quần áo hàng ngày.
  • Nên mặc quần áo rộng, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Không nên gãi, cào xước lên vùng da bị tổn thương. Tuyệt đối không được nặn mủ vì có thể gây nhiễm trùng cho da rất nguy hiểm.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm vì có thể gây bí bách khiến lỗ chân lông bít tắc hơn. Nếu sử dụng cần tẩy trang đúng cách và có biện pháp chăm sóc da tốt.
  • Tăng cường rau xanh và trái cây trong các bữa ăn hàng ngày, uống đủ nước để cung cấp ẩm và tăng sức đề kháng cho da.
  • Khi sử dụng thuốc đông y và tây y cùng một lúc cần có sự tham vấn của bác sĩ để tránh tương tác thuốc và các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Nếu điều trị trong thời gian dài mà triệu chứng không thuyên giảm, cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để tìm chính xác nguyên nhân và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Trên đây là những kiến thức về bệnh viêm nang lông theo đông y và một số hướng điều trị. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin giúp người bệnh tham khảo để từ đó tìm ra hướng điều trị bệnh phù hợp với bản thân và có một làn da khỏe mạnh.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (3 bình chọn)

Bài thuốc An Bì Thang hiện đang được phân phối độc quyền tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Hàng ngàn người đã và đang sử dụng bộ sản phẩm này. Họ đánh giá sao về bài thuốc?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *