Triệu Chứng Nhiễm Vi Khuẩn Hp Trong Dạ Dày Và Cách Chẩn Đoán

Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp trong dạ dày thường không đặc hiệu và hầu hết người bệnh có thể không có bất cứ triệu chứng nào. Khi nhiễm trùng dẫn đến viêm loét, các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng, ợ nóng, suy giảm ham muốn tình dục hoặc gây xuất huyết dạ dày.

Triệu chứng khi bị vi khuẩn HP
Nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày có thể không gây ra các triệu chứng ở giai đoạn đầu

Nhiễm vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn Hp hay H.pylori là một loại vi khuẩn phổ biến phát triển ở hệ thống tiêu hóa và có xu hướng tấn công niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể gây ảnh hưởng đến 60% dân số thế giới.

Nhiễm trùng vi khuẩn Hp là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở các khu vực có nguồn nước hoặc nguồn thực phẩm không vệ sinh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm vi khuẩn thông qua tiếp xúc với nước bọt hoặc chất dịch cơ thể khác của người nhiễm bệnh.

Trong một số trường hợp, nhiễm vi khuẩn Hp ở dạ dày có thể làm tăng nguy cơ viêm loét ở dạ dày và ruột non. Do đó, nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày

Hầu hết những người bị nhiễm vi khuẩn Hp không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.Trong một số trường hợp, các dấu hiệu có thể xuất hiện ở bên ngoài hệ thống tiêu hóa. Cụ thể các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày thường bao gồm:

1. Dấu hiệu ở hệ thống tiêu hóa

Thông thương, các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày  chỉ được nhận biết khi nhiễm trùng dẫn đến loét hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.

– Đối với trường hợp hình thành vết loét:

Nếu nhiễm khuẩn Hp gây ra các vết loét, người bệnh có thể cảm thấy đau dạ dày âm ỉ hoặc đau rát ở bụng. Tình trạng này có thể tự cải thiện nhưng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi dạ dày trống hoặc khi người bệnh đói.

Cơn đau thường kéo dài trong vài phút hoặc trong vài giờ. Tình trạng này cũng được cải thiện khi người bệnh ăn, uống sữa hoặc sử dụng thuốc kháng axit.

Các dấu hiệu khác thường bao gồm:

  • Đầy hơi chướng bụng
  • Có âm thanh cồn cào ở dạ dày
  • Không cảm thấy đói
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Giảm cân mà không rõ lý do
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP
Nếu gây viêm loét, vi khuẩn Hp có thể khiến người bệnh bị đau dạ dày

– Trong trường hợp xuất huyết dạ dày:

Các vết loét ở niêm mạc dạ dày do nhiễm khuẩn Hp có thể gây chảy máu vào dạ dày hoặc ruột. Điều này có thể gây xuất huyết dạ dày, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra nếu nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Phân có màu đỏ sẫm hoặc đen
  • Khó thở
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên mà không rõ nguyên nhân
  • Da nhợt nhạt
  • Nôn ra máu hoặc như bã cà phê
  • Đau bụng dữ dội

– Các dấu hiệu khác:

Mặc dù không phổ biến nhưng nhiễm khuẩn Hp có thể gây ung thư dạ dày. Các triệu chứng thường bao gồm:

  • Ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày
  • Buồn nôn
  • Không cảm thấy đói
  • Có cảm giác no sau khi ăn một lượng thức ăn nhỏ
  • Nôn
  • Giảm cân mà không rõ lý do

2. Dấu hiệu nhận biết bên ngoài đường tiêu hóa

Nhiễm trùng vi khuẩn Hp có thể gây ra nhiều triệu chứng khác và có thể phát triển bên ngoài hệ thống tiêu hóa. Các triệu chứng thường bao gồm:

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày
Nhiễm khuẩn Hp có thể khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi
  • Mệt mỏi hoặc cảm thấy không có năng lượng
  • Thường xuyên lo lắng, căng thẳng, không vui vẻ
  • Rối loạn nhu động ruột hoặc bệnh tiêu chảy
  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu
  • Viêm khớp
  • Đau nhức cơ bắp
  • Xuất hiện các vấn đề về da bao gồm phát ban hoặc nổi mề đay
  • Rối loạn giấc ngủ hoặc khó ngủ

Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày

Để chẩn đoán, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày và lịch sử y tế của người bệnh. Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng bao gồm vitamin và các chất bổ sinh khác, bởi vì một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Hp.

Bác sĩ cũng có thể thực hiện nhiều xét nghiệm và quy trình khác để giúp xác nhận chẩn đoán. Các xét nghiệm cụ thể thường bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Phân tích mẫu máu có thể xác định tình trạng nhiễm khuẩn Hp hoặc đã từng nhiễm khuẩn Hp trong quá khứ.
  • Kiểm tra hơi thở: Trong quá trình kiểm tra hơi thở, người bệnh có thể được yêu cầu nuốt một viên thuốc, chất lỏng có chứa phân tử Carbon có gắn thiết bị điện tử. Nếu nhiễm khuẩn Hp, Carbon sẽ được giải phóng ở dạ dày và thoát ra hơi thở.
  • Kiểm tra phân: Có thể hỗ trợ xác định các kháng nguyên liên quan đến nhiễm khuẩn Hp ở phân của người bệnh. Một số loại thuốc và hoạt chất có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngưng một số sản phẩm trong 2 tuần trước khi thực hiện kiểm tra.
  • Nội soi: Có thể kiểm tra các bất thường ở thành dạ dày và tá tràng. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô ở hệ thống tiêu hóa và sinh thiết ở phòng thí nghiệm.

Biện pháp điều trị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày

Trong các trường hợp nhiễm khuẩn Hp không nghiêm trọng, người bệnh có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ viêm loét hoặc gây tổn thương dạ dày, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị thường bao gồm:

1. Sử dụng thuốc

Nhiễm vi khuẩn Hp ở dạ dày thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Bác sĩ có thể kê hai loại kháng sinh khác nhau để để phòng tình trạng vi khuẩn Hp kháng kháng sinh.

Các loại kháng sinh thường được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn Hp bao gồm:

  • Amoxicillin
  • Clarithromycin
  • Metronidazole
  • Tetracycline (không dành cho trẻ em dưới 12 tuổi)
thuốc điều trị nhiễm khuẩn Hp
Nhiễm khuẩn Hp được điều trị bằng kháng sinh và thuốc kháng Axit

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc ức chế axit để ngăn ngừa viêm loét dạ dày, tổn thương và hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày. Thuốc ức chế axit không thể loại bỏ vi khuẩn Hp, nhưng có thể ngăn ngừa các vết loét và tránh các biến chứng ảnh hưởng đến dạ dày.

Các loại thuốc phổ biến bao gồm Bismuth subsalicylate hoặc Pepto Bismol. Số lượng và tần suất sử dụng phụ thuốc vào loại thuốc kháng sinh mà người bệnh sử dụng.

Ngoài ra, thuốc ức chế bơm proton (PPI) cũng được kê toa để ngăn ngừa sản xuất axit và hạn chế tổn thương các tế bào ở dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ kê Lansoprazole để điều trị. Liều lượng phụ thuộc vào loại thuốc kháng sinh mà người bệnh đang sử dụng. Ở trẻ em, bác sĩ có thể kê Omeprazola với liều lượng 1 mg / kg mỗi ngày và liên tục trong 14 ngày.

Sau khi điều trị nhiễm khuẩn Hp, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm lại sau 2 – 4 tuần. Điều này có thể chắc chắn vi khuẩn Hp đã được điều trị khỏi hoàn toàn. Tái nhiễm khuẩn có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

2. Biện pháp cải thiện tại nhà

Thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, một số người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên để cải thiện các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày. Có nhiều phương pháp điều trị tại nhà bao gồm:

điều trị vi khuẩn Hp ở dạ dày
Sử dụng chế độ ăn uống cần bằng hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp ở dạ dày
  • Ăn bông cải xanh: Nhiều nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn bông cải xanh có thể làm giảm số lượng vi khuẩn Hp trong dạ dày.
  • Uống trà xanh: Trà xanh chứa hàm lượng Polyphenol cao. Hoạt chất này có thể ức chế sản xuất và làm giảm số lượng vi khuẩn Hp dạ dày.
  • Rượu vang đỏ: Trong rượu vang đỏ cũng chứa hàm lượng Polyphenol cao và có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn Hp tương tự như trà xanh.
  • Bổ sung men vi sinh: Probiotic là các loại vi khuẩn có lợi có thể hỗ trợ cân bằng hệ thống vi sinh vật ở dạ dày. Các nghiên cứu cho rằng thường xuyên bổ sung men vi sinh có thể điều trị các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày một cách tự nhiên.
  • Dùng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn và chống lại sự phát triển của vi khuẩn Hp.

Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày

Người bệnh có thể phòng ngừa tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp hoặc ngăn ngừa tái phát bằng một số biện pháp như:

  • Rửa tay thường xuyên: Thực hành vệ sinh đúng cách và rửa tay thường xuyên là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng Hp và nhiều bệnh lý liên quan khác.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng: Chế độ ăn uống cân bằng chất béo, protein, vitamin, khoáng chất, Carbohydrate và nước có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tốt. Hệ thống miễn dịch tốt hỗ trợ chống lại nhiễm trùng vi khuẩn Hp và các loại nhiễm trùng khác.
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C đặc biệt quan trọng đối với hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nhiều bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên bổ sung 500 mg mỗi ngày để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, quá nhiều vitamin C có thể gây kích ứng niêm mạc ruột và trào ngược dạ dày.
  • Tránh tiếp xúc với nước bọt: Các nghiên cứu cho biết vi khuẩn Hp có thể lây truyền thông qua nước bọt. Do đó, nếu nghi ngờ hoặc sống chung với người nhiễm khuẩn Hp, người bệnh nên tránh tiếp xúc với nước bọt.

Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày có thể không nghiêm trọng và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp. Đôi khi vi khuẩn Hp có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày, gây ung thư và đe dọa đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (2 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *