Các thuốc điều trị vi khuẩn HP mới nhất theo phác đồ

Thuốc trị vi khuẩn HP được sử dụng để điều trị các bệnh lý ở dạ dày dương tính với xoắn khuẩn Helicobacter pylori. Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn này thường phối hợp từ 3 – 4 loại thuốc nhằm hạn chế nguy cơ kháng thuốc, phục hồi ổ viêm loét và đảm bảo hiệu quả ức chế vi khuẩn của kháng sinh.

thuốc trị vi khuẩn HP
Tìm hiểu các loại thuốc trị vi khuẩn HP theo phác đồ của Bộ y tế

Các loại thuốc trị vi khuẩn HP theo phác đồ Tây y

Thuốc trị vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng dương tính với loại xoắn khuẩn này. Khác với những nguyên nhân thông thường, các trường hợp dương tính với vi khuẩn HP phải sử dụng phác đồ riêng biệt nhằm tiệt trừ hại khuẩn và phục hồi ổ viêm loét.

Hầu hết các loại kháng sinh điều trị vi khuẩn HP đều có hoạt tính kém ở môi trường axit. Vì vậy hiện nay phác đồ tiệt trừ vi khuẩn này thường phối hợp 2 – 3 loại kháng sinh với thuốc giảm axit dạ dày (và) thuốc bảo vệ niêm mạc. Phác đồ điều trị vi khuẩn HP thường kéo dài từ 10 – 14 ngày. Tuy nhiên đối với những trường hợp điều trị thất bại, thời gian điều trị có thể kéo dài đến nhiều tháng.

thuốc trị vi khuẩn HP
Thuốc trị vi khuẩn HP được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng (+) với vi khuẩn này

Dưới đây là một số loại thuốc điều trị vi khuẩn HP theo phác đồ của Bộ y tế:

1. Kháng sinh tiệt trừ vi khuẩn HP

Kháng sinh là thuốc điều trị đặc hiệu đối với vi khuẩn Helicobacter pylori. Nhóm thuốc này tác động trực tiếp đến hoạt động và quá trình nhân đôi của vi khuẩn, từ đó ức chế và tiêu diệt hại khuẩn có trong dạ dày.

Một số loại kháng sinh được dùng trong phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP, bao gồm:

Amoxicillin

Amoxicillin là kháng sinh nhóm penillicin có tác diệt khuẩn bằng cách gắn vào một hoặc nhiều protein của vi khuẩn nhằm ức chế khả năng sinh tổng hợp peptidoglycan – thành phần quan trọng của thành tế bào. Thiếu hụt peptidoglycan khiến vi khuẩn bị kìm hãm và tự phân hủy.

Loại kháng sinh này tương đối bền trong dịch vị dạ dày nên được ưu tiên sử dụng để tiệt trừ vi khuẩn. Tuy nhiên Amoxicillin không được sử dụng cho người bị tăng bạch cầu đơn nhân, quá mẫn với kháng sinh nhóm penicillin và cephalosporin.

Clarithromycin

Phác đồ chứa Clarithromycin (Clarithromycin + Amoxicillin + PPI) chỉ được sử dụng đối với bệnh nhân không sử dụng kháng sinh Clarithromycin trong thời gian gần đây. Clarithromycin là kháng sinh macrolid bán tổng hợp có khả năng diệt khuẩn mạnh. Hoạt chất này gắn vào tiểu đơn vị ribosom nhằm ức chế quá trình tổng hợp protein khiến vi khuẩn không có khả năng tồn tại và nhân đôi.

Trong tiệt trừ vi khuẩn HP, Clarithromycin được sử dụng với hàm lượng 500mg/ 3 lần/ ngày. Chống chỉ định thuốc cho người bị dị ứng kháng sinh macrolid và người đang sử dụng dẫn chất của Ergotamin, Pimozide và Cisaprid.

Tetracycline

Hiện nay khá nhiều chủng vi khuẩn đã kháng kháng sinh Tetracycline nên loại thuốc này thường được phối hợp đồng thời với Metronidazole/ Tinidazole để tiệt trừ vi khuẩn HP và hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.

Tetracycline có khả năng ức chế tổng hợp protein và kìm hãm hoạt động của vi khuẩn
Tetracycline có khả năng ức chế tổng hợp protein và kìm hãm hoạt động của vi khuẩn

Tetracycline là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng. Hoạt chất này gắn vào đơn vị 30S của ribosom nhằm ức chế quá trình ức chế tổng hợp protein và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Không sử dụng kháng sinh này cho trẻ dưới 8 tuổi và người quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc.

Metronidazole/ Tinidazole

Metronidazole/ Tinidazole là dẫn chất 5-nitro-imidazole có hiệu quả ức chế đối với vi khuẩn kỵ khí và động vật nguyên sinh. Các hoạt chất này liên kết và làm vỡ cấu trúc xoắn của ADN trong vi khuẩn. Khi các sợi ADN bị phá vỡ, tế bào vi khuẩn sẽ bị kìm hãm và tiêu diệt.

Chống chỉ định nhóm kháng sinh này đối với người có tiền sử mẫn cảm với các dẫn chất nitro-imidazol và cần hạn chế sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong điều trị vi khuẩn HP, Metronidazole/ Tinidazole thường được phối hợp với kháng sinh Clarithromycin, Tetracycline hoặc Amoxicillin.

2. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) được sử dụng nhằm giảm axit dạ dày và đảm bảo hoạt tính tiệt trừ vi khuẩn của kháng sinh. Nhóm thuốc này ức chế bơm proton của tế bào viền dạ dày bằng cách ức chế men H+/ K+ ATPase. Hiện nay, thuốc ức chế bơm proton được đánh giá là loại thuốc có khả năng giảm bài tiết axit mạnh và hiệu quả kéo dài.

Thuốc ức chế bơm proton có khả năng ức chế bài tiết axit dạ dày mạnh và kéo dài
Thuốc ức chế bơm proton có khả năng ức chế bài tiết axit dạ dày mạnh và kéo dài

Ngoài khả năng hỗ trợ hoạt tính của kháng sinh, PPI còn giúp tái tạo và phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Thực nghiệm lâm sàng nhận thấy, sử dụng thuốc trong 4 – 8 tuần có thể cải thiện ổ viêm loét từ 80 – 95%. Các loại thuốc ức chế bơm proton được sử dụng trong phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP, bao gồm Esomeprazole, Omeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole, Lansoprazole,…

3. Thuốc kháng histamine H2

Thuốc kháng histamine H2 có khả năng giảm tiết axit dạ dày. Tuy nhiên do hiệu quả ức chế kém hơn PPI nên nhóm thuốc này ít được sử dụng trong phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP, trừ những trường hợp không thể sử dụng thuốc ức chế bơm proton.

tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị hp
Thuốc kháng histamine H2 có hiệu quả giảm tiết axit kém hơn PPI nên hiện nay ít được sử dụng

Thuốc kháng histamine H2 ức chế cạnh tranh đối với histamine ở thụ thể H2 của tế bào thành nhằm hạn chế hoạt động sản xuất axit. Nhóm thuốc này có khả năng giảm tiết dịch vị khi đói và hạn chế bài tiết axit được kích thích bởi thức ăn, caffeine, insulin và histamine.

Chống chỉ định thuốc kháng histamine cho người quá mẫn với thành phần của thuốc. Đồng thời phải thận trọng khi sử dụng nếu có vấn đề về gan và thận.

4. Thuốc bảo vệ niêm mạc Bismuth

Bismuth là thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày duy nhất được dùng trong phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP. Loại thuốc này không ảnh hưởng đến hoạt tính của kháng sinh, đồng thời có khả năng che phủ ổ viêm loét và hỗ trợ ức chế vi khuẩn.

Bismuth có khả năng bao phủ lên đáy ổ loét dạ dày nhằm hạn chế quá trình ăn mòn của HCl và các enzyme có trong dịch vị. Để tiệt trừ vi khuẩn HP, loại thuốc này thường được phối hợp với 2 loại kháng sinh + thuốc ức chế bơm proton/ thuốc kháng histamine H2.

Chống chỉ định thuốc Bismuth cho người bị bệnh thận nặng và quá mẫn với thành phần trong thuốc
Chống chỉ định thuốc Bismuth cho người bị bệnh thận nặng và quá mẫn với thành phần trong thuốc

Không sử dụng thuốc Bismuth cho người bị bệnh thận nặng và quá mẫn với các thành phần trong thuốc. Ngoài ra cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này nếu có tiền sử xuất huyết tiêu hóa trên. Trong trường hợp không thể sử dụng thuốc Bismuth, bác sĩ có thể chỉ định phác đồ 4 thuốc không chứa loại thuốc này (phối hợp 3 loại kháng sinh + PPI).

Đừng bỏ qua: Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc ĐÁNH BAY mọi bệnh dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây y điều trị HP

Hầu hết các loại thuốc trị vi khuẩn HP đều có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng các loại thuốc này, bao gồm:

tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị hp
Sử dụng thuốc trị vi khuẩn HP có thể gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa,…
  • Amoxicillin có thể gây ngoại ban sau khoảng 7 ngày sử dụng. Ngoài ra thuốc cũng có thể phát sinh một số tác dụng phụ ít gặp hơn như ban đỏ, tiêu chảy, buồn nôn, mề đay, ban dát sần – đặc biệt là hội chứng Stevens-Johnson.
  • Tetracycline có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa khi sử dụng. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ít gặp như tăng nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh nắng, phù Quincke, nổi mề đay và phản ứng dị ứng ngoài da.
  • Tương tự Tetracycline, Clarithromycin có thể gây ra một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa. Ở một số ít trường hợp, thuốc còn gây rối loạn chức năng gan, viêm gan, nổi mề đay, mẩn ngứa, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi và đau đầu.
  • Metronidazole/ Tinidazole có thẻ gây tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, buồn nôn và miệng có vị kim loại. Tuy nhiên các tác dụng phụ này đều có xu hướng thuyên giảm sau khi kết thúc phác đồ điều trị.
  • Thuốc ức chế bơm proton có thể gây khô miệng, đau bụng và táo bón trong thời gian sử dụng. Nhóm thuốc này gây ức chế bài tiết axit trong thời gian dài nên có thể khiến một số vi khuẩn có hại như Clostridium difficile phát triển mạnh và gây ra viêm đại tràng giả mạc.
  • Thuốc kháng histamine H2 có thể gây choáng váng, phát ban, tiêu chảy và mệt mỏi trong thời gian sử dụng (chủ yếu là thuốc Cimetidin). Ngoài ra, nhóm thuốc này còn gây viêm gan, giảm bạch cầu, tăng creatininhuyết nhẹ và tăng transaminase huyết thanh.
  • Thuốc bao phủ niêm mạc Bismuth có thể nhuộm đen lưỡi và răng (có hồi phục). Bên cạnh đó thuốc cũng có thể làm phát sinh một số tác dụng phụ ít gặp như nôn mửa, buồn nôn, bệnh não, gây độc tính lên thận và thần kinh.

Thuốc điều trị vi khuẩn HP cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác không được đề cập trong bài viết. Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, nên thông báo với bác sĩ để được xử lý và khắc phục kịp thời.

Trong những trường hợp nhiễm khuẩn HP mãn tính lâu năm, đã từng dùng nhiều Tây y không có hiệu quả thì người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia để thay đổi phương pháp khác tối ưu hơn. Vì vi khuẩn HP có thể sản sinh ra kháng thể kháng lại thuốc nên về lâu dài, Tây y không phải là giải pháp tốt nhất cho người bệnh.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị vi khuẩn HP

Thuốc điều trị vi khuẩn HP có khả năng tiêu trừ vi khuẩn và phục hồi ổ viêm loét ở dạ dày. Nếu tuân thủ chỉ định của bác sĩ, vi khuẩn sẽ được tiệt trừ hoàn toàn chỉ sau một thời gian ngắn. Ngược lại sử dụng thuốc không đều hoặc sai cách có thể khiến vi khuẩn kháng kháng sinh và dẫn đến điều trị thất bại.

uống thuốc trị hp có mệt ko
Chỉ sử dụng thuốc khi đã xét nghiệm vi khuẩn HP và tham vấn y khoa

Vì vậy khi sử dụng thuốc điều trị vi khuẩn HP, nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi đã tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP.
  • Nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng để được xây dựng kháng sinh đồ phù hợp.
  • Hầu hết các loại kháng sinh trị vi khuẩn HP đều có thể gây rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên các triệu chứng thường có mức độ nhẹ và có xu hướng thuyên giảm dần sau khi ngưng thuốc.
  • Nếu nhận thấy các dấu hiệu của viêm đại tràng giả mạc (sốt cao, đau quặn bụng, tiêu chảy, phân có mủ hoặc dịch nhầy), cần  chủ động ngưng thuốc và thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
  • Để giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị vi khuẩn HP, nên bổ sung nhiều nước, rau xanh, trái cây và sữa chua. Các nhóm thực phẩm này giúp làm sạch ống tiêu hóa, ức chế hại khuẩn và bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.
  • Vi khuẩn Helicobacter pylori có khả năng kháng thuốc cao. Vì vậy nên sử dụng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hoặc hiệu chỉnh liều.
  • Không tự ý phối hợp phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP với các viên uống hỗ trợ hoặc thảo dược tự nhiên. Hoạt chất trong các chế phẩm này có thể ảnh hưởng đến hoạt tính và làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Nên phối hợp sử dụng thuốc với chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt khoa học và tập thể dục điều độ. Lối sống lành mạnh không chỉ duy trì cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ ức chế hại khuẩn và giảm các tác dụng phụ do thuốc điều trị vi khuẩn HP gây ra.
  • Trong thời gian điều trị, nên ăn chín uống sôi, ăn uống riêng và tránh tiếp xúc với thân mật với người khỏe mạnh. Vi khuẩn này có thể lây nhiễm thông qua các vật dụng trung gian, nước bọt và phân.

Bài viết đã tổng hợp các loại thuốc điều trị vi khuẩn HP theo phác đồ của Bộ y tế. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc có thể hiểu hơn về cơ chế, hiệu quả và tác dụng của các loại thuốc này. Tuy nhiên để được tư vấn rõ hơn về liều lượng và thời gian sử dụng, bạn nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (11 bình chọn)

Tin xem thêm

Bình luận (34)

  1. Hoàng bền says: Trả lời

    Con mình 9t có vì khuẩn HP đang uống thuốc Tây. Mình lo lắng đến mất ngủ, ai có con bị cho em vài lời khuyên với ạ, chưa em đang rất hoang mang.

  2. Đức says: Trả lời

    Các cô chú đã từng điều trị đông y ở Trung Tâm Thuốc Dân Tộc cho cháu hỏi là liệu trình sơ can bình vị tán là 2 triệu/tháng, nếu dùng thêm cao bình vị nữa thì sẽ phải tốn thêm tiền nữa phải không ạ? Vì cháu nghe nói chữa trị dạ dày ở đây rất hiệu quả mà không biết chi phí như thế nào. Cháu bị xung huyết hang vị dạ dày kèm vi khuẩn HP (+) dù đã uống nhiều gel tráng dạ dày nhưng lâu lâu vẫn thấy còn đau và sau khi ăn hay khó tiêu ạ, ợ đến 4 5 lần kéo dài trong 2 tiếng sau khi ăn ạ

  3. Bánh Bích Quy says: Trả lời

    Sợ nhất là bị lây nhiễm nó. Nhưng nếu mình kỹ tính, ăn uống sử dụng đồ cá nhân riêng thì họ bảo không hòa đồng, dở hơi này nọ

  4. Quynh Nhu says: Trả lời

    Mình đang bị hp, nhưng không biết điều trị sao cho dứt điểm. Nghe nói nếu ko điều trị khả năng Ung thư dạ dày cao, đúng ko mọi người?

    1. Huệ Nguyễn says: Trả lời

      đúng rồi đấy bạn ah nên là fai tìm cách chữa cho triệt để chứ cứ để dai dẳng vừa khó chịu mà ảnh hưởng tới sức khỏe. chưa kể Hp này còn lây qua sinh hoạt, tiếp xúc nhé. chứ có phải đơn giản đâu

    2. Hoàng Thị Thu Hoài says: Trả lời

      “Minh bi trao nguoc dạ day và nhiễm vi khuẩn hp
      Noi soi 5lan roi bi ba nam tri tai han quoc ma uong thuoc thi minh khoe ghe ma ngừng thuoc cai la dau don ợ nong dau nguc kho chiu chet dc
      Ai biêt cach gi tri dut ko chi minh?”

  5. Phượng Như Ý says: Trả lời

    cho hỏi mình chẩn đoán bị viêm hang vị dương tính hp uống thuốc điều trị gần 1 tháng rồi nhưng không đi cầu được không biết có ảnh hưởng gì không mình xin thuốc nhuận tràng uống mà cũng k thấy hiệu quả gì uống nước với ăn trái cây cũng nhiều mà sao k đi cầu được là sao ạ

    1. Hoàng Thị Thu Hoài says: Trả lời

      tác dụng phụ của thuốc tây đấy. như tôi dùng nexium hay tiêu chảy tôi cũng bị 2 năm rồi cũng có hp, bệnh này mọi người mách chữa bằng đông y tôi đang tìm hiểu. bạn cũng tham khảo xem như nào https://www.chuyenkhoadaday.com/da-day-nhiem-vi-khuan-hp-moi-nguy-hai-gay-ung-thu-da-day.html

  6. Dương Hiền says: Trả lời

    Tôi bị hp nhẹ nhưng chứa trị không hết tai phát liên tục kho thật

    1. Nguyễn Thị Ánh Tuyết says: Trả lời

      Bạn có uống kháng sinh không .mÌình dang uống thuốc kháng sinh 14 ngày .mot tháng sau tai khám noi soi lai chưa bit sao

    2. Dương Hiền says: Trả lời

      Tôi uống thuốc đã đỡ nhưng vẫn còn triệu chứng ợ hơi va nóng ruột Hp test âm tính một thời gian sau lại dương tính đến mệt, giờ phải làm sao đợt rồi tôi có uống viên nghệ mật ong cũng uống đến gần 2 tháng trời mà không thấy cải thiện mấy như là không hợp vì uống thấy nóng trong, nhiều người thì lại bảo khỏi. Tôi bây giờ đang tìm hiểu thuốc nam uống, chứ uống thuốc tây nhiều tôi thấy mãi chẳng khỏi

    3. Tường Vi says: Trả lời

      Trước giờ bụng dạ em rất ok ăn uống vô tư lự chả khi nào bị trướng hay đầy hơi, khó tiêu gì hết. Nhưng thời gian gần đây em hay bị cồn cào, bụng lẩm nhẩm đau, nhiều đêm khó chịu không ngủ nổi. Đi khám nội soi kết luận bị viêm loét hang vị, vi khuẩn Hp dương tính BS còn bảo con vi khuẩn Hp này có thể gây ung thư dạ dày mà thuốc e uống 5 lần 7 lượt cứ hết rồi lại bị lại. Đến thời điểm hiện tại em vẫn đang uống kháng sinh cả tháng nay rồi, mệt kinh vì bị thuốc vật nhưng vẫn phải cố. Có ai bị như em k ạ? Hoặc có thông tin gì về bệnh này mách cho em với. Hết 1 tháng kháng sinh rồi, không uống tiếp có được không, chứ em sợ quá rồi.

    4. Mai Hoàng says: Trả lời

      Bạn nên dừng đi, uống thuốc có tác dụng phụ thấy mệt người thế mà vãn cứ tiếp tục uống? vấn đề là bệnh có khỏi đâu? Bạn nên bổ sung nhiều nước, rau xanh, trái cây và sữa chua. Chuyển qua dùng đông y thử xem bạn, bây giờ nhiều người chữa theo đông y lắm, hiệu quả mà nó lại lành tính

    5. Hoàng long says: Trả lời

      Đồng tình với bạn ở trên, thuốc tây theo tui thì mọi người nên xem xét lại đi ak, vì tui thấy thuốc tây chỉ chữa được thời gian cấp tính thôi xong rồi lại bị lại đấy, tui dùng rồi nên tôi biết, tôi mới dùng cách đây có 4 tháng thôi mà giờ lại đau chở lại và vẫn còn vi khuẩn HP Tui đang nghiên cứu thuốc đông y sơ can bình vị tán của trung tâm thuốc dân tộc để dùng đây, vì thấy nhiều người cũng dùng bảo tốt mà không có tác dụng phụ đâu. Bạn cũng vào đây tham khảo rồi chúng ta cùng dùng xem thế nào: https://www.chuyenkhoadaday.com/so-can-binh-vi-tan-buoc-dot-pha-trong-dieu-tri-benh-viem-loet-hp-da-day.html?

    6. Đặng Văn Thao says: Trả lời

      Vì thấy mọi người khen thuốc sơ can bình vị quá, tôi cũng đến khám mua thuốc tôi uống, nay đang dùng được gần 1 tháng rồi đây, nhưng thấy các triệu chứng giảm dduocj ít lắm, chỉ thấy đỡ đau bụng khó chịu thôi, còn đầy hơi hay ợ hơi vẫn còn. Bác sĩ thì cứ động viên kiên trì, mà tôi thấy nóng ruột quá, bình thường thuốc tây uống chỉ 1,2 hôm là đỡ ngay rồi

    7. Nguyễn Thành Trung says: Trả lời

      Thuốc bên trung tâm thuốc dân tộc phải ko bác? Em đợt rồi cũng chữa bên đấy. thuốc của nó tốt mà. Nhưng thuốc đông y nó chậm bác phải từ từ bác mới uống chưa được 1 tháng, làm gì mà đã sốt ruột. Nó không như thuốc kháng sinh tây y mà giảm ngay triệu trứng cho bác đâu. Bác dùng được 1 tháng mà cải thiện được như vậy là đã tốt hơn e lúc trước dùng rồi đấy. e lúc ý dùng 1 tháng cứ như chưa dùng vẫn triệu chứng đấy, không thấy giảm được như bác đâu. Thế mà e vẫn nghe theo bác sĩ e kiên trì uống khỏi hơn năm nay rồi đấy bác nhưng bây giờ bia rượu e ít uống lắm đồ chua cay cũng không ăn

    8. Đặng Văn Thao says: Trả lời

      Tôi đang phân vân quá mà cậu nói vậy thì tôi dùng thêm một thời gian nữa xem thế nào còn đúng là tôi thấy nhiều người khen thuốc của trung tâm đấy lắm

  7. Vũ Lingg says: Trả lời

    Mình bị đau dạ dày mọi người ak, đau nhất là vùng trên rốn, đầy bụng và ợ hơi, ợ chua, đi khám thì bác sĩ bảo bị viêm sung huyết hang vị dạ dày và có cả vi khuẩn hp nữa, bác sĩ kê cho đơn thuốc 15 ngày về nhà uống thì cũng đỡ, nhưng người cứ mệt mỏi, dùng cố gắng hết thuốc thì thấy dạ dày đã có cải thiện không thấy đau bụng gì nữa cả, mình đi tái khám lại thì bác sĩ kê cho đơn thuốc về uống bổ sung 10 ngày thì tái khám để soi dạ dày lại. NHưng dừng thuốc chỉ được 1 thời gian ngắn khoảng 3 tháng thì lại bị tái phát lại, đau dữ dội hơn lúc trước, lại uống thuốc nhưng không thấy đỡ gì cả. Vậy ai có kinh nghiệm gì chữa dứt điểm cái bệnh này thì cho mình xin lời khuyên với.

    1. Lâm Duẫn Nhi says: Trả lời

      Bị dạ dày thì giờ bạn chỉ chú ý đến ăn uống và sinh hoạt thôi vì bệnh của đường tiêu hoá do ăn uống mà. Bạn nên kiêng chua, cay, rượu bia và các chất kích thích bạn nhé, ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước nhé, ăn những thức ăn tốt cho dạ dày. Về sinh hoạt thì bạn nên ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ điều độ, tránh stress, căng thẳng và thường xuyên tập luyện thể dục bạn nhé để giảm tình trạng đau đi nhé.

    2. Vũ Lingg says: Trả lời

      Đơn giản lắm bạn, bạn chỉ cần mua chè dây về nấu nước uống mỗi ngày khoảng 20-30g hoặc 3 gói trà dây túi lọc pha với nửa lít nước sôi uống trước bữa ăn khoảng 20-30 phút.
      Bạn cứ uống chè dây thường xuyên như vậy sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn HP – vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, vết loét dạ dày nhanh liền sẹo và giúp cắt được cơn đau chỉ sau khoảng gần 9-10 ngày đó.

    3. Karan Horon says: Trả lời

      Tôi thấy người ta chữa bằng cách ăn nghệ đen với mật ong hoặc bột mai con ba ba với mật ong cũng rất hiệu quả. Ai đau dạ dày thử tìm hiểu xem về cách chế biến, tỷ lệ, cách dùng cho hiệu quả…..

    4. anh tuấn nguyễn says: Trả lời

      Chia sẻ với các bạn kinh nghiệm chữa đau dạ dày của mình, 5 năm trước mình bị loét dạ dày Hp dương tính. Hàng ngày mình uống nước nghệ tươi – nghệ vàng nhé, không phải nghệ đen ( không cho mật ong) buổi sáng lúc đói, và buổi tối trước khi đi ngủ trong 2 tháng, kèm theo chế độ ăn uống kiêng chất chua, cay, dầu mỡ. Sau đó mình có đi khám lại, thì vết loét đã lành hẳn, dạ dày của mình đã bình thường trở lại và không thấy tái phát nữa test Hp cũng đã hết. Bạn nào bị đau dạ dày, loét dạ dày nếu còn nghi ngờ thì hãy kiên trì thử uống trong 2 tháng xem nhé. Đảm bảo các bạn sẽ khỏi hẳn đấy. Mà mình uống nhiều thế mà có thấy bị nóng hay nổi mụn gì đâu, thêm vào đó là da dẻ sáng hẳn lên, nếu các bạn sợ nóng thì đừng cho mật ong vào nhé, cho vào nóng hơn đấy.

    5. Đức Hoàng says: Trả lời

      tùy người thôi tôi dùng nghệ ngủng có ăn thua gì đâu nóng thêm đi ngoài táo lắm ko chịu được

  8. Lượng says: Trả lời

    Mọi người ơi, mình đang bị đau bụng vùng của dạ dày quá, ợ hơi và ợ chua rất nhiều, nhiều lúc cảm thấy tức ngực lan ra cả đằng sau cơ. Đi khám thì bác sĩ bảo bị viêm loét dạ dày có vi khuẩn hp. Mình đã dùng thuốc ở viện rồi nhưng cảm thấy là lúc dùng thì đỡ đấy nhưng hết thuốc là lại bị đau lại ah, mình thấy có những thuốc Amoxicillin, Clarithromycin, trymo và no spa đấy ak. Không biết có ai bị bệnh này rồi có cách gì hay thì chia sẻ cho mình với

    1. Lò A Páo says: Trả lời

      Tôi mách cho ông bạn biết cái thuốc này rất tốt, chữa dạ dày rất hiệu quả đấy, đó là thuốc đông y sơ can bình vị tán ông bạn nhé, tôi chư thấy thuốc nào điều trị mà lại hiệu quả như vậy mà không thấy tái phát lại đâu. tôi điều trị cách đây 5 năm rồi, hiện giờ bệnh dã khỏi hẳn rồi và chưa tái phát. Hồi đó là tôi tự tìm kiếm thông tin ở tren mạng, thấy mọi người mách thuốc này tốt nên tôi dò địa chỉ đến khám rồi lấy thuốc về uống, thuốc hết nhiều tiền ban đàu cũng phân vân nhưng rồi nghĩ nhiều người khen thế thì nó cũng phải như thế nào đấy quyết định uống dùng thuốc theo chỉ dẫn của bs thì thấy bệnh đỡ dần ko còn triệu chứng trướng bụng, giảm hẳn đau cuống họng và trào ngược. Dùng hết liệu trình 4 tháng thì khỏi không còn cảm giác khó chịu gì hết khỏi cả ho viêm họng luôn, không còn bị đắng, hôi miệng. Kiểm tra lại Hp thì âm tính không nghĩ đông y lại tác dụng tốt đến như thế. Căn bản là tôi bị Hp lâu rồi bệnh mãn tính nên thời gian chữa trị lâu nhưng tôi đã khỏi gần 2 năm nay rồi ở đấy bác sĩ rất nhiệt tình chia sẻ và giải thích về liệu trình điều trị cho tôi rất cặn kẽ. Hôm nay tôi xin chia sẻ để mọi người tham khảo có thêm sự lựa chọn để chữa bệnh: https://2doctor.org/so-can-binh-vi-tan-thuoc-chua-dut-diem-benh-da-day-khong-nen-bo-qua-13978.html

    2. Quỳnh Anh says: Trả lời

      thuốc này chi phí thế nào bác?

    3. Linh Trần says: Trả lời

      Thuốc của tôi là bao gồm cả sơ can bình vị Hp, sơ can bình vị trào ngược và cao bình vị 3 thứ thuốc liền chi phí hơn 3 triệu, mới nghe cũng thấy cao quá nhưng tính đi tính lại tôi trước cũng tốn nhiều tiền về bệnh này lắm mà cũng có khỏi đâu. Nên tôi thấy thuốc tốt thì cũng chữa thôi chứ

    4. Huyền Diệu says: Trả lời

      Thế mà tôi chả biết sớm hơn để đưa mẹ đến khám, mẹ tôi bị đau bụng nên cứ ôm bụng chịu đựng chả nói gì với con cái. Thế bạn cho tôi xin cái địa chỉ đi để tôi đưa bà tới khám với.

    5. Uyên Phương Nguyễn Thị says: Trả lời

      Bạn đến Nguyễn Thị Định – hà nội ý, gặp bác sĩ tuyết lan ý, bác đấy ngày trước tôi theo đấy, bác đấy mát tay lắm, nếu không đến được thì gọi vào sđt này của trung tâm (024)7109 6699 để họ hỗ trợ tư vấn cho mẹ bạn nhé.

    6. Phan Thị Trúc Anh says: Trả lời

      Tôi mới dùng thuốc này được 2 tháng này, thuốc tốt lắm mọi người ak, đã hết đau bụng và đỡ ợ chua và trào dịch lên họng rồi. Hy vọng sẽ khỏi

    7. Thi Phuong says: Trả lời

      Không biết dược liệu của trung tâm thì có an toàn và rõ nguồn gốc không vậy.

    8. Huyền Diệu says: Trả lời

      Nghe nói bên này họ làm theo mô hình khép kín tự nuôi trồng sản xuất, có vườn dược liệu ở các tỉnh Hải Dương, Hòa Bình, Yên Bái… đấy mà

  9. Pun Pun Phạm says: Trả lời

    Mình bị đau dạ dày mãn tính đây. Đau dạ dày rất khổ, ăn đồ nóng một chút, thức khuya nhiều một chút, đói một chút, ăn uống linh tinh một chút…là nó đau. Chưa kể Hp tái đi tái lại, lại còn lây mới nhục chữa trị mãi k hết. Thực sự là nản mà

  10. Ngocc"s Yenn"s says: Trả lời

    Mình thường xuyên đau ở vùng trên rốn tới vùng thượng vị thường xuyên bị ợ hơi ăn ăn đầy bụng hay nghẹn và ợ hơi khó nuốt thỉnh thoảng mình cảm nhận thấy như có đờm ở cổ mình mới đi khám ở bệnh viện K Hà Nội bác sĩ chuẩn đoán mình bị viêm trợt hang vị dạ dày có vi khuẩn HP liệu bệnh của mình có khả năng chuyển thành ung thư không Tại vì mình uống hết thuốc theo chỉ định của bác sĩ xong được một tuần rồi nhưng nó vẫn đau bụng bụng vẫn hơi đầy bụng và hơi khó nuốt thậm chí Trí còn nặng hơn lúc chưa đi khám năm và những cơn đau đau thường xuyên hơn ở vùng thượng vị chị và đặc biệt một mình thấy khi đau vướng đau thắt ở ở giữa lưng bên trái

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *