Dán Sứ Veneer Là Gì? Nên Dùng Khi Nào? Có Mấy Loại?

Trong vài năm trở lại đây, dán sứ Veneer dần trở thành xu hướng nha khoa mới rất được ưa chuộng. Sự đa dạng của nhiều dòng miếng dán sứ như Veneer mặt trong, Veneer siêu mỏng, Veneer Composite, Veneer tháo lắp… đem lại tính thẩm mỹ cao cho hàm răng và cải thiện chức năng ăn nhai. 

Dán sứ Veneer
Dán sứ Veneer là xu hướng nha khoa mới được nhiều người ưa chuộng và chọn lựa áp dụng

Dán sứ Veneer là gì? Ưu và nhược điểm

Dán sứ Veneer hay còn được gọi là mặt dán răng sứ Veneer. Đây là những miếng dán làm từ các chất liệu khác nhau như sứ, nhựa Composite… có màu sắc và hình dạng tương đồng với răng thật. Mỗi miếng dán Veneer được tạo ra từ sứ thủy tinh Lithium disilicate dựa trên công nghệ cao hiện đại, mỏng nhẹ và có độ dày từ 0.3 – 0.7mm.

Chúng được gắn trực tiếp lên bề mặt răng và đem lại lớp vỏ bọc hoàn hảo vừa khắc phục các khiếm khuyết nhỏ, tăng tính thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. So với các phương pháp nha khoa thẩm mỹ khác, dán sứ Veneer cũng sở hữu những ưu điểm vượt trội và cả những mặt hạn chế nhất định như:

Ưu điểm

  • Bảo tồn răng thật: Đây được xem là một trong những ưu điểm nổi trội nhất của miếng dán sứ Veneer. Vì xét về bản chất, khi gắn miếng dán sứ Veneer lên răng, bác sĩ sẽ chỉ làm mỏng một ít mô răng ở mặt trước khoảng 0.3 – 0.7mm của bề dày mô răng. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về việc can thiệp quá sâu vào cấu trúc răng như bọc răng sứ. Ngoài ra, không cần phải lấy tủy trước khi dán sứ Veneer không gây ra cảm giác ê buốt khó chịu.
  • Tính thẩm mỹ cao: Màu sắc và hình dạng miếng dán sứ Veneer tự nhiên, tương đồng với màu răng thật giúp cải thiện tính thẩm mỹ tối đa cho hàm răng, lấy lại sự tự tin và nụ cười rạng rỡ.
  • Tuổi thọ cao: Độ bền và tuổi thọ của miếng dán sứ Veneer được đánh giá cao hơn so với hầu hết các loại răng sứ khác, trung bình khoảng 10 – 15 năm. Thậm chí có thể sử dụng lâu hơn từ 20 – 30 năm nếu được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi và chăm sóc đúng cách.
  • Ăn nhai thoải mái: Miếng dán sứ nếu được gắn chắc chắn, khít vào thân răng giúp đảm bảo chức năng ăn nhai, không gây cảm giác cộm, cấn, khó chịu. Đặc biệt, nếu sử dụng các loại vật liệu miếng dán được chế tác từ sứ nguyên khối còn làm tăng khả năng chịu lực cao khi cắn nhai thức ăn. Đặc biệt không làm ảnh hưởng đến đỗ cảm biến thức ăn.
Dán sứ Veneer
Miếng dán sứ Veneer có tính thẩm mỹ cao, độ bền chắc tốt và đặc biệt hạn chế tối đa xâm lấn răng thật

Nhược điểm

Song song với những ưu điểm vừa kể trên, miếng dán sứ răng Veneer cũng tồn tại một số mặt hạn chế như:

Không phải ai cũng có thể áp dụng được:

Vì bản chất của phương pháp dán sứ Veneer là bảo tồn gốc răng thật, chỉ thay đổi về hình dáng và màu sắc răng nên chỉ những trường hợp đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định mới được thực hiện. Cụ thể như:

  • Hàm răng đều tương đối hoặc vị trí các răng lệch nhẹ không quá 2 – 3mm;
  • Các khiếm khuyết như sứt mẻ không quá 1/3 thân răng hoặc kẽ răng thưa không quá 5mm;
  • Chức năng khớp cắn bình thường, đồng nghĩa với việc răng của bạn không hô, móm, cắn chéo hay đối đầu…

Nếu cố tình thực hiện dán sứ Veneer trong các trường hợp này có thể dẫn đến bong tróc nhanh chóng hoặc vỡ Veneer trong quá trình ăn uống do lực tác động ăn nhai hàng ngày.

Chi phí dán sứ Veneer cao khá tốn kém

So với các kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ khác, dán sứ Veneer thường có mức giá khá cao. Vì bản chất của miếng dán dù mỏng nhưng lại có độ bền chắc cao, khả năng chịu lực tốt và tính thẩm mỹ tối ưu không thua kém gì so với bọc răng sứ, thậm chí nhiều người còn đánh giá cao hơn về chất lượng. Theo một khảo sát chung trên thị trường, chi phí dán sứ Veneer thường dao động từ 6.000.000 – 12.000.000đ/ răng.

Chỉ định và chống chỉ định thực hiện dán sứ Veneer

Dán sứ Veneer là kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ hiệu quả, đem lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho răng. Tuy nhiên theo góc độ chuyên môn, kỹ thuật này chỉ phù hợp với một số trường hợp cụ thể sau:

Chỉ định dán sứ Veneer

  • Răng sứt mẻ, gãy vỡ nhẹ;
  • Tụt lợi, lộ cổ chân răng mức độ nhẹ;
  • Răng mọc lệch hoặc hô móm nhẹ;
  • Răng ố vàng, xỉn màu do nhiễm màu thức ăn, nhiễm màu kháng sinh, hút thuốc lá;

Chống chỉ định dán sứ Veneer

  • Các tổn thương răng quá nặng, sai lệch khớp cắn nghiêm trọng;
  • Răng mọc thưa với khoảng cách quá lớn;
  • Sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu… hoặc các bệnh lý răng miệng cần can thiệp chuyên sâu;

Các loại miếng dán răng sứ Veneer thịnh hành trên thị trường

Có rất đa dạng các loại miếng dán sứ khác nhau, mỗi loại có những ưu và nhược điểm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Cùng điểm qua một số dòng miếng dán sứ Veneer được ưa chuộng như:

1. Dán răng sứ Veneer Composite

Composite là dòng sứ rất thông dụng và phổ biến hiện nay được sản xuất từ 100% nhựa tổng hợp. Dòng sứ này có những ưu điểm nổi trội như độ bền cao, tính thẩm mỹ tốt và chi phí bình dân. Những trường hợp răng bị tổn thương, hư hại như mòn, mẻ, vỡ… hoàn toàn có thể được khắc phục. Tuy nhiên, do chất liệu bình dân nên rất dễ bị nhiễm màu, ố vàng trong quá trình ăn uống.

2. Sứ Veneer Lumineers (không mài)

Dòng sứ Veneer Lumineers là sản phẩm độc quyền của Labo Denmat (Canada). Ưu điểm vượt trội nhất của kỹ thuật này chất liệu có độ mỏng tối ưu chỉ 0.2mm, hạn chế xâm lấn vào răng. Tuy nhiên, vì mỏng quá mức nên độ bền của miếng dán sứ này thường không cao, kéo theo tuổi thọ sử dụng thấp và dễ bị ngả màu theo thời gian, ảnh hưởng tính thẩm mỹ.

3. Mặt dán sứ Veneer Lingual/ Palatal

Loại miếng dán sứ này còn được gọi là dán răng sứ Veneer phía trong, tức gắn vào mặt sau của răng thay vì mặt ngoài như những loại thông thường. Cấu tạo vật liệu, màu sắc, hình dạng của mặt sứ này hoàn toàn giống với các loại khác. Được sử dụng trong những trường hợp khiếm khuyết răng như nứt vỡ, mẻ, bị mòn… mà không muốn can thiệp xâm lấn vào răng.

4. Răng dán sứ Veneer tháo lắp (Snap on Veneer/ Removeable)

Được cải tiến từ các loại miếng dán sứ truyền thống, cụ thể là về mặt thiết kế không cần phải dán trực tiếp mà thay vào đó là khả năng tháo lắp dễ dàng. Còn về mặt cấu tạo thì hoàn toàn giống với những loại miếng dán sứ thông thường. Tuy giá thành rẻ nhưng độ bền khá kém nên rất ít các trường hợp sử dụng loại dán sứ Veneer tháo lắp này nhằm mục đích phục hình. Thay vào đó chỉ dùng tạm thời trong thời gian chờ đợi chế tác miếng dán răng sứ với chất liệu tốt hơn.

5. Răng sứ Veneer Emax

Mặt dán sứ Veneer Emax là dòng sản phẩm được thiết kế và chế tạo bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng tối ưu cả về công dụng lẫn tính thẩm mỹ. Emax là tên viết tắt cho cụm từ Esthetic Maximum) có cấu tạo từ 100% sứ thủy tinh cao cấp. Các loại miếng dán sứ làm từ vật liệu này được đánh giá rất cao về độ bền, an toàn, có độ thấu quang cao và màu sắc tự nhiên không kém răng thật.

Dán sứ Veneer
Miếng dán sứ Veneer, Veneer Emax, Veneer Lisi… là những loại vật liệu đang rất thịnh hành trên thị trường

Trên thị trường có rất nhiều dòng sứ Veneer Emax đến từ nhiều thương hiệu, quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật Bản… Riêng tại Việt Nam có 2 dòng được ưa chuộng là Emax Press và Emax Zic.

  • Răng sứ Emax Press: Được thiết kế với lớp lõi khung sườn làm bằng chất liệu sứ thủy tinh Lithium Disilicate, đảm bảo độ bền chắc và khả năng chịu lực cao gấp nhiều lần so với răng thật. Không những vậy, màu sắc trắng trong tự nhiên, chân thật tinh tế đến từng đường vân đem lại tính thẩm mỹ tối ưu cho hàm răng của bạn.
  • Răng sứ Emax Zic: Hay còn được gọi là Emax Zirconia. Dòng sứ này cũng được làm từ chất liệu sứ thủy tinh và phủ bên ngoài là lớp sứ Emax tương tự như Emax Press. Tuy nhiên, với phần khung sườn răng bên trong được làm từ vật liệu Zirconia oxide với độ bền chắc cao.

6. Miếng dán sứ Veneer Lisi

Đây là một trong những loại miếng dán sứ Veneer cao cấp đến từ tập đoàn GC – Nhật Bản. Loại miếng dán này sở hữu những ưu điểm vượt trội mà không phải loại miếng sứ Veneer nào cũng có được. Thiết kế với kết cấu siêu mỏng từ 0.3 – 0.4mm, màu sắc tự nhiên, trắng trong tương đồng với màu răng, độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, sử dụng phù hợp cho cả răng hàm và nhóm răng cửa.

Bên cạnh đó, dòng sứ Lisi có độ tương thích sinh học cao, hầu như không gây ra kích ứng cho người dùng. Không dẫn nhiệt khi ăn uống đồ nóng lạnh và không xảy ra tình trạng đen viền nướu dù sử dụng trong thời gian dài.

7. Mặt dán sứ Veneer LeeSapphire

Cuối cùng là dòng sứ Veneer LeeSapphire sở hữu ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ vì được chế tác từ đá Sapphire và ngọc trai tự nhiên. Vật liệu này đảm bảo độ bền cứng chắc khi sử dụng và có tính thẩm mỹ cao nhờ màu sắc trắng sáng, độ bóng hoàn mỹ. Tuy mặt sứ này có giá thành rất đắt đỏ và hiếm có nơi nào thực hiện.

Quy trình thực hiện dán sứ Veneer chuẩn nha khoa

Các bước dán mặt sứ Veneer cho răng không quá phức tạp, tuy nhiên đòi hỏi phải thực hiện theo quy trình đạt chuẩn y tế với 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Ở bước này, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám toàn bộ khoang miệng, kiểm tra tình trạng răng và khớp cắn để xem có phù hợp dùng miếng dán sứ Veneer hay không. Đặc biệt những trường hợp cao răng nhiều hoặc sâu răng cần được xử lý dứt điểm trước khi thực hiện đến các bước dán sứ chuyên môn.

Bước 2: Lấy mẫu hàm và chế tác miếng dán sứ Veneer 

Trước khi lấy mẫu hàm khách hàng sẽ được mài răng, tuy nhiên lượng răng cần mài rất ít, chỉ vài mm nhằm bảo tồn răng tối đa. Tiếp theo là bước lấy dấu hàm để chế tác miếng sứ Veneer với hình dạng và kích thước phù hợp.

Bước 3: Gắn răng tạm

Trong quá trình đợi hoàn thành miếng dán sứ, bác sĩ sẽ gắn răng tạm để đảm bảo quá trình ăn uống diễn ra thuận lợi và tính thẩm mỹ cho răng.

Bước 4: Tiến hành dán sứ Veneer

Thời gian đợi miếng dán sứ thường chỉ mất từ 2 – 3 ngày. Bạn sẽ được liên hệ để quay trở lại nha khoa, tiến hành gắn cố định miếng dán sứ lên răng thật. Sử dụng một loại keo chuyên dụng là Cement để cố định, sau đó chiếu đèn quang để keo đông cứng lại, đảm bảo đạt độ bền chắc tối ưu.

Dán sứ Veneer
Mặt dán sứ Veneer được cố định trên răng thật bằng loại keo Cement chuyên dụng

Bước 5: Điều chỉnh hàm và hẹn lịch tái khám

Kết thúc quy trinh dán sứ Veneer cho răng là bước điều chỉnh khớp hàm sao cho phù hợp. Sau đó, nha sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà và hẹn lịch tái khám định kỳ để kiểm tra chất lượng cũng như độ tương thích với men răng của miếng dán.

Chi phí dán sứ Veneer bao nhiêu? Thực hiện ở đâu uy tín?

Chi phí dán sứ Veneer bao nhiêu, đắt hay rẻ là những vấn đề rất được quan tâm. Theo khảo sát, dịch vụ dán sứ Veneer trên thị trường có giá dao động từ 6.000.000 – 12.000.000đ tùy theo chất liệu, tuổi thọ của miếng dán sứ. Bên cạnh đó, các yếu tố về thương hiệu, xuất xứ của miếng dán, số lượng răng cần dán sứ, tình trạng răng miệng hiện tại… cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tổng chi phí thực hiện.

Bảng giá dán sứ Veneer cho răng mới nhất như sau:

STT LOẠI MIẾNG DÁN ĐƠN VỊ MỨC GIÁ
1 Veneer sứ Emax (CAD/CAM), Cercon HT 1 răng ~ 6.000.000đ
2 Veneer thủy tinh 3D 1 răng ~ 10.000.000đ
3 Veneer Ultra thin cao cấp 1 răng ~ 12.000.000đ

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi phục hình răng sứ Veneer

Độ bền đẹp của miếng dán sứ Veneer không chỉ phụ thuộc vào chất liệu, tay nghề thực hiện của nha sĩ mà còn được ảnh hưởng từ cách chăm sóc hàng ngày. Do đó, để duy trì tình trạng răng dán sứ Veneer chắc khỏe, bền đẹp và tuổi thọ dài lâu, bạn cần lưu ý tuân thủ thực hiện một số vấn đề sau:

Dán sứ Veneer
Tránh sử dụng các loại thực phẩm có hại cho mặt dán sứ Veneer như thức ăn nhanh, thực phẩm sẫm màu, có tính axit…

Về cách vệ sinh răng miệng

Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình sử dụng mặt dán sứ Veneer:

  • Chải răng đều đặn ít nhất 2 lần/ ngày. Chỉ dùng bàn chải có đầu lông mềm, thiết kế nhỏ gọn để dễ dàng loại bỏ mảng bám, vi khuẩn mà không làm tổn thương mô nướu;
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ vụn thức ăn thừa kẹt trong các kẽ răng. Tuyệt đối không dùng tăm xỉa răng thông thường để tránh ảnh hưởng đến mặt sứ Veneer;
  • Cuối cùng là súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng để tăng hiệu quả làm sạch;
  • Khuyến khích dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Flour bổ sung các khoáng chất thiết yếu giúp răng khỏe mạnh, đem lại hơi thở thơm mát tự nhiên;

Về chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh không chỉ giúp duy trì hàm răng dán sứ Veneer chắc khỏe mà còn tăng cường khả năng bảo vệ cấu trúc răng thật:

  • Trong vòng 1 tuần kể từ sau khi thực hiện phục hình răng bằng miếng dán sứ Veneer, bạn chỉ nên ăn các loại thực phẩm chế biến mềm, lỏng, chín nhừ để tránh ảnh hưởng đến độ ổn định của mặt sứ trên răng;
  • Tránh ăn đồ thô cứng, thực phẩm có nhiệt độ nóng lạnh quá mức vì dễ dẫn đến tình trạng chênh lệch về độ giãn nở giữa răng dán sứ và răng thật, tăng nguy cơ bong tróc;
  • Sau khoảng thời gian này hoặc dưới sự chỉ định của chuyên gia, bạn có thể ăn uống trở lại bình thường. Chỉ cần lưu ý hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sẫm màu hoặc cứng quá mức;

Cuối cùng là tuân thủ lịch thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra chất lượng mặt dán sứ cũng như xử lý kịp thời các rủi ro bất thường (nếu có).

Dán sứ Veneer hiện đang là kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ thịnh hành nhất hiện nay nhờ sở hữu những ưu điểm vượt trội và khắc phục những nhược điểm của các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phù hợp để dán sứ Veneer, tốt nhất hãy trao đổi trực tiếp với nha sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng hơn khi có nhu cầu thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)