Đau bụng xì hơi nhiều là bệnh gì? Cách khắc phục

Hiện tượng đau bụng xì hơi nhiều có thể do thói quen ăn uống thiếu khoa học hoặc do sử dụng thực phẩm khó tiêu hóa. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

đau bụng xì hơi nhiều
Đau bụng xì hơi nhiều có thể liên quan đến chế độ ăn uống hoặc một số bệnh lý trong cơ thể

Đau bụng xì hơi nhiều là bệnh gì?

Tình trạng đau bụng xì hơi nhiều có thể dẫn đến nhiều khó chịu, bối rối và đôi khi có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Các triệu chứng này thường không liên quan đến các tình trạng nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống.

Tuy nhiên, đôi khí truyền khí thường xuyên và đau dạ dày có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và điều kiện y tế cần được điều trị. Cụ thể một số nguyên nhân có thể gây đau bụng xì hơi nhiều bao gồm:

1. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Trong một số trường hợp vi khuẩn có thể được tạo ra bởi một số loại thực phẩm không được tiêu hóa đúng cách bên trong đường tiêu hóa. Điều này khiến thực phẩm lên men không đúng cách, tạo ra vi khuẩn và một lượng khí thừa trong dạ dày (khí thường có mùi rất hôi). Bên cạnh đó, một số người bệnh có thể bị đau bụng tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Các dấu hiệu tương đối giống với ngộ độc thực phẩm.

4 năm chịu đựng HP dạ dày khiến tôi vô cùng mệt mỏi, có những lúc còn bị xuất huyết tiêu hóa. Nhưng nhờ kiên trì dùng thuốc, tôi đã thoải mái hơn rất nhiều, ăn được, ngủ được sau 2 tháng >>> XEM NGAY

Một số loại thực phẩm thường khó tiêu hóa bên trong dạ dày bao gồm thực phẩm chứa nhiều đường, chất tạo ngọt, sữa (đặc biệt là sữa và kem), gluten hoặc đậu nành. Các loại thực phẩm này có thể dẫn đến tình trạng đau bụng xì hơi nhiều và một số dấu hiệu khác.

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể hạn chế lượng đường, đậu nành, đậu và sữa lỏng trong vòng 4 tuần. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh có thể loại bỏ các loại thực phẩm có chứa gluten.

Có thể mất ít nhất 6 tuần để cải thiện các triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bổ sung probiotic để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

2. Ảnh hưởng của một số loại thực phẩm

Một số loại thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, đau bụng, xì hơi nhiều. Trung bình mỗi người truyền khí 14 lần mỗi ngày. Do đó, nếu truyền khí quá nhiều, người bệnh có thể cần thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện các triệu chứng.

Đau bụng xì hơi nhiều là bệnh gì
Sử dụng các loại đậu có thể khó tiêu hóa và dẫn đến tình trạng truyền khí thường xuyên

Các loại thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng đau bụng xì hơi nhiều bao gồm:

  • Đậu các loại thực phẩm chứa đậu có thể dẫn đến khí thừa trong cơ thể, dẫn đến khó tiêu hóa. Đậu chứa nhiều raffinose, raffinose đi qua ruột non vào ruột già được vi khuẩn phá vỡ, tạo ra khí hydro, carbon dioxide và khí metan. Khí này sẽ được thoát qua trực tràng và dẫn đến tình trạng xì hơi nhiều.
  • Sản phẩm sữa có thể dẫn đến tình trạng đau bụng xì hơi nhiều ở người không thể tiêu thụ sữa.
  • Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì và yến mạch thường có nhiều chất xơ, raffinose và tinh bột. Các hoạt chất này được phá vỡ bởi vi khuẩn ở ruột già dẫn đến khí thừa và được truyền qua trực tràng ra khỏi cơ thể.
  • Một số loại rau như bông cải xanh, bắp cải, măng tây, súp lơ có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi và xì hơi nhiều. Tương tự như đậu, các loại rau này có chứa raffinose và gây khó tiêu hóa ở hệ thống tiêu hóa.
  • Đồ uống có gas có thể tăng đáng kể lượng khí cơ thể hấp thụ, điều này dẫn đến khí thừa gây ợ hoặc đau bụng xì hơi.
  • Một số loại trái cây như táo, đào, lê, mận có chứa đường tự nhiên sorbitol và cơ thể gặp khó khăn khi tiêu thụ loại đường này.
  • Hành tây chứa một loại đường tự nhiên gọi là fructose. Tương tự như raffinose và sorbitol, fructose góp phần tạo ra khí và dẫn đến tình trạng đau bụng xì hơi nhiều.

3. Nhu động ruột

Tình trạng đau bụng xì hơi nhiều có thể là nhu động ruột bình thường khi cơ thể có nhu cầu loại bỏ các chất thải. Điều này hoàn toàn bình thường và không dẫn đến các rủi ro không mong muốn.

Mặc dù nhu động ruột là điều bình thường, tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể. Một số người có thể có nhu động ruột thường xuyên nhưng không thể đi đại tiện. Điều này có thể là dấu hiệu của táo bón. Nguyên nhân chính thường là do mất nước mãn tính, thiếu tập thể dục, sử dụng ít chất xơ.

Nếu bị táo bón người bệnh có thể uống nhiều nước, bổ sung chất xơ để tăng cường nhu động ruột và giúp phân di chuyển dễ dàng hơn trong ruột. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên đến bệnh viện nếu không thể đại tiện trong một tuần, bị đau hoặc có máu trong phân.

4. Hội chứng kém hấp thu

Hội chứng kém hấp thu là thuật ngữ miêu ta các rối loạn ở ruột non, xảy ra khi ruột non không thể hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng và chất lỏng cần thiết. Vai trò chính của ruột non là hấp thụ các chất dinh dưỡng ở thực phẩm vào máu. Các loại chất dinh dưỡng mà ruột non thường gặp khó khăn khi hấp thụ thường là các chất dinh dưỡng đa lượng (như protein, carbohydrate, chất béo), vi chất dinh dưỡng (nhu vitamin và khoáng chất).

Thường xuyên bị đầy bụng xì hơi
Người kém hấp thu có thể không tiêu hóa được một số loại thực phẩm và gây khí thừa

Hội chứng kém hấp thu có thể liên quan đến một số bệnh lý, nhiễm trùng hoặc dị tật bẩm sinh. Cụ thể các nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Tổn thương ruột do nhiễm trùng, viêm, chấn thương hoặc do phẫu thuật
  • Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài
  • Các bệnh lý như bệnh celiac, bệnh Crohn, viêm tụy mãn tính hoặc xơ năng
  • Không dung nạp đường sữa
  • Một số khuyết tật bẩm sinh như viêm đường mật, xuất hiện khi ống mật không được phát triển bình thường
  • Nhiễm ký sinh trùng
  • Xạ trị làm tổn thương niêm mạc ruột
  • Sử dụng một số loại thuốc làm tổn thương niêm mạc ruột như tetracycline, colchicine hoặc cholestyramine

Các triệu chứng của Hội chứng kém hấp thu được gây ra khi các chất dinh dưỡng không được hấp thụ đi qua đường tiêu hóa. Các triệu chứng có thể phụ thuộc vào chất dinh dưỡng không được hấp thụ đúng cách, cụ thể như:

  • Chất béo dẫn đến tình trạng đi phân màu vàng nhạt, có mùi hôi, có tính kết dính (dính các cạnh của bồn cầu).
  • Một số loại đường dẫn đến tình trạng đau bụng xì hơi nhiều hoặc tiêu chảy.
  • Chất đạm gây khô tóc, rụng tóc hoặc giữ nước trong cơ thể.
  • Một số loại vitamin có thể gây ra các triệu chứng như thiếu máu, suy dinh dưỡng, huyết áp thấp, sụt cân và mất cơ bắp.

Hội chứng kém hấp thu có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và cần được xử lý phù hợp. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh cải thiện các triệu chứng bằng một số loại thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung nhiều nước. Nếu người bệnh có dấu hiệu mất nước, bác sĩ có thể đề nghị truyền nước và các chất dinh dưỡng cần thiết để tránh các rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó, một số chuyên gia dinh dưỡng có thể đề nghị một kế hoạch điều trị như:

  • Bổ sung enzyme để hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng và cơ thể không thể tự hấp thụ.
  • Bổ sung vitamin liều cao hoặc các chất dinh dưỡng khác mà ruột non không thể tự hấp thụ.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, tránh các loại thực phẩm không thể hấp thụ và tăng các chất dinh dưỡng cần thiết. Người bệnh có thể được khuyên tránh chất béo, tăng thực phẩm giàu kali để cân bằng các chất điện giải.

Nếu không được điều trị, Hội chứng kém hấp thu có thể gây tiêu chảy kéo dài, giảm cân và đau bụng xì hơi nhiều. Bên cạnh đó, thiếu vitamin có thể gây thiếu máu, tê tay chân và các vấn đề về trí nhớ. Do đó nếu người bệnh thường xuyên bị đau bụng xì hơi nhiều nên đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm và điều trị phù hợp.

5. Đầy hơi

Trong hệ thống tiêu hóa có chứa một lượng khí thông thường. Cơ thể loại bỏ khí này bằng cách ợ hơi hoặc xì hơi. Điều này là hoàn toàn bình thường và không phải là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu khí được giữ lại ở hệ thống tiêu hóa và không thể truyền ra khỏi cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng đau bụng xì hơi nhiều.

Các dấu hiệu đầy hơi chướng bụng khác có thể bao gồm:

  • Đau bụng, chuột rút hoặc cảm thấy căng cứng ở bụng
  • Có sự gia tăng đáng kể kích thước ổ bụng
  • Ợ thường xuyên
  • Khó thở
Đau bụng trên rốn và xì hơi
Đầy hơi chướng bụng có thể là nguyên nhân phổ biến gây xì hơi nhiều

Đầy hơi có thể dẫn đến tình trạng truyền khí nhiều hơn 20 lần mỗi ngày. Hiếm khi tình trạng này là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng kèm theo như:

  • Đi ngoài ra máu
  • Thay đổi tính nhất quán của phân
  • Thay đổi tần số nhu động ruột
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Buồn nôn hoặc nôn kéo dài

Thông thường đầy hơi có thể tự cải thiện sau một vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên đôi khi người bệnh cần áp dụng các biện pháp xử lý điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn. Hầu hết người bệnh đều cảm thấy thoải mái hơn với các biện pháp như:

  • Tránh sử dụng thực phẩm giàu chất xơ trong một vài tuần và dần dần bổ sung trở lại để cải thiện tình trạng đầy hơi
  • Giảm các sản phẩm sữa để cải thiện các triệu chứng
  • Hạn chế chất béo và thực phẩm chiên
  • Không sử dụng hoặc giảm lượng đồ uống có gas
  • Bổ sung chất lỏng bao gồm nước để tránh táo bón

Nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như:

  • Alpha-galactosidase có thể phá vỡ carbohydrate trong đậu và một số loại rau
  • Bổ sung Lactase để giúp cơ thể tiêu thụ đường sữa
  • Simethicone có thể hỗ trợ phá vỡ các bóng khí và giúp khí đi qua đường tiêu hóa

6. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là thuật ngữ chỉ các tình trạng gây viêm niêm mạc dạ dày. Các nguyên nhân thường là do nhiễm vi khuẩn Hp, sử dụng một số loại thuốc thường xuyên, nghiện rượu hoặc căng thẳng quá mức.

Viêm dạ dày có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp viêm dạ dày có thể được cải thiện nếu được điều trị phù hợp.

Đôi khi viêm dạ dày không dẫn đến dấu hiệu và triệu chứng nhận biết cụ thể nào. Một số người bệnh có thể bị đau bụng xì hơi nhiều hoặc đau rát ở vùng thượng vị và cảm thấy tốt hơn sau khi ăn. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Có cảm giác no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn

Hầu như tất cả mọi người đều gặp một cơn khó tiêu và kích thích dạ dày. Nếu các trường hợp được cải thiện trong một vài ngày, người bệnh có thể không cần điều trị y tế. Bên cạnh đó, đến bệnh viện nếu các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần hoặc kèm theo các triệu chứng như nôn ra máu, có phân có màu đen.

Các biện pháp điều trị viêm dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh để tiêu diệt H. pylori.
  • Các loại thuốc ngăn chặn sản xuất axit và thúc đẩy chữa lành các tổn thương ở dạ dày.
  • Thuốc làm giảm sản xuất axit dạ dày.
  • Thuốc kháng axit trung hòa axit dạ dày có tác dụng giảm đau nhanh chóng tuy nhiên có thể gây táo bón và tiêu chảy.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống, tránh các loại thực phẩm gây kích ứng, tránh sử dụng rượu và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

7. Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là tình trạng xuất hiện các vết loét phát triển bên trong niêm mạc dạ dày và phần trên của ruột non (tá tràng). Các triệu chứng phổ biến nhất thường là đau dạ dày, tuy nhiên một số người có thể bị đau bụng xì hơi nhiều.

Các nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng này là nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), sử dụng aspirin và thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài. Bên cạnh đó, căng thẳng và sử dụng thức ăn cay không gây loét dạ dày nhưng có thể khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Bị xì hơi nhiều là bệnh gì
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng cần được điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Thông thường việc điều trị thường bao gồm tiêu diệt vi khuẩn H. pylori, (nếu có), loại bỏ hoặc giảm sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (nếu có thể) và sử dụng thuốc giúp vết loét của bạn lành lại.

Điều trị loét dạ dày thường có tiên lượng tốt. Tuy nhiên nếu vết loét nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị nội soi và kiểm tra các nguyên nhân hoặc điều kiện y tế khác có liên quan.

8. Viêm tụy

Tuyến tụy là một tuyến lớn phía sau dạ dày và ở bên cạnh ruột non. Chức năng chính của tuyến tụy là giải phóng enzyme tiêu hóa và giải phóng insulin, glucagon vào máu. Tuyến tụy có thể bị viêm hoặc tổn thương nếu các enzym tiêu hóa bắt đầu hoạt động trước khi tuyến tụy giải phóng enzyme này vào ruột non.

Viêm tụy được phân loại thành viêm tụy cấp tính và viêm tụy mãn tính. Dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

– Viêm tụy cấp tính:

  • Sốt
  • Nhịp tim cao
  • Buồn nôn và nôn
  • Sưng và đau bụng
  • Đau ở phần trên của bụng và lan tỏa ra lưng, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn khi ăn một số loại thực phẩm, đặc biệt là chất béo

– Viêm tụy mãn tính:

  • Đau bụng liên tục lan tỏa ra sau lưng
  • Tiêu chảy và giảm cân do tuyến tụy không tiết đủ enzym tiêu hóa
  • Đau bụng xì hơi nhiều và nôn do một số loại thực phẩm không được tiêu hóa đúng cách

Viêm tụy có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng bao gồm bệnh tiểu đường, nhiễm trùng tụy, suy thận, suy dinh dưỡng, hoại tử tụy, có vấn đề về hơi thở (hôi miệng) hoặc ung thư tuyến tụy. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Các biện pháp điều trị viêm tụy có thể bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh, truyền dịch để tránh mất nước và tránh sử dụng thực phẩm để tuyến tụy có thời gian phục hồi. Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện và ngăn ngừa tái phát.

9. Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm niêm mạc đại tràng, hay ruột già. Các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng nhẹ, khó chịu thường xuyên trong một thời gian dài. Một số người bệnh có thể gặp tình trạng xì hơi nhiều, buồn nôn hoặc nôn.

Đau bụng xì hơi thối
Viêm đại tràng có thể gây khó chịu ở bụng và tăng số lần xì hơi trong ngày

Các loại bệnh viêm đại tràng phổ biến bao gồm:

  • Viêm loét đại tràng
  • Viêm đại tràng giả mạc
  • Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ
  • Viêm đại trạng dị ứng (xảy ra ở trẻ sơ sinh)

Viêm đại tràng có thể được điều trị bằng thuốc để cải thiện các cơn đau, kháng sinh để điều trị nhiễm trùng hoặc phẫu thuật nếu các phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào loại viêm đại tràng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

10. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến ruột già. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau bụng, chuột rút, đầy hơi, xì hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.

Thông thường các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích có thể được cải thiện bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống, thay đổi lối sống và hạn chế căng thẳng. Bên cạnh đó, một số ít người bệnh có thể có các triệu chứng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế.

Hiện tại không có cách điều trị Hội chứng ruột kích thích. Các biện pháp điều trị nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Cụ thể người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống và lối sống như:

  • Xác định và tránh các loại thực phẩm khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn
  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ
  • Uống nhiều nước
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ngủ đủ giấc
  • Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc điều trị như:
  • Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ
  • Thuốc nhuận tràng
  • Thuốc chống tiêu chảy
  • Thuốc kháng cholinergic
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Thuốc giảm đau
  • Một số loại thuốc dành riêng cho Hội chứng ruột kích thích như Alosetron, Eluxadoline, Rifaximin hoặc Linaclotide.

11. Mang thai

Đôi khi tình trạng đau bụng xì hơi nhiều có thể là dấu hiệu mang thai. Hầu hết phụ nữ mang thai để có khí dư thừa, do nội tiết tố thay đổi trong thai kỳ có thể làm chậm hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, một số phụ nữ mang thai có thể mất kiểm soát các cơ bắp, bao gồm cơ ở trực tràng và hậu môn. Điều này cũng dẫn đến tình trạng xì hơi nhiều.

Đầy bụng xì hơi khi mang thai
Đôi khi tình trạng đau bụng xì hơi có thể là dấu hiệu của việc mang thai

Đau bụng xì hơi nhiều không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, thai phụ có thể tham khảo một số cách khắc phục như:

  • Tập thể dục và vận động thường xuyên có thể giúp thực phẩm di chuyển nhanh hơn.
  • Tránh các loại thực phẩm có thể gây truyền khí nhiều như đồ uống có gas, các loại đậu, bông cải xanh, súp lơ và trái cây sấy khô.
  • Hạn chế tiêu thụ sữa và các loại thực phẩm giàu canxi khác, đặc biệt là đối với người không dung nạp đường sữa

Xử lý tình trạng đau bụng xì hơi nhiều

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng đau bụng xì hơi nhiều. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số cách xử lý tại nhà như:

đầy bụng xì hơi phải làm sao
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng
  • Ăn uống chậm, dành thời gian để nhai và nuốt để tránh nuốt khí thừa vào dạ dày.
  • Tránh sử dụng đồ uống có gas và bia, vì các loại đồ uống này có thể giải phóng khí carbon dẫn đến khí thừa.
  • Không hút thuốc hoặc ngậm kẹo cao su để tránh nuốt khí thừa.
  • Tránh sử dụng một số loại thực phẩm gây khí thừa như một số loại đầu, bắp cải, hành tây, súp lơ,…
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm béo, bởi vì chất béo có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn lên men.
  • Tạm thời ngừng sử dụng chất xơ cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
  • Sử dụng thuốc không kê đơn có thể giảm lượng khí trong hệ thống tiêu hóa.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Đau bụng xì hơi nhiều có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, đến bệnh viện nếu tình trạng này xuất hiện cùng một số dấu hiệu như:

  • Tiêu chảy
  • Đau bụng dữ dội và dai dẳng
  • Phân có máu
  • Thay đổi màu sắc và tần suất của phân
  • Giảm cân ngoài ý muốn
  • Khó chịu hoặc đau ở ngực
  • Chán ăn hoặc cảm thấy no sau khi ăn một lượng thức ăn nhỏ

Đau bụng xì hơi là hiện tượng phổ biến và tự nhiên. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm và điều trị phù hợp.

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *