Đau bụng từng cơn là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Đau bụng từng cơn là triệu chứng rất nhiều người mắc phải, dựa vị trí xuất hiện của cơn đau bạn sẽ khoanh vùng được các cơ quan nội tạng đang gặp vấn đề. Khi gặp phải hiện tượng này bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc thăm khám vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày, bệnh phụ khoa,…
Biểu hiện đau quặn bụng từng cơn
Đau bụng từng cơn là dấu hiệu phản ánh những bất thường bên trong ổ bụng. Lúc này cơn đau sẽ xuất hiện thành từng cơn tại nhiều vị trí khác nhau như bên phải, bên trái, tại rốn, xung quanh rốn,… Đây là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt về độ tuổi và giới tính. Theo sinh học, vùng bụng của chúng ta được chia thành 3 phần khác nhau. Cụ thể là:
- Vùng thượng vị (nằm ở ngay ức, dưới ngực và trên rốn) gồm có các cơ quan dạ dày, hành tá tràng, gan, mật, lá lách, phía trên của hệ tiết niệu
- Vùng hạ vị (nằm ở ngay bên dưới rốn) bao gồm ruột, trực tràng, bàng quang, bên dưới hệ tiết niệu và phần phụ ở nữ giới
- Vùng hố chậu phải và trái
Dựa vào vị trí xuất hiện của cơn đau, bạn có thể xác định được các cơ quan có nguy cơ gặp vấn đề. Khi gặp phải tình trạng này thì bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc thăm khám, đây rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Đau bụng từng cơn là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau bụng là hiện tượng rất dễ gặp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là ở những người có thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học. Nhưng nếu thấy triệu chứng này diễn ra liên tục trong thời gian dài với mức độ ngày càng nghiêm trọng thì bạn phải hết sức lưu ý, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Cụ thể là:
+ Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rối loạn hệ vi sinh vật bên trong đường ruột. Lúc này, hệ tiêu hóa sẽ có sự co thắt bất thường khiến ổ bụng phải chịu một áp lực lớn và hình thành nên các cơn đau quặn thắt từng cơn kèm theo rối loạn đại tiện. Nếu bạn dùng tay ấn vào thì cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thường gặp là chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh trong thời gian dài, lạm dụng rượu bia, căng thẳng áp lực trong thời gian dài,…
+ Hội chứng ruột kích thích: Đau bụng từng cơn cũng là triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích, nhưng cũng có vài trường hợp bị đau nhức âm ỉ kéo dài. Khi bị hội chứng ruột kích thích, ngoài đau bụng người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng táo bón, tiêu chảy, đi cầu ra máu, chất lượng phân kém,… Khi dùng tay sờ và ấn vào bụng bạn sẽ thấy vùng bụng bên phải hơi cứng.
Hội chứng ruột kích thích còn được gọi với cái tên khác là viêm ruột tràng co thắt, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc nhiễm ký sinh trùng.
+ Bệnh lý về dạ dày: Đau bụng từng cơn cũng có thể là dấu hiệu phản ánh dạ dày của bạn đang gặp vấn đề. Khi gặp phải tình trạng này, ngoài đau bụng người bệnh còn phải đối mặt với các triệu chứng đi kèm như căng tức và nóng tại vùng ức, đau xung quanh rốn, nôn và buồn nôn, ợ hơi và ợ chua. Các bệnh lý dạ dày gây đau bụng từng cơn thường gặp là đau dạ dày cấp tính, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày,…
+ Bệnh lý về gan mật: Mắc các bệnh lý gan mật cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng từng cơn thường gặp. Cơn đau sẽ xảy ra khi bị áp xe tại gan hoặc túi mật, xuất hiện sỏi trong túi mật và ống mật. Bạn có thể phân biệt tình trạng đau bụng từng cơ do bệnh gan mật gây ra thông qua triệu chứng co thắt cơ hoành.
+ Bệnh phụ khoa: Các chị em phụ nữ nếu bị đau bụng từng cơn dữ dội vào những ngày có kinh nguyệt thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu, ung thư buồng trứng,… Đây đều là những bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và đe dọa đến tính mạng, chị em cần phải hết sức lưu ý.
+ Nhiễm giun: Đau bụng từng cơn là triệu chứng thường gặp khi bạn bị nhiễm giun. Cơn đau xảy ra khi giun ký sinh trùng bên trong ổ bụng chui vào ống mật. Lúc này cơn đau sẽ có tính chất dữ dội, quặn từng cơn và khiến người bệnh đổ rất nhiều mồ hôi.
+ Bệnh lý khác: Ngoài những nguyên nhân phổ biến ở trên thì tình trạng đau bụng từng cơn cũng có thể xảy ra do viêm ruột thừa, nhiễm trùng hậu môn, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm ruột Crohn, Polyp đại trực tràng,…
Đau bụng từng cơn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu thấy tình trạng này diễn ra kéo dài thì bạn tuyệt đối không được chủ quan, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn điều trị đúng cách.
Đau quặn bụng từng cơn có nguy hiểm không?
Các cơn đau quặn bụng thường diễn ra từng cơn và âm ỉ khiến người bệnh cảm thấy khá mệt mỏi. Nhiều trường hợp còn bị đau nhức ở mức độ nghiêm trọng khiến người bệnh không chịu đựng được mà phải rên rỉ, lăn lê và gào khóc. Việc xuất hiện cơn đau như vậy sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống và khả năng lao động hàng ngày.
Chuyên gia cho biết, vị trí xuất hiện cơn đau sẽ phản ánh cho chúng ta được biết được cơ quan bị tổn thương. Thường gặp sẽ là dạ dày, hệ tiết niệu, ruột thừa, cơ quan sinh sản nữ giới,… Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì thế, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, ở những trường hợp nhẹ sẽ được kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y nhằm cải thiện triệu chứng, còn những trường hợp bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm hơn thì sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hiệu quả mang lại thì bạn phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
Biện pháp phòng ngừa đau bụng từng cơn
Đau bụng từng cơn là triệu chứng có thể tái phát nhiều lần do ảnh hưởng từ thói quen sống và chế độ ăn uống không khoa học. Lâu dần chúng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của một số cơ quan nội tạng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phòng ngừa tình trạng này thì bạn cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
- Rèn luyện cho bản thân thói quen sinh hoạt lành mạnh bằng cách ngủ đúng giờ và đủ giấc, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý, không nên thức quá khuya, ổn định tâm lý, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài.
- Hãy duy trì cho bản thân thói quen tập luyện thể dục thể thao, nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện. Thể dục sẽ giúp bạn nâng cao thể lực, cải thiện chức năng xương khớp, kích thích trao đổi chất và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn thực hiện các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân và không nên tập gắng sức.
- Duy trì cho bản thân thói quen ăn uống khoa học, ăn đúng giờ và đủ bữa, hãy đa dạng thực phẩm sử dụng trong bữa ăn hàng ngày giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Không nên quá kén ăn hoặc sử dụng các loại thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn cay nóng, thức uống chứa cồn, chất kích thích,…
- Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, sớm phát hiện bệnh lý để có biện pháp can thiệp ngay từ sớm. Tránh để lâu phát sinh ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đe dọa tính mạng.
- Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh, cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Tuyệt đối không được tự ý chẩn đoán bệnh và kê đơn mua thuốc về sử dụng. Điều này sẽ không mang lại hiệu quả chữa bệnh, đôi khi còn gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Trên đây là những thông tin cần biết về triệu chứng đau bụng từng cơn bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Nếu tình trạng trên diễn ra kéo dài và có diễn biến phức tạp thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có biện pháp can thiệp đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!