Viêm nang lông sau sinh có cần trị không? Khi nào hết?

Viêm nang lông sau sinh là tình trạng viêm lỗ chân lông ở phụ nữ sau khi sinh. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu, bất tiện, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của phụ nữ sau sinh. Vậy viêm lỗ chân lông sau sinh có cần điều trị hay không, có cách nào để điều trị?

Nguyên nhân, triệu chứng viêm nang lông sau sinh

Viêm nang lông là bệnh da liễu thường gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Sự tấn công của vi khuẩn, bụi bẩn, bã nhờn và thay đổi nội tiết tố khiến lỗ chân lông bị sần đỏ, nổi mụn mủ và viêm tấy gây ngứa và viêm nang lông.

Phụ nữ sau sinh thường có nguy cơ bị viêm nang lông cao hơn, bệnh thường khởi phát ở mặt, đầu, tay chân và vùng kín. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là đau rát ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và thẩm mỹ của người bệnh.

Vì sao sau sinh bị viêm nang lông?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm nang lông như vi khuẩn, bụi bẩn tấn công, sự thay đổi nội tiết tố và các bã nhờn. Riêng đối với phụ nữ sau sinh có thể do các nguyên nhân đặc thù sau đây:

sau-sinh-bi-viem-nang-long
Phụ nữ sau sinh tiết mồ hôi nhiều hơn nên dễ bị viêm nang lông hơn
  • Tiết quá nhiều mồ hôi: Phụ nữ mang thai và phụ nữ sau khi sinh thường tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường gây bít lỗ chân lông. Đây là nguyên chính gây nên tình trạng viêm nang lông sau khi sinh.
  • Rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ sau sinh nội tiết tố cũng sẽ bị thay đổi để kích thích sữa mẹ. Sự thay đổi nội tiết cũng có thể thúc đẩy tuyến bã nhờn tiết nhiều hơn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển trên da.
  • Do yếu tố vệ sinh: Phụ nữ sau sinh thường có quan niệm kiêng tắm trong 1 tháng đầu, mặc nhiều quần áo dài và bí khiến lỗ chân lông bị bịt tắc, mồ hôi không thoát ra khiến bệnh viêm nang lông có cơ hội phát triển.
  • Do hệ miễn dịch suy giảm: Phụ nữ sau khi sinh con thường có thể trạng yếu, hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng. Theo các nghiên cứu, bệnh viêm nang lông thường khởi phát ở những người có hệ miễn dịch yếu nhiều hơn.
  • Do ảnh hưởng tâm lý: Tâm lý bất ổn, lo lắng, căng thẳng và thậm chí trầm cảm sau sinh cũng là một trong các nguyên nhân khiến bệnh viêm nang lông tiến triển.

Triệu chứng viêm nang lông sau sinh

Cũng giống như những đối tượng khác, phụ nữ sau sinh bị viêm nang lông cũng có các triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện các nốt sần đỏ hoặc các mụn đầu trắng tại các lỗ chân lông.
  • Các nốt mụn thường xuất hiện ở đầu, mặt, lưng, tay chân và vùng kín.
  • Khi bệnh tiến triển có thể xuất hiện các mụn nước và hình thành mủ, mụn có sợi lông ở giữa.
  • Vùng da bị viêm có thể phù nề, sưng đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu.

Khi có các triệu chứng trên, tuyệt đối không được gãi hay nặn mụn vì có thể gây nhiễm trùng. Riêng đối với phụ nữ sau sinh càng cần cẩn trọng.

Viêm lỗ chân lông sau sinh có cần trị không? Khi nào hết?

Bệnh viêm nang lông sau sinh ở dạng nhẹ nếu được điều trị đúng cách sẽ thuyên giảm chỉ sau khoảng 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần. Vì thế, mẹ bỉm không nên chủ quan khi thấy bệnh thuyên giảm.

Đối với phụ nữ sau sinh, đặc thù về môi trường và sinh hoạt hàng ngày khiến tỉ lệ bệnh tự thuyên giảm rất thấp. Hầu hết khi bệnh đã khởi phát cần phải có sự can thiệp điều trị bằng thuốc mới có thể đem lại hiệu quả.Một số biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị viêm lỗ chân lông sau sinh đúng cách và không kịp thời là:

  • Viêm nhiễm và nhiễm trùng diện rộng trên da
  • Có thể hình thành nhọt mủ gây đau đớn, bất tiện và gây sốt nếu bị viêm nhiễm
  • Lỗ chân lông bị phá hủy, tổn thương da và để lại sẹo.

Vì vậy, theo các chuyên gia da liễu, viêm lỗ chân lông sau sinh cần phải điều trị cẩn thận, nhất là những chị em bị viêm nặng, đã hình thành nhọt mủ. Thời điểm khỏi bệnh phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm, phương pháp điều trị và khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị của người bệnh.

Khó để đưa ra con số chính xác về thời gian khỏi bệnh, tuy nhiên điều chắc chắn cần làm là tiến hành chữa trị viêm nang lông càng sớm càng tốt.

Điều trị viêm nang lông sau sinh như thế nào?

Khi có các triệu chứng của bệnh viêm nang lông, phụ nữ sau sinh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc vì thuốc có thể tiết vào sữa, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ khi mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

Các mẹ bỉm nên đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên về da liễu để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Sau đây là một số hướng chữa trị được áp dụng phổ biến nhất hiện nay:

Mẹo dân gian chữa viêm nang lông tại nhà

Sử dụng các mẹo dân gian để chữa viêm nang lông tại nhà là phương pháp được sử dụng khi bệnh mới khởi phát ở thể nhẹ, chưa nhiễm trùng nặng. Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu an toàn, lành tính và quen thuộc trong đời sống hàng ngày.

Một số bài thuốc dân gian chữa viêm nang lông tại nhà như sau:

  • Sử dụng lá chè xanh

Lá chè xanh có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và làm sạch hiệu quả. Lấy một ít lá chè xanh nấu với nước hoặc hãm nước sôi, để nguội bớt rồi dùng rửa vùng da bị viêm hàng ngày. Mẹ bỉm nên áp dụng thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.

che-xanh
Lá chè xanh có công dụng trị viêm nang lông rất tốt
  • Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa vừa có tác dụng kháng viêm, vừa có tác dụng làm mềm và tăng độ đàn hồi da hiệu quả.Chị em nên dùng dầu dừa bôi vào vùng da bị viêm và vùng da bị rạn sau sinh, để trong khoảng 30 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Nên sử dụng hàng ngày đến khi nhận được kết quả.

  • Sử dụng lá lốt

Lá lốt là thực phẩm chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau tốt. Có thể sử dụng lá lốt cùng một ít muối, giã nhuyễn rồi vắt nước. Lấy bã lá lốt đắp vào vùng da bị viêm nang lông để giúp giảm đau và kháng viêm hiệu quả.

  • Chườm nước muối loãng

Có thể sử dụng nước muối loãng ấm để chườm vào vùng da bị viêm để giảm sưng, kháng khuẩn và làm sạch. Có thể rửa vùng da bị viêm bằng nước muối loãng hàng ngày để sát khuẩn và làm se vết loét.

Các phương pháp dân gian chỉ được sử dụng khi bệnh ở thể nhẹ, người bệnh cần kiên trì sử dụng để có kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các phương pháp khác.

Điều trị bằng thuốc Tây

Trong trường hợp bệnh viêm nang lông sau sinh diễn tiến nặng mà các biện pháp dân gian không khắc phục được, người bệnh cần điều trị bằng thuốc Tây để đạt hiệu quả nhanh chóng.

Thuốc Tây với dược tính mạnh sẽ giúp giảm sưng viêm nhanh chóng và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.

Đối với phụ nữ có thai, cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc, tuyệt đối tuân thủ theo đơn của bác sĩ, sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng và thời gian sử dụng.

Thuốc bôi tại chỗ là phương án được sử dụng nhiều nhất nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn cho phụ nữ sau sinh.

Một số thuốc bôi trị viêm nang lông được chỉ định là: Metronidazole, Clindamycin, Kem chứa Steroid. Cần làm sạch vùng da bị viêm trước khi bôi, tránh bôi vào vú và các vùng xoay quanh khi em bé bú để hạn chế tiếp xúc, tránh gây ảnh hưởng cho bé.

Trong trường hợp viêm nang lông lan rộng, cần sử dụng kháng sinh đường uống để điều trị toàn thân. Một số nhóm kháng sinh được sử dụng trong trường hợp này là: Dicloxacillin, Cephalexin, Doxycyclin…

Sử dụng kháng sinh cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ bởi thuốc dễ ảnh hưởng đến nguồn sữa khi cho con bú. Bên cạnh sử dụng kháng sinh, các bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc kháng viêm để hỗ trợ.

Khi sử dụng thuốc Tây, cần lưu ý đến tác dụng phụ. Nếu gặp tác dụng phụ cần dừng ngay thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ.

Sử dụng thuốc Đông y chữa viêm lông sau sinh

Các bài thuốc Đông y có thể chữa viêm nang lông hiệu quả và không nhiều tác dụng phụ như thuốc Tây y.

Đối với thuốc Đông y, các bà mẹ sau sinh cũng chỉ nên sử dụng thuốc đắp tại chỗ và thuốc rửa hàng ngày, tránh sử dụng đường uống vì có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú.

Một số bài thuốc Đông y được sử dụng điều trị viêm nang lông như sau:

  • Thuốc đắp tại chỗ: Sử dụng một ít lá hoa cúc trắng, rửa sạch và giã nhuyễn với muối dùng để đắp trực tiếp lên những vùng da bị tổn thương. Đắp trong khoảng 30 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Nên thực hiện 2 lần/ngày để có hiệu quả.
  • Thuốc ngâm rửa: Lá trầu không kết hợp với lá kinh giới có khả năng kháng viêm, làm sạch và làm se miệng vết tổn thương da rất hiệu quả. Nấu nước lá trầu không và kinh giới, để nguội bớt và ngâm rửa vùng da tổn thương hàng ngày.

Các bài thuốc Đông y có thể dùng để hỗ trợ điều trị viêm nang lông. Nếu có ý định sử dụng chung với thuốc Tây y, cần hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh tương tác thuốc.

Biện pháp chăm sóc da và cách phòng tránh

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị viêm nang lông, chị em cần có biện pháp chăm sóc da để hỗ trợ điều trị nhanh chóng hơn. Các biện pháp chăm sóc da bà mẹ sau sinh cần lưu ý là:

  • Giữ vệ sinh tốt, tắm rửa và thay quần áo thường xuyên.
  • Không nên sử dụng xà phòng nhiều cồn, hạn chế sử dụng mỹ phẩm trên da.
  • Không gãi, cào xước và nặn mụn mủ khi bị viêm nang lông.
  • Cấp ẩm cho da thường xuyên, uống đủ nước.
  • Không cạo lông thường xuyên và sử dụng kem chống nắng đúng cách để bảo vệ da khỏi viêm nang lông.

Viêm nang lông sau sinh là hiện tượng khá phổ biến vì cơ địa bà mẹ sau sinh rất thích hợp cho vi khuẩn gây bệnh viêm lỗ chân lông phát triển. Vậy làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh?

Bạn đọc có thể tham khảo các cách phòng tránh viêm lỗ chân lông sau sinh sau:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm giặt hàng ngày để thông thoáng lỗ chân lông.
  • Luôn tắm bằng nước ấm và massage da nhẹ nhàng.
  • Sử dụng quần áo thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh tốt, giữ đủ ẩm cho căn phòng.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây cung cấp nước và vitamin cho cơ thể.
  • Giữ tinh thần thoải mái, có biện pháp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Khi có biểu hiện của bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ da liễu để có hướng điều trị phù hợp.

Trên đây là các cách điều trị và phòng tránh viêm nang lông sau sinh các bà mẹ có thể áp dụng. Hi vọng với những hiểu biết về căn bệnh và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, các bà mẹ sẽ sớm thoát khỏi viêm nang lông và có một làn da khỏe mạnh.

Click đọc ngay:

4.2/5 - (5 bình chọn)

Bài thuốc An Bì Thang hiện đang được phân phối độc quyền tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Hàng ngàn người đã và đang sử dụng bộ sản phẩm này. Họ đánh giá sao về bài thuốc?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *