Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh: Nhận biết và điều trị
Nội dung bài viết
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là bệnh lý phổ biến, không gây ngứa ngáy khó chịu và lành tính. Tuy nhiên, bệnh lý này trong nhiều trường hợp có thể làm rộng, tái đi tái lại thành mãn tính hoặc gây biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ. Vậy nhận biết viêm da tiết bã ở trẻ như thế nào, có cách chữa trị không?
Viêm da tiết bã là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Viêm da tiết bã hay còn được gọi với tên khác là viêm da dầu, là tình trạng da xuất hiện các vết đỏ hồng đi kèm với hiện tượng bong tróc. Căn bệnh này khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, làm khô vùng da bị tổn thương tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm tấn công da.
Bệnh lý này có thể xuất hiện ở nhiều vùng, từ da đầu, mặt, tới khu vực ngực hoặc lưng.
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, phổ biến nhất là viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sơ sinh và viêm da tiết bã ở mặt trẻ sơ sinh. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi và có xu hướng giảm đi khi trẻ lớn hơn.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trình trạng viêm da này có thể kéo dài đến giai đoạn trẻ dậy thì hoặc thậm chí trưởng thành. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động trong việc điều trị, phòng ngừa bệnh.
Cho tới nay, giới y khoa vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ. Một số chuyên gia cho rằng vi nấm Malassezia furfur có thể có liên quan. Loại nấm này phát triển trong vùng có bã nhờn như da đầu, bẹn, cổ, vùng da mặt hoặc sau tai.
Bên cạnh đó, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm da tiết bã ở trẻ:
- Di truyền: Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bệnh nếu gia đình có tiền sử mắc vảy nến, da dị ứng hoặc viêm da tiết bã.
- Hormone từ mẹ: Nhiều giả thuyết chỉ ra rằng, khi hormone từ mẹ đi vào cơ thể trẻ sẽ làm tăng tình trạng tiết dầu ở da khiến bệnh bùng phát.
- Do yếu tố từ môi trường: Thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ tiếp xúc với các yếu tố như khói bụi, nấm mốc…cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh của trẻ.
- Một số yếu tố khác như trẻ có làn da dầu, vệ sinh kém…
Triệu chứng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Hiểu, nhận biết chính xác các triệu chứng trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã sẽ ngăn chặn được tình trạng bệnh lan rộng, kéo dài, tái đi tái lại và trở thành mãn tính.
Một số dấu hiệu điển hình của bệnh lý này ở trẻ sơ sinh như sau:
- Da trẻ xuất hiện các vết đỏ hồng, nhờn dính và bong tróc vảy.
- Da trẻ khô, bao phủ vùng da bị tổn thương là các mảng màu trắng hoặc vàng nâu.
- Vùng da nhiễm bệnh có ranh giới rõ ràng với những vùng da khác của cơ thể.
Một số nơi thường xuất hiện tình trạng viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh như da đầu, vùng trán giữa hai lông mày, đằng sau tai, dưới nếp gấp vú… Bệnh lý này ở trẻ sơ sinh không gây tình trạng ngứa ngáy vì vậy cha mẹ càng phải đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu khác lạ của trẻ.
Bé bị viêm da tiết bã có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?
Viêm da tiết bã rất phổ biến ở trẻ nhỏ, là bệnh da liễu lành tính và không gây kích ứng, ngứa ngáy khó chịu cho bé. Thông thường, bệnh có xu hướng tự hết sau khoảng 3- 12 tháng.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần hoặc thậm chí trở thành mãn tình vì vậy cha mẹ không được chủ quan.
Ngoài ra, trong tình huống không được điều trị, chăm sóc không đúng cách có thể khiến vùng da bị tổn thương đối mặt với nguy cơ bội nhiễm do nấm Candida albicans hoặc tụ cầu khuẩn.
Khi trẻ rơi vào trường hợp này sẽ khiến vùng da bị tổn thương trở nặng, thân nhiệt tăng gây mệt mỏi, chán ăn, trẻ quấy khóc.
Cách chữa viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Điều trị bệnh kịp thời, đúng cách sẽ ngăn cản nguy cơ khiến bệnh trở nặng, lan rộng hay tái đi tái lại nhiều lần. Một số biện pháp điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn với trẻ được sử dụng phổ biến như sau:
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Viêm da tiết bã trẻ sơ sinh là bệnh lành tính, không gây kích ứng khó chịu và có xu hướng tự khỏi nên các biện pháp chăm sóc tại nhà là hoàn toàn phù hợp. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả, đơn giản và an toàn với trẻ.
Một số biện pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ bị viêm da tiết bã như:
- Vệ sinh vùng da đúng cách, đều đặn. Cha mẹ nên sử dụng các loại dầu gội đầu, sữa tắm dịu nhẹ vừa làm giảm tình trạng đau rát, vừa cải thiện các mảng bám, bong tróc trên da.
- Tăng cường dưỡng ẩm cho trẻ giúp tăng cường độ ẩm của da, giảm tình trạng khô ráp và ức chế hiện tượng bong tróc. Đồng thời hoạt động này còn hỗ trợ phục hồi tế bào bị tổn thương và tăng sức đề kháng cho da. Vì da trẻ rất nhạy cảm nên cần chú trọng trong chọn sản phẩm dưỡng da, một số gợi ý là Vaseline, dầu dừa, dầu olive…
- Với viêm da tiết bã vùng da dầu nên chú ý cọ da dầu cho bé bằng bàn chải mềm đồng thời nên thoa dầu em bé cho bé trước khi trải.
Điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây
Thuốc Tây phát huy tác dụng nhanh, các triệu chứng giảm rõ rệt thường được áp dụng trong tình huống phương pháp trị tại nhà không hiệu quả hoặc bệnh nặng.
Một số loại thuốc Tây thường được sử dụng cho trẻ viêm da tiết bã gồm:
- Vùng da đầu: Dầu gội kháng nấm (Ketoconazole) khá an toàn với trẻ, có tác dụng ức chế vi nấm gây hại và giảm tổn thương da; Dầu gội chống tiết bã chứa selen sulfide hoặc kẽm pyrithione có tác dụng làm giảm bã nhờn, tiêu diệt nấm gây bệnh.
- Thuốc bôi corticoid thường áp dụng cho các vùng da bị nhiễm viêm nhiều giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh.
- Thuốc uống kháng nấm, thường được chỉ định dạng uống Itraconazole có tác dụng kiểm soát vi nấm, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng nhạy cảm, sức đề kháng chưa hoàn thiện nên việc sử dụng thuốc Tây rất dễ gây tình trạng kích ứng, hoặc tác dụng phụ. Cha mẹ lưu ý chỉ được sử dụng thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ và phải dùng thuốc theo đúng liều lượng, tần suất được chỉ định.
Trị viêm da tiết bã bằng Đông y cho trẻ sơ sinh
Phương pháp Đông y điều trị dựa trên căn nguyên gây bệnh nhờ vậy đem lại hiệu quả lâu dài, tận gốc. Các bài thuốc Đông y được chế xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên không gây kích ứng, tác dụng phụ, đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
Một số vị thuốc Đông y thường được sử dụng trong điều trị viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ là:
- Ké đầu ngựa
- Kim ngân hoa
- Tang bạch bì
- Ô liên rô
Khi những vị thuốc này đi vào phủ tạng sẽ ức chế vi nấm gây bệnh, cải thiện tình trạng viêm nhiễm trên da đồng thời tăng sức đề kháng giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, thuốc phát huy công dụng từ từ, đòi hỏi thời gian chữa trị lâu. Bên cạnh đó, thuốc cần sắc và vị khá khó uống với trẻ.
Tuy theo thể trạng của trẻ, mức độ viêm nhiễm, vùng viêm nhiễm mà các thầy thuốc, lương y sẽ kê đơn phù hợp. Cha mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc và lưu ý kiểm tra rõ nguồn gốc của thuốc trước khi sử dụng.
Viêm da tiết bã ăn gì? Kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng là một tác nhân gây ảnh hưởng đến việc điều trị và diễn biến bệnh viêm da tiết bã. Trẻ sơ sinh lấy dưỡng chất chủ yếu từ sữa mẹ, bởi vậy khi trẻ mắc viêm da tiết bã thì mẹ cần quan tâm đến vấn đề mình nên ăn gì, kiêng gì thì tốt cho hoạt động điều trị của trẻ.
Một số thực phẩm mà mẹ cho con bú nên kiêng khi trẻ sơ sinh mắc viêm da tiết bã:
- Các sản phẩm từ sữa, như phô mai, sữa chua, kem….
- Các loại thực phẩm có khả năng bị dị ứng cao, như hải sản, đậu phộng, đậu nành…
- Không sử dụng thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng
- Không sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất phụ gia, nhiều gia vị như đường, muối, chất cay nóng…
- Tránh tuyệt đối việc dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Một số thực phẩm mẹ cho con bú nên nên ăn:
- Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa làm tăng sức đề kháng của da, như lựu, dâu tây, khoai lang, cà chua, đậu nành, quả anh đào….
- Các loại rau xanh chứa nhiều nước giúp bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất
- Thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, hạt óc chó, hạnh nhân, trứng gà, dầu olive, quả bơ….
- Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2l/ngày
Bên cạnh việc chú ý vào chế độ ăn, mẹ cho con bú cần xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe và chất lượng sữa. Đặc biệt, các mẹ cần quan tâm đến việc vệ sinh sạch sẽ nhằm tránh tình tránh vi khuẩn trên cơ thể mẹ tấn công bé làm bệnh trở nặng hơn.
Trên đây là các thông tin chi tiết liên quan đến viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Mặc dù bệnh lý này phổ biến, không gây nguy hiểm, có xu hướng tự hết nhưng vẫn có một số trường hợp diễn biến nặng, trở thành mãn tính.
Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, còn khó khăn trong việc biểu thị tình trạng bệnh nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý, ngăn cản tình huống xấu xảy đến với bé.
Khám phá ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!