Đau bụng quanh rốn ở trẻ em và thông tin cần biết
Nội dung bài viết
Đau bụng quanh rốn ở trẻ em là hiện tượng xảy ra khá phổ biến do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, nhiễm giun sán, do bệnh lý,… Khi thấy trẻ gặp phải tình trạng này thì các bậc cha mẹ khá chủ quan trong việc đưa trẻ đi thăm khám, thường tự ý mua thuốc về cho trẻ sử dụng và điều này để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là những thông tin cần biết về tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ em, cha mẹ nên theo dõi để hiểu rõ hơn và có các biện pháp xử lý đúng cách.
Nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em
Đau bụng quanh rốn là triệu chứng thường gặp ở rất nhiều trẻ em và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì khá phổ biến, có thể kể đến như:
- Ngộ độc thức ăn: Đây là nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em thường gặp nhất. Ngộ độc thức ăn là ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc và dẫn đến tình trạng đau bụng quanh rốn, tiêu chảy, sốt cao. Ở những trường hợp ngộ độc thức ăn ở mức độ nặng sẽ kèm theo triệu chứng ói mửa và đi cầu ra máu. Nếu thấy bé bị ngộ độc thức ăn ở mức độ nặng và đau bụng nhiều thì mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được can thiệp đúng cách
- Nhiễm trùng: Đau bụng quanh rốn cũng có thể xảy ra nếu cơ thể bé bị nhiễm trùng do mắc bệnh viêm amidan, viêm gan, viêm phổi, sốt rét,… Tuy nhiên, các cơn đau do nhiễm trùng thường chỉ xảy ra trong vài ngày và chấm dứt ngay khi trẻ hết bệnh. Còn nếu trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau bụng quanh rốn thì tuyệt đối không được chủ quan, lúc này mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách.
- Nhiễm giun: Nhiễm giun đũa cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ em thường gặp. Thông thường cơn đau bụng do nhiễm giun sẽ diễn ra kéo dài nhiều lần liên tục mà không hề bị dứt hẳn, tình trạng này cứ diễn ra lặp đi lặp nhiều lần cho đến khi phát hiện và tiến hành điều trị hợp lý. Ngoài ra, đau bụng quanh rốn cũng có thể xảy ra nếu bạn bị giun chui vào các cơ quan nội tạng bên trong ổ bụng như gan, mật,…
- Khó tiêu: Đau bụng quanh rốn cũng có thể xảy ra nếu trẻ đang gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, thường gặp nhất là khó tiêu. Tình trạng này thường xảy ra sau khi kết thúc bữa ăn. Lúc này, ngoài bị đau bụng trẻ còn phải đối mặt với các triệu chứng như đầy hơi, căng tức bụng, ợ hơi, ợ chua,…
- Táo bón: Đau bụng quanh rốn cũng có thể xảy ra khi trẻ bị táo bón, tình trạng này xảy ra có liên quan trực tiếp đến các loại thực phẩm mà bạn bổ sung vào cơ thể mỗi ngày như chế độ ăn uống thiếu chất xơ, dùng nhiều đồ chiên xào dầu mỡ, uống nhiều nước giải khát, nước ngọt có gas,…
Các kiểu đau bụng quanh rốn thường gặp
Đau bụng quanh rốn và các triệu chứng đi kèm thường có sự khác nhau giữa các đối tượng tùy thuộc vào nguyên nhân và các bệnh lý mà người đó mắc phải. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Đau bụng quanh rốn được y khoa chia thành 3 dạng cơ bản sau đây:
- Đau bụng phần nửa trên rốn: Nếu bị đau bụng ở nữa trên rốn thường sẽ có liên quan đến các bệnh lý về gan mật, bệnh về dạ dày, dạ dày hoặc đại tràng ngang.
- Đau bụng phần nửa dưới rốn: Đây là vị trí đau bụng phản ánh bệnh lý có liên quan đến ruột thừa, đại tràng sigma, trực tràng, bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục nữ.
- Đau toàn ổ bụng khó xác định vị trí: Nếu trẻ bị đau bụng rơi vào trường hợp này thì cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý đến một số bệnh lý toàn thân hoặc tại chỗ. Thường gặp nhất là lồng ruột, viêm ruột cấp tính, viêm phúc mạc hoặc di căn ung thư,…
Đau bụng quanh rốn ở trẻ em là bệnh gì?
Vùng bụng quanh rốn chứa rất nhiều cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể như gan, lá lách, dạ dày, tụy, mật, thận, ống niệu,… Nếu trẻ bị đau bụng quanh rốn thì rất có thể đây là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm có liên quan trực tiếp đến các cơ quan này. Cụ thể là:
– Lồng ruột
Lồng ruột là tình trạng một khúc ruột bên trong cơ thể bị lồng vào bên trong khúc ruột khác, đây là triệu chứng xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng – 2 tuổi. Khi gặp phải tình trạng này trẻ sẽ có triệu chứng đau bụng xung quanh vùng rốn kèm theo nôn mửa, khóc thét từng cơn, nôn ra dịch nhầy có màu xanh và vàng, đại tiện ra máu,…
– Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng này còn được biết đến với cái tên khác là đại tràng co thắt hoặc rối loạn đại tràng. Đây là bệnh lý xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, thói quen ăn uống thiếu khoa học, tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y. Hội chứng ruột kích thích thường có các triệu chứng điển hình là đau bụng quanh vùng rốn, xuất hiện cơn đau quặn thắt theo từng cơn, đau vùng thượng vị sau khi ăn no hoặc sau khi ăn đồ nhiều dầu mỡ, rối loạn tiêu hóa,…
– Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây hại khác tấn công vào trong lớp niêm mạc của dạ dày gây viêm nhiễm và hình thành nên các cơn đau. Khi trẻ bị viêm dạ dày, ngoài triệu chứng đau bụng quanh rốn, trẻ còn phải đối mặt với triệu chứng tiêu chảy, sốt, nôn và buồn nôn, tiêu chảy,…
– Viêm tụy cấp
Đau bụng quanh rốn cũng có thể là triệu chứng của căn bệnh viêm tụy cấp, nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do viêm nhiễm hoặc là tác dụng của một số loại thuốc Tây y trong điều trị bệnh. Khi bị viêm tụy cấp, ngoài triệu chứng đau bụng ở trên thì người bệnh còn có thêm các biểu hiện đi kèm là nôn và buồn nôn, nhịp tim tăng cao.
– Viêm ruột thừa
Khi bị viêm ruột thừa trẻ sẽ bị đau bụng ở vùng dưới rốn, sau đó cơn đau sẽ nhanh chóng lan rộng sang phía bên phải của ổ bụng. Ngoài đau bụng thì trẻ còn có các dấu hiệu phân biệt khác như đầy hơi, ăn không ngon, tiêu chảy hoặc táo bón,… Nếu trẻ ho hoặc cử động thì cơn đau nhức do viêm ruột thừa sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Viêm ruột thừa là bệnh lý khá nguy hiểm cần phải cấp cứu nhanh chóng để tránh gây vỡ ruột thừa và nguy hiểm đến tính mạng.
– Tắc ruột non
Đau bụng quanh rốn cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tắc ruột non. Đây là tình trạng một khúc của ruột non bị tắc nghẽn khiến cho thức ăn không thể đi sâu vào trong đường tiêu hóa để thực hiện tiêu hóa và đào thải cặn bã ra bên ngoài. Các nguyên nhân gây tắc ruột non thường gặp ở trẻ là có khối u trong đường tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột, nhiễm trùng, di chứng sau phẫu thuật.
Tắc ruột non là bệnh lý khá nguy hiểm, nếu bố mẹ không sớm phát hiện đưa trẻ đến cơ sở y tế tiến hành thăm khám để có các biện pháp can thiệp đúng cách sẽ đe dọa đến tính mạng của trẻ.
– Thoát vị rốn
Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em. Thoát vị rốn là hiện tượng mô bụng phình ra thông qua rốn, lúc này khi quan sát bạn sẽ thấy rốn của trẻ bị sưng tấy. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và tự hết khi trẻ lớn lên, cũng có một số trường hợp nghiêm trọng cần phải tiến hành phẫu thuật can thiệp để hạn chế nguy cơ bị tắc ruột.
– Thiếu máu cục bộ
Thiếu máu cục bộ tình trạng lưu thông máu bên trong cơ thể bị gián đoạn khiến lượng máu lưu thông đến vùng bụng không đủ dẫn đến tình trạng đau bụng quanh rốn, nhịp tim tăng cao, xuất hiện máu trong phân,… Thiếu máu cục bộ thường xảy ra khi bị tắc mạch hoặc xuất hiện cục máu đông bên trong mạch máu.
Nếu nghi ngờ trẻ bị đau bụng quanh rốn do thiếu máu cục bộ gây ra thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Trường hợp nhẹ thì được chỉ định dùng thuốc điều trị, nếu nặng thì cần tiến hành phẫu thuật.
– Phình động mạch chủ
Phình động mạch chủ xảy khi thành động mạch bị suy yếu hoặc phình to một cách bất thường. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ vỡ mạch máu và đe dọa đến tính mạng của trẻ. Một số triệu chứng do phình động mạch chủ gây ra giúp bạn phân biệt với các bệnh lý khác là khó thở, nhịp tim tăng, ngất xỉu, hạ huyết áp, một bên cơ thể bị suy yếu,…
Đa số các trường hợp bị phình động mạch chủ đều được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa phát sinh các biến chứng không mong muốn.
Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có nguy hiểm không?
Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra khi đang có con nhỏ. Lý giải điều này thì chuyên gia cho biết, nếu trẻ chỉ bị đau bụng quanh rốn thông thường, cơn đau chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và biến mất sau đó thì không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh cũng sẽ gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến cơ thể trẻ như mệt mỏi, quấy khóc, tinh thần uể oải, bỏ ăn và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Nhưng nếu thấy trẻ bị đau bụng quanh rốn ở mức độ nghiêm trọng, tình trạng này diễn ra kéo dài khiến sức khỏe của trẻ ngày càng suy yếu hoặc có kèm theo các triệu chứng bất thường thì cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan trong điều trị. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ như tắc ruột non, thoát vị rốn, thoát vị động mạch chủ,…
Chẩn đoán đau bụng quanh rốn ở trẻ em
Nếu tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ em kéo dài nhiều ngày liên tục hoặc tình trạng đau bụng kèm theo các triệu chứng bất thường sau đây thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa:
- Đau bụng dữ dội
- Đi ngoài có xuất hiện máu
- Buồn nôn và ói mửa nhiều lần
- Phần bụng dưới bị sưng đau
- Sốt cao, vàng da và sút cân
- Tim đập nhanh và khó thở
Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, hỏi thăm cha mẹ về bệnh sử của bé và chỉ định trẻ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Các xét nghiệm thường được chỉ định thực hiện cho trẻ em bị đau bụng quanh rốn là:
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT
- Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng tế bào máu và độ điện giải
- Phân tích nước tiểu giúp loại trừ bệnh ở đường tiết niệu hoặc sỏi thận
- Xét nghiệm phân để kiểm tra mầm bệnh
Khi xác định được chính xác nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức và chấm dứt nguyên căn gây ra bệnh.
Cách xử lý khi trẻ bị đau bụng quanh rốn
Đau bụng quanh rốn là triệu chứng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em và nhiều cha mẹ đã chủ quan tự mua thuốc về điều trị cho bé tại nhà, điều này sẽ không đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ cũng như sự phát triển của cha mẹ sau này. Chính vì thế, khi trẻ có các dấu hiệu ở trên do bất kỳ nguyên nhân gì đi nữa thì bạn cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.
Nếu trẻ chỉ bị đau bụng quanh rốn ở mức độ nhẹ thì mẹ có thể xử lý tại nhà theo hướng dẫn dưới đây giúp giảm đau cho bé:
Cho bé uống nhiều nước
Ở những trường hợp trẻ bị đau bụng quanh rốn nếu kèm theo nôn và tiêu chảy thì mẹ cần phải cho trẻ uống thật nhiều nước hoặc sử dụng dung dịch oresol theo hướng dẫn của chuyên gia. Cách này giúp bù nước và bù khoáng mà trẻ bị mất đi do quá trình đi tiêu, tránh để cơ thể trẻ bị suy nhược và mất điện giải nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động
Khi thấy trẻ có biểu hiện đau bụng quanh rốn thì mẹ nên hạn chế cho trẻ hoạt động thể chất quá nhiều. Thay vào đó, hãy cho bé nằm nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát để tránh khiến cơn đau trở nên ngày một tồi tệ hơn.
Chườm nóng và massage bụng
Bên cạnh việc cho trẻ nghỉ ngơi, mẹ cũng có thể tiến hành chườm nóng cho trẻ giúp mang lại hiệu quả giảm đau bụng khá hiệu quả. Chườm nóng giảm đau có các thực hiện rất đơn giản, an toàn nên mẹ hoàn toàn có thể tự áp dụng cho trẻ tại nhà.
– Cách thực hiện: Cho nước ấm vào trong túi chườm và sử dụng để xoa nhẹ nhàng lên vùng bụng của trẻ. Khi thực hiện mẹ không nên để túi chườm cố định một chỗ, điều này có thể gây bỏng da của trẻ.
Ngoài cách chườm ấm giảm đau này, mẹ cũng có thể dùng hai tay để massage vùng bụng cho trẻ. Việc dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp làm nóng và kích thích tuần hoàn máu đến vùng bụng, từ đó mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng.
Cho bé sử dụng thức ăn dễ tiêu hóa
Khi trẻ bị đau bụng quanh rốn thường thì đa số các trẻ sẽ không muốn ăn, lúc này mẹ không nên chiều theo ý bé mà hãy dụ cho bé ăn. Việc nhịn ăn như vậy sẽ khiến cơ thể trẻ dần suy nhược và không có sức khỏe để chống lại bệnh tật.
Tốt nhất, mẹ nên chế biến thức ăn cho bé sử dụng dưới dạng mềm lỏng để dễ tiêu hóa, đồng thời giúp bé dễ ăn và vẫn đảm bảo được dinh dưỡng nạp cho cơ thể.
Pha trà thảo dược cho trẻ uống giúp giảm đau
Nếu tình trạng đau bụng quanh rốn xảy ra ở những trẻ lớn hơn 3 tuổi thì mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại trà thảo dược thiên nhiên để giảm đau. Thành phần dược tính bên trong các loại dược liệu này khi đi vào cơ thể trẻ sẽ kích thích tuần hoàn máu, mang lại hiệu quả kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Các loại trà thảo dược có tác dụng giảm đau bụng quanh rốn có thể sử dụng cho trẻ em là:
- Trà gừng ấm: Lấy vài lát gừng tươi cho vào cốc hãm với nước sôi khoảng 20 phút rồi cho trẻ uống ngay khi còn ấm. Trà gừng sẽ có tác dụng kích thích tuần hoàn máu và làm giảm co thắt tại ruột
- Mật ong pha nước ấm: Lấy một thìa mật ong nguyên chất pha cùng với một cốc nước ấm rồi cho trẻ uống, để mang lại hiệu quả giảm đau tốt nhất thì mẹ nên cho trẻ uống 2 lần/ngày.
- Trà bạc hà: Lấy một ít là bạc hà, gừng tươi, hạt thì là và hạt tiêu đen xay nát cùng với nhau, sau đó cho vào nước ấm hãm khoảng 15 phút rồi cho trẻ uống 2 lần/ngày.
Biện pháp phòng tránh đau bụng quanh rốn cho trẻ em
Đau bụng quanh rốn là triệu chứng có thể tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Vì thế, để giúp bé phòng ngừa tình trạng này thì mẹ nên chú ý những điều dưới đây:
- Tập cho bé thói quen sinh hoạt đúng giờ và hợp lý như cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. Hiện nay, nhiều bố mẹ có thói quen thức khuya khiến con cũng thức theo, điều này sẽ tác động không tốt đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.
- Khuyến khích trẻ thực hiện các vận động giúp nâng cao sức khỏe như tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, tham gia các trò vận động ngoài trời ở trường lớp hoặc ba mẹ cũng có thể tổ chức các hoạt động ngoài trời và tham gia cùng với bé.
- Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. Trẻ em là đối tượng cần hàm lượng dưỡng chất rất cao để phục vụ cho sự phát triển. Vì thế mẹ cần luyện cho bé thói quen ăn đa dạng thực phẩm giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế cho bé sử dụng các loại đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn,…
- Khi chế biến đồ ăn cho trẻ, mẹ cần phải chú ý vệ sinh tay, dụng cụ và nguyên liệu chế biến thật sạch sẽ. Tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Điều này giúp bé phòng tránh được tình trạng đau bụng quanh rốn do nhiễm khuẩn.
- Thực hiện sổ giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần, thường xuyên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát bệnh tật đồng thời kiểm tra được sự phát triển của trẻ.
- Nếu thấy trẻ bị đau bụng quanh rốn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được chủ quan trong điều trị, điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng đau bụng quanh rốn mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chăm sóc trẻ em để sớm phát hiện những vấn để bất thường ở trẻ và có các biện pháp can thiệp đúng cách. Đau bụng quanh rốn ở trẻ em là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, vì vậy bạn không được chủ quan trong việc đưa trẻ đi khám và điều trị để tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!