Viêm đau dạ dày gây sốt không? Nếu bị có nguy hiểm?
Nội dung bài viết
Viêm đau dạ dày kèm theo sốt nhẹ là tình trạng thường gặp ở những người bị nhiễm khuẩn Hp, cơn sốt sẽ nhanh chóng chấm dứt khi cơn đau kết thúc. Nhưng nếu bạn bị viêm đau dạ dày gây sốt cao thì rất nguy hiểm, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số biến chứng của bệnh, vì thế bạn tuyệt đối không được chủ quan trong thăm khám để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm đau dạ dày có gây sốt không?
Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp, bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do sự tấn công của dịch vị acid hoặc vi khuẩn gây hại. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối diện với rất nhiều triệu chứng khó chịu như đau vùng thượng vị, chướng bụng đầy hơi, nôn và buồn nôn,… những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ có dấu hiệu đi ngoài và nôn ra máu.
Đau dạ dày kèm theo sốt xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị kích ứng do phản ứng viêm xảy ra. Tình trạng này có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính nhưng không phổ biến. Đa số các trường hợp bị viêm đau dạ dày gây sốt đều là do vi khuẩn Hp gây ra. Nếu người bệnh không tiến hành điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ biến chứng sang viêm loét và ung thư rất nguy hiểm.
Biểu hiện khi bị đau dạ dày gây sốt
Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường có triệu chứng sốt nhẹ do phản ứng viêm tại dạ dày gây ra. Ngoài sốt thì người bệnh còn phải đối mặt với một số triệu chứng đặc trưng sau đây:
- Đau vùng thượng vị: Cơn đau thường xuất hiện khi bụng quá đói hoặc sau khi ăn no. Tùy vào cơ địa mỗi người mà cơn đau dạ dày có thể xuất hiện âm ỉ, đau dữ dội hoặc quặn từng cơn. Cũng có vài trường hợp cơn đau xuất hiện lan rộng đến vùng lưng và ngực gây khó thở.
- Nôn và buồn nôn: Đau dạ dày khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả và gây ra các triệu chứng nôn hoặc buồn nôn sau khi ăn. Triệu chứng này thường diễn ra kéo dài và xuất hiện cùng lúc với cơn đau vùng thượng vị.
- Đầy hơi khó tiêu: Đây là triệu chứng rất dễ bắt gặp mỗi khi cơn đau dạ dày xuất hiện do thức ăn không tiêu hóa hết bị tích tụ bên trong đường ruột và dạ dày. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải tình trạng sôi bụng, bụng cồn cào,…
- Chán ăn: Đau dạ dày khiến người bệnh cảm thấy ăn uống không ngon miệng và biếng ăn. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy nhược và gầy sút ở mức độ nghiêm trọng.
Nếu bị đau dạ dày kèm theo sốt diễn ra kéo dài sẽ khiến thể trạng của bạn giảm sút nghiêm trọng. Trường hợp bị sốt cao dai dẳng và không thuyên giảm thì rất có thể là triệu chứng của đau dạ dày cấp. Lúc này, bạn cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài các triệu chứng đau dạ dày thông thường, khi bị sốt cao người bệnh còn có các triệu chứng khác như:
- Đổ mồ hôi nhiều, có cảm giác lạnh run
- Đau nhức khắp các cơ bắp và nhức đầu
- Chán ăn, cơ thể dần bị mất nước
- Nhiệt độ cơ thể lên cao từ 39 – 41 độ C
- Một vào trường hợp còn bị ảo giác, co giật,…
Viêm đau dạ dày gây sốt có nguy hiểm không?
Viêm đau dạ dày kèm theo sốt có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ sốt của mỗi người. Những trường hợp đau dạ dày chỉ bị sốt nhẹ thì bạn không cần phải quá lo lắng, đây là phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể đối với các tác nhân có hại gây ra phản ứng viêm bên trong dạ dày. Đến khi cơn đau chấm dứt thì tình trạng sốt nhẹ cũng sẽ thuyên giảm dần.
Còn nếu bị đau dạ dày kèm theo sốt cao, cơn đau có tính chất dữ dội hoặc quặn từng cơn, đồng thời gây ra triệu chứng buồn nôn, nôn ra máu,… thì tuyệt đối không được chủ quan. Khả năng cao đây là biến chứng của bệnh như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày,… Lúc này người bệnh cần nhanh chóng đi cấp cứu, nếu để lâu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đau dạ dày kèm theo sốt nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ làm gia tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày. Đây là bệnh lý nguy hiểm có mức độ tử vong rất cao, vì thế người bệnh tuyệt đối không được chủ quan trong thăm khám và điều trị.
Cách xử lý khi bị viêm đau dạ dày gây sốt
Đau dạ dày kèm theo sốt cần phải được xử lý kịp kịp thời để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ở những trường hợp sốt cao thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Nếu chỉ bị sốt với mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng các mẹo giảm sốt bên dưới đây:
1. Uống thuốc giảm đau dạ dày
Ở những trường hợp xuất hiện cơn đau dạ dày đột ngột với mức độ nghiêm trọng thì người bệnh nên sử dụng thuốc giảm đau dạ dày. Loại thuốc này có bán phổ biến tại các cửa hàng thuốc Tây không theo đơn kê của bác sĩ, bạn chỉ cần mua về và sử dụng đúng theo hướng dẫn in trên bao bì.
Đây là phương pháp giảm đau dạ dày được người bệnh áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng nên lưu ý là không được lạm dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
2. Chườm mát giúp hạ nhiệt
Chườm mát là phương pháp hạ sốt đơn giản, an toàn và có thể áp dụng tức thời ngay khi cơn sốt xuất hiện. Tuy nhiên, cách này chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp bị sốt nhẹ với mức độ không quá nghiêm trọng.
– Cách thực hiện:
- Lấy một chiếc khăn sạch, thấm một ít nước cho ướt hết khăn rồi sử dụng để chườm hoặc đắp vào vùng trán, nách và bẹn để giảm nhiệt cơ thể
- Khi khăn hết mát thì thay bằng chiếc khăn khác và thực hiện tương tự. Lặp lại động tác này nhiều lần cho đến khi cơ thể hạ sốt là được.
3. Hạ sốt bằng cách xông hơi
Ngoài cách chườm mát thì xông hơi cũng là phương pháp hạ nhiệt cơ thể khá hiệu quả. Khi xông hơi lỗ chân lông trên da sẽ giãn nở, tạo điều kiện thuận lợi để mồ hôi tiết ra bên ngoài và tản nhiệt. Sau 5 – 10 phút xông hơi cơ thể sẽ dần hạ nhiệt và giảm sốt, tuy nhiên cách này chỉ tích hợp áp dụng đối với những trường hợp sốt nhẹ, nếu bạn bị sốt cao thì tuyệt đối không được xông hơi.
Khi nấu nước xông hơi bạn có thể bổ sung thêm một số loại thảo dược tự nhiên giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Đồng thời, thành phần tinh chất trong thảo dược còn giúp cải thiện sức khỏe và mang lại hiệu quả giảm đau.
4. Đắp khoai tây để hạ sốt
Mỗi khi cơn đau dạ dày kèm sốt xuất hiện, bạn có thể tận dụng khoai tây ngay bên trong gian bếp để hạ nhiệt, giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn. Với cách hạ nhiệt bằng khoai tây này thì hiệu quả mang lại rất nhanh chóng, chỉ sau vài phút áp dụng là bạn đã thấy được kết quả.
– Cách thực hiện:
- Khoai tây đem đi rửa sạch lớp đất cát bên ngoài qua nhiều lần nước, sau đó vớt ra để cho ráo.
- Dùng dao thái khoai tây thành từng lát mỏng, sau đó đem ngâm trong giấm khoảng 10 phút.
- Vớt khoai tây ra đắp trực tiếp lên vùng trán, lòng bàn tay và lòng bàn chân giúp hạ nhiệt cơ thể.
5. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi
Chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh đau dạ dày kèm theo sốt. Tốt nhất, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày đa dạng các loại thực phẩm giúp bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước cho cơ thể. Trái cây giàu vitamin C là nhóm thực phẩm được ưu tiên sử dụng cho người bệnh lúc này.
Bên cạnh đó, bạn cũng không quên bổ sung nhiều nước cho cơ thể để tránh bị mất nước dẫn đến suy nhược, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời, chế độ ăn uống của người bị đau dạ dày kèm sốt cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm ngọt chứa nhiều đường, thực phẩm thô cứng khó tiêu hóa, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc chế biến nhiều gia vị.
Người bị đau dạ dày cần phải điều chỉnh lại lối sống hàng ngày sao cho khoa học. Mỗi khi cơn đau dạ dày tái phát bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tuyệt đối không được thức khuya hoặc làm việc quá sức khiến đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng.
6. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa
Sau khi áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng sốt vẫn diễn ra kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Tuyệt đối không được chủ quan để tránh phát sinh ra các biến chứng không mong muốn. Khi bị đau dạ dày kèm theo các triệu chứng sau đây thì bạn cũng nhanh chóng đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời:
- Sốt cao trên 40 độ
- Nôn ra máu
- Khó thở
- Ngất xỉu
Khi bị đau dạ dày kèm theo sốt người bệnh nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Tiến hành thăm khám chuyên khoa tìm ra nguyên nhân gây bệnh, dựa vào đó bác sĩ mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp cải thiện tình trạng bệnh triệt để, tránh phát sinh biến chứng. Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đau dạ dày kèm theo sốt để có biện pháp xử lý đúng cách khi gặp phải.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!