Uống kháng sinh bị đau dạ dày: Nguyên nhân, cách phòng ngừa

Uống kháng sinh bị đau dạ dày là một tác dụng phụ phổ biến và có thể dẫn đến nhiều rủi ro khác như loét dạ dày hoặc thủng dạ dày. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về tình trạng này để có biện pháp khắc phục phù hợp.

uống kháng sinh bị đau dạ dày
Đau dạ dày là một tác dụng phụ phổ biến khi uống thuốc kháng sinh

Nguyên nhân uống kháng sinh bị đau dạ dày

Thuốc kháng sinh là một loại thuốc kê đơn có thể hỗ trợ điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Một số bệnh nhiễm trùng phổ biến thường được điều trị bằng kháng sinh bao gồm viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số bệnh lý nhiễm trùng khác.

Thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển hoặc nhân lên nhiều lần. Kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn và không hoạt động đối với các bệnh lý nhiễm trùng do virus, bao gồm:

  • Cảm lạnh thông thường
  • Sổ mũi
  • Ho và viêm phế quản
  • Cảm cúm

Mặc dù kháng sinh hoạt động hiệu quả để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Đau dạ dày là một tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc kháng sinh. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị tiêu chảy, loét dạ dày hoặc thủng dạ dày do lạm dụng kháng sinh.

Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn xấu mà còn tiêu diệt các loại vi khuẩn tốt, đặc biệt là vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa. Những vi khuẩn này là một phần của hệ sinh thái bên trong cơ thể, được gọi là hệ vi sinh vật. Hệ vi sinh vật cung cấp các chất dinh dưỡng, tiêu hóa cellulose, sản xuất vitamin thiết yếu và giải độc các chất độc hại. Do đó, ở một số người sử dụng kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ thống vi sinh vật và dẫn đến tình trạng uống kháng sinh bị đau dạ dày.

Không chỉ thuốc kháng sinh, một số loại thuốc khác cũng có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh vật, bao gồm thuốc kháng axit như Prilosec và Nexium hoặc thuốc điều trị tiểu đường Glucophage. Khi hệ vi sinh vật bị mất cân bằng, người bệnh có thể gặp các vấn đề về thống tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu và tiêu chảy.

Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, làm cho việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh không hiệu quả. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Biện pháp khắc phục cơn đau dạ dày do thuốc kháng sinh tại nhà

Tình trạng uống kháng sinh bị đau dạ dày có thể được cải thiện bằng một số biện pháp tại nhà như:

1. Bổ sung nước

Cơ thể cần nhiều nước để tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm và đồ uống một cách hiệu quả. Mất nước có thể làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn và kém hiệu quả, đặc biệt là ở người bị tổn thương hệ thống vi sinh vật như người sử dụng thuốc kháng sinh.

 bị đau dạ dày khi uống kháng sinh
Uống nhiều nước có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau dạ dày

Theo lý thuyết, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên tiêu thụ khoảng 2.7 lít nước mỗi ngày, trong khi đó nam giới là 3.7 lít. Có khoảng 20% lượng nước đến từ thực phẩm và phần còn lại đến từ các loại đồ uống. Đối với hầu hết mọi người, lượng nước cần bổ sung mỗi ngày là khoảng 8 cốc nước.

Đối với những người đang trong đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh và có các vấn đề về hệ thống tiêu hóa, việc tiêu thụ đầy đủ nước là điều cần thiết. Đối với người đau dạ dày kèm nôn mửa và tiêu chảy, mất nước có thể xảy ra một cách nhanh chóng, vì vậy người bệnh cần uống đầy đủ nước để tránh các triệu chứng nghiêm trọng.

2. Uống trà gừng

Gừng là một phương thuốc tự nhiên, phổ biến thường được sử dụng để điều trị tình trạng đau dạ dày, khó tiêu, tiêu chảy.

Gừng có chứa hóa chất gọi là gingerols và shogaols, các hoạt chất này có thể tăng tốc độ co bóp của dạ dày, thúc đẩy quá trình di chuyển của thức ăn, cải thiện tình trạng đau dạ dày. Bên cạnh đó, các hóa chất có trong gừng cũng có thể hỗ trợ giảm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy liên quan đến thuốc kháng sinh.

Người uống kháng sinh bị đau dạ dày có thể thêm gừng vào công thức nấu ăn, uống trà gừng hoặc nhai một vài lát gừng để cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số loại kẹo gừng hoặc các sản phẩm chiết xuất gừng để làm dịu cơn đau dạ dày.

3. Sử dụng trà bạc hà

Bạc hà là một loại dược liệu có mùi thơm dễ chịu thường được sử dụng để cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Cụ thể, tinh dầu bạc hà có thể làm giảm các cơn co thắt dạ dày, hỗ trợ giảm đau, ngăn ngừa nôn mửa và đau bụng tiêu chảy.

Thuốc bảo vệ dạ dày khi uống kháng sinh
Uống trà bạc hà có thể bảo vệ dạ dày khi uống kháng sinh

Lá bạc hà có thể sử dụng sống hoặc nấu chín đều mang lại hiệu quả tương tự. Người bệnh có thể đun lá bạc hà với nước và dùng uống như trà hoặc có thể tán lá bạc hà thành bột, trộn chung với các loại đồ uống khác để tăng hương vị.

Bên cạnh đó, ngậm kẹo bạc hà được cho là có thể giảm đau dạ dày và giảm khó chịu sau khi sử dụng thuốc kháng sinh.

4. Uống nước chanh

Một số nghiên cứu cho rằng uống nước chanh với một ít baking soda có thể làm dịu dạ dày và cải thiện một số vấn đề tiêu hóa.

Theo các nghiên cứu, hỗn hợp này có chứa axit cacbonic, có thể làm giảm khí ở dạ dày và ngăn ngừa chứng khó tiêu. Bên cạnh đó, hỗn hợp này cũng cải thiện chức năng bài tiết của gan và tăng cường hoạt động của hệ thống vi sinh vật ở ruột. Tính axit và các chất dinh dưỡng khác có trong chanh có thể tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa, hấp thụ chất béo, trung hòa axit dạ dày và ngăn ngừa các cơn đau hiệu quả.

Trong hầu hết các trường hợp, người bị đau dạ dày sau khi uống thuốc kháng sinh có thể pha nước chanh theo công thức sau:

  • 1 muỗng canh chanh tươi
  • 1 thìa cà phê baking soda
  • 220 ml nước sạch
  • Khuấy đều hỗn hợp và dùng uống

5. Sử dụng bột quế

Quế có chứa một số chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và giảm đau dạ dày. Bên cạnh đó, người sử dụng thuốc kháng sinh có thể bổ sung quế để tránh các kích ứng và ngăn ngừa tổn thương ở đường tiêu hóa.

uống kháng sinh có bị đau dạ dày
Quế có thể tránh các kích ứng và ngăn ngừa tổn thương ở đường tiêu hóa khi sử dụng kháng sinh

Bên cạnh đó, các hoạt chất khác có trong quế có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, chướng bụng, chuột rút cơ bắp, ợ hơi. Quế cũng hỗ trợ trung hòa nồng độ axit dạ dày để giảm tình trạng khó tiêu và chứng ợ nóng do mất cân bằng vi sinh vật đường ruột gây ra.

Những người đang bị đau dạ dày có thể thêm một muỗng cà phê bột quế vào công thức nấu ăn để cải thiện cơn đau. Bên cạnh đó, pha bột quế với nước sôi và dùng uống như trà 2 – 3 lần mỗi ngày có thể hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

6. Hạt thìa là giảm đau dạ dày

Hạt thìa là có chứa các thành phần hoạt tính có thể hỗ trợ giảm đau dạ dày, cải thiện tình trạng khó tiêu và hoạt động như một chất chống vi trùng. Do đó, người bị đau dạ dày hoặc khó chịu ở dạ dày có thể trộn 1 – 2 muỗng hạt thìa là xay nhuyễn vào bữa ăn để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, hạt thìa là có thể pha với nước sôi, dùng uống như trà.

Ngoài ra, theo y học cổ truyền, nhai một ít lá thìa là tươi, có thể giảm bớt tình trạng khó chịu và ngăn ngừa các cơn đau dạ dày.

7. Nước ép lô hội cải thiện cơn đau dạ dày

Theo một số nghiên cứu, lá lô hội có thể cải thiện các triệu chứng đau dạ dày một cách hiệu quả và an toàn. Cụ thể, nước ép lô hội có thể hỗ trợ giảm đau dạ dày bằng cách giảm lượng axit dư thừa, tăng cường nhu động ruột, cải thiện quá trình tiêu hóa protein.

Ngoài ra các nghiên cứu cho biết, nước ép lô hội có thể thúc đẩy sự cân bằng của các loại vi khuẩn đường tiêu hóa. Do đó, người uống kháng sinh bị đau dạ dày có thể thường xuyên bổ sung lô hội để cải thiện các cơn đau.

uống kháng sinh gây đau dạ dày
Nước ép lô hội có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày khi uống kháng sinh

Ngoài ra, sử dụng nước ép lô hội cũng có thể cải thiện một số  vấn đề tiêu hóa khác như:

Uống kháng sinh bị đau dạ dày là một tình trạng phổ biến và có thể được cải thiện sau khi đợt điều trị đã kết thúc. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp khắc nhau để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các tổn thương dạ dày. Trong trường hợp cơn đau nghiêm trọng, đặc biệt là ở người lớn tuổi và trẻ em, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Cách phòng ngừa tình trạng uống kháng sinh bị đau dạ dày

Thuốc kháng sinh rất quan trọng để điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, sử dụng quá mức có thể gây ra những thay đổi lâu dài đối với vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và góp phần gây tổn thương gan. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa tình trạng uống kháng sinh bị đau dạ dày như:

1. Bổ sung Probiotics trong và sau đợt điều trị kháng sinh

Uống thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi hệ thống vi sinh vật đường ruột, dẫn đến đau dạ dày và tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho biết việc bổ sung men vi sinh thường xuyên, hoặc uống vi khuẩn sống khỏe mạnh có thể ngăn ngừa các nguy cơ đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa khi uống kháng sinh.

Probiotics trong và sau đợt điều trị kháng sinh
Sử dụng Probiotics trong và sau đợt điều trị kháng sinh có thể ngăn ngừa các cơn đau dạ dày

Các loại men vi sinh Lactobacilli và Saccharomyces đặc biệt có hiệu quả cao. Theo báo cáo có khoảng 50% trẻ em, sử dụng men vi sinh có thể ngăn ngừa tình trạng uống kháng sinh bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

Tuy nhiên, do bản thân probiotics cũng là vi khuẩn và có thể bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh nếu dùng chung. Vì vậy, điều quan trọng là người bệnh phải uống kháng sinh và men vi sinh cách nhau vài giờ. Bên cạnh đó, nếu người bệnh sử dụng hai chế phẩm thuốc kháng sinh khác nhau, tốt nhất cũng nên sử dụng hỗn hợp các loại men vi sinh khác nhau để tăng hiệu quả cải thiện các cơn đau dạ dày.

2. Bổ sung thực phẩm lên men

Một số loại thực phẩm lên men cũng có thể hỗ trợ phục hồi hệ thống vi sinh vật đường ruột và cải thiện các triệu chứng uống kháng sinh bị đau dạ dày. Các loại thực phẩm lên men chứa các loại vi khuẩn đường ruột tốt bao gồm sữa chua, phô mai, dưa cải muối, kim chi và một số loại khác.

Các loại thực phẩm lên men thường có chứa các loại vi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa như, Lactobacilli, có thể khôi phục hệ thống vi sinh vật đường ruột về trạng thái khỏe mạnh bình thường sau khi sử dụng thuốc kháng sinh. Do đó, người uống kháng sinh bị đau dạ dày có thể sử dụng các loại đồ ăn lên men để cải thiện các triệu chứng.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho biết, sử dụng sữa chua thông thường và sữa chua bổ sung probiotic có thể làm giảm tiêu chảy ở những người dùng thuốc kháng sinh.

3. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ không thể được tiêu hóa bởi cơ thể nhưng có thể được tiêu hóa bởi vi khuẩn đường ruột. Do đó, thường xuyên sử dụng chất xơ có thể kích thích sự phát triển của hệ thống vi sinh vật và hỗ trợ cân bằng vi sinh vật sau khi sử dụng kháng sinh.

uống thuốc kháng sinh đau dạ dày
Sử dụng chất xơ có thể tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa đau dạ dày

Các loại thực phẩm giàu chất xơ phù hợp sử dụng cho người bị đau bụng khi uống kháng sinh bao gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, gạo lứt
  • Quả hạch
  • Các loại hạt
  • Các loại đậu như đậu lăng và đậu Hà Lan
  • Bông cải xanh
  • Chuối
  • Quả mọng như dâu, việt quất
  • Atiso

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm có chứa chất xơ không chỉ có khả năng kích thích sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột mà còn có thể làm giảm sự phát triển của một số vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, chất xơ có thể làm chậm tốc độ tiêu hóa, do đó có thể ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ thuốc kháng sinh.

Do đó, người bệnh nên tránh sử dụng chất xơ khi đang trong đợt điều trị kháng sinh. Sau đợt điều trị, tăng cường bổ sung chất xơ để cải thiện các triệu chứng.

4. Bổ sung thực phẩm chứa Prebiotic

Prebiotic không giống như men vi sinh (vi khuẩn sống), Prebiotic cung cấp các loại vi khuẩn tốt bên trong hệ thống tiêu hóa. Nhiều nguồn thực phẩm giàu chất xơ có thể cung cấp Prebiotic. Chất xơ được tiêu hóa và lên men bởi vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, giúp cân bằng hệ thống vi khuẩn đường ruột.

phòng ngừa uống thuốc kháng sinh đau dạ dày
Bổ sung thực phẩm chứa Prebiotic có thể tăng cường vi khuẩn tốt ở hệ thống tiêu hóa

Tuy nhiên, một số loại thực phẩm khác không chứa chất xơ cũng có thể hỗ trợ sự phát triển Prebiotic. Cụ thể, rượu vang đỏ có chứa polyphenol chống oxy hóa hoặc ca cao, được tiêu thụ bởi hệ thống vi sinh vật đường ruột và hỗ trợ cân bằng vi khuẩn đường ruột.

Do đó, những người uống kháng sinh bị đau dạ dày có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu prebiotic sau đợt điều trị để hỗ trợ phục hồi chức năng của hệ thống tiêu hóa.

Một số thực phẩm giàu  prebiotic bao gồm:

  • Hành
  • Tỏi
  • Chuối
  • Rau diếp xoăn

5. Tránh một số loại thực phẩm làm giảm hiệu quả của kháng sinh

Rất nhiều loại thực phẩm có lợi trong và sau khi sử dụng kháng sinh, đặc biệt là đối với người uống kháng sinh bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có thể làm giảm hoạt động của kháng sinh và kéo dài thời gian điều trị.

Cụ thể một số thực phẩm cần tránh để không gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc như:

  • Sử dụng bưởi và nước ép bưởi khi dùng kháng sinh có thể làm tăng lượng kháng sinh trong máu. Điều này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, bao gồm đau dạ dày.
  • Thực phẩm bổ sung canxi được cho là có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc kháng sinh. Tuy nhiên canxi có trong các loại sữa chua không gây ảnh hưởng đến hoạt động của kháng sinh.

Do đó, người đang điều trị bằng thuốc kháng sinh nên tránh tiêu thụ bưởi và canxi.

Nhiều loại thuốc kháng sinh có thể gây khó chịu, đau dạ dày hoặc các tác dụng phụ khác về đường tiêu hóa. Các triệu chứng này thường kết thúc sau khi đợt điều trị kết thúc và không gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống tiêu hóa. Trong trường hợp, cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng sử dụng. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh dị ứng và dị ứng thuốc trước khi sử dụng kháng sinh.

>> Tham khảo thêm: 16 Cách chữa đau dạ dày tại nhà nhanh nhất, giảm đau cấp tốc

5/5 - (4 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *