Vi Khuẩn Hp Có Lây Không, Qua Đường Nào? Cách Phòng Ngừa

Vi khuẩn HP có lây không, lây qua đường nào là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Được biết, vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm trực tiếp thông qua đường miệng – miệng, đường phân – miệng hoặc lây qua vật dụng/ bề mặt trung gian. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào dạ dày thông qua thức ăn, đất và nguồn nước nhiễm khuẩn.

vi khuẩn hp dạ dày có lây không
Vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Phòng ngừa bằng cách nào?

Vi khuẩn HP có lây không, qua đường nào?

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là loại xoắn khuẩn gram âm có khả năng tồn tại và phát triển trong dạ dày người. Để sinh sống trong môi trường có nồng độ axit cao, vi khuẩn này có cơ chế bài tiết enzyme Urease nhằm trung hòa và giảm độ pH của dịch vị.

Vi khuẩn HP là một trong những tác nhân chính gây ra hàng loạt các vấn đề ở dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy, sự hiện diện của loại vi khuẩn này có thể kích thích tế bào tăng sản bất thường và có nguy cơ ác tính hóa (ung thư).

vi khuẩn hp dạ dày có lây không
Vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý về dạ dày

Xoắn khuẩn Helicobacter pylori không có sẵn trong cơ quan tiêu hóa mà xâm nhập vào cơ thể thông qua các đường lây sau:

  • Đường miệng – miệng: Vi khuẩn HP không chỉ tồn tại trong dịch vị mà còn hiện diện trong nước bọt của người nhiễm bệnh. Do đó, vi khuẩn này có thể lây nhiễm sang người khỏe mạnh do thói quen ăn uống chung, sử dụng chung vật dụng cá nhân (chén, đũa, bàn chải đánh răng,…) hoặc hôn môi.
  • Đường phân – miệng: Một lượng nhỏ vi khuẩn sẽ đi theo thức ăn xuống đường ruột và được đào thải qua đường phân. Vì vậy nếu không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, vi khuẩn có thể bám vào tay, tiếp xúc với miệng và xâm nhập vào dạ dày.
  • Các đường lây khác: Ngoài ra, vi khuẩn HP cũng có thể lây nhiễm qua các vật dụng trung gian như thiết bị nội soi dạ dày, dụng cụ nha khoa,… Ở một số trường hợp ít gặp, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào dạ dày thông qua nguồn nước, thức ăn và đất.

Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là một trong tác nhân gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Do đó để bảo vệ sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa, cần chủ động phòng ngừa lây nhiễm với các biện pháp sau:

1. Chú ý thói quen ăn uống

Mặc dù vi khuẩn HP ít lây qua thức ăn nhưng thói quen dinh dưỡng không lành mạnh chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Thống kê cho thấy, có khoảng 70% trường hợp nhiễm vi khuẩn này nhưng không xuất hiện tổn thương thực thể hay triệu chứng cơ năng.

Ngược lại ở những trường hợp có chế độ ăn bừa bãi, vi khuẩn có thể sinh trưởng mạnh, kích thích dạ dày bài tiết dịch vị và gây viêm loét niêm mạc. Ngoài ra, ăn uống không đảm bảo vệ sinh hoặc ăn uống cùng với người mắc bệnh cũng có khả năng lây nhiễm cao.

vi khuẩn hp lây qua đường nào
Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng và phải ngâm rửa sạch trước khi sử dụng

Vì vậy để hạn chế nguy cơ lây nhiễm và giảm mức độ ảnh hưởng của vi khuẩn này, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học:

  • Lựa chọn nguồn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Đồng thời cần ngâm rửa thực phẩm với nước muối pha loãng nhiều lần và nấu chín hoàn toàn để hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.
  • Khi ăn uống, nên sử dụng đũa, chén, bát,… riêng và hạn chế tình trạng dùng chung với người khác. Đồng thời nên sử dụng nước chấm riêng để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
  • Rửa sạch tay với xà phòng trước khi ăn.
  • Hạn chế ăn uống tại các hàng quán lề đường và một số quán ăn không đảm bảo vệ sinh về an toàn thực phẩm.
  • Mặc dù đồ tươi sống có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhưng thường tiềm ẩn các ổ ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn. Do đó, nên ăn chín uống sôi và hạn chế dùng các món ăn tươi sống như sushi, bò tái, sashimi,…
  • Nên nấu ăn tại nhà để đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng. Hạn chế ăn hàng quán lề đường, dùng thức ăn nhanh và thức ăn đóng hộp. Hầu hết các loại thức ăn này đều chứa nhiều dầu mỡ, gia vị, giá trị dinh dưỡng thấp và có nguy cơ nhiễm bẩn cao.

2. Vệ sinh cá nhân và không gian sống

Ngoài khả năng xâm nhập từ thức ăn, vi khuẩn HP cũng có thể lây nhiễm do thói quen sinh hoạt bừa bãi và vệ sinh kém. Vì vậy để hạn chế nhiễm vi khuẩn, bạn cần đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sống:

vi khuẩn hp lây qua đường nào
Rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn giúp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP
  • Vệ sinh tay với xà phòng thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Ngoài ra, cần rửa tay khi tiếp xúc với các vật dụng công cộng hoặc các bề mặt trung gian có khả năng nhiễm khuẩn cao.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là khu vực nấu nướng và nhà vệ sinh.
  • Vi khuẩn HP có thể tồn tại trong nguồn nước, đất và không khí. Mặc dù chưa có ghi nhận về các trường hợp lây nhiễm qua môi trường. Tuy nhiên để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm vi khuẩn này, bạn nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên và sử dụng nước máy khi tắm rửa, nấu nướng.

3. Tránh tiếp xúc thân mật với người nhiễm bệnh

Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm thông qua thói quen ăn uống chung, sử dụng chung các vận dụng cá nhân và hôn môi. Vì vậy trong trường hợp sống chung với người mắc bệnh, bạn cần tránh các hoạt động nói trên nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm. Bên cạnh đó, cần khuyến khích người bệnh chủ động điều trị và xây dựng chế độ chăm sóc khoa học để tiệt trừ vi khuẩn hoàn toàn.

vi khuẩn hp có lây không
Ăn uống chung với người dương tính với vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm vi khuẩn cao

Đối với các bậc phụ huynh đã được xác định dương tính với vi khuẩn HP, cần chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe cho con trẻ. Tuyệt đối không gắp thức ăn cho trẻ bằng đũa riêng, mớm cơm hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân.

Khác với người trưởng thành, trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa kém và chức năng đề kháng chưa phát triển hoàn chỉnh nên có nguy cơ gặp phải các ảnh hưởng nặng nề khi nhiễm xoắn khuẩn Helicobacter pylori.

4. Thận trọng khi lựa chọn cơ sở thăm khám – điều trị

Vi khuẩn HP cũng có thể lây nhiễm thông qua các thiết bị y tế như dụng cụ nha khoa, thiết bị nội soi tiêu hóa, đường hô hấp,…

vi khuẩn hp có lây không
Vi khuẩn HP cũng có thể lây gián tiếp thông qua các thiết bị y tế như dụng cụ nha khoa, thiết bị nội soi

Do đó khi có nhu cầu thăm khám và điều trị, cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo dụng cụ được vô trùng hoàn toàn và hạn chế nguy cơ lây nhiễm chủng vi khuẩn này. Ngoài ra, thăm khám tại các phòng khám nhỏ lẻ còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm khác.

5. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Khác với các tình trạng nhiễm trùng khác, nhiễm vi khuẩn HP thường không phát sinh triệu chứng trong một thời gian dài. Vì vậy, phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều không thể nhận biết tình trạng này thông qua các triệu chứng lâm sàng.

vi khuẩn hp có lây không
Thăm khám định kỳ 6 giúp phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn và can thiệp điều trị trong thời gian sớm nhất

Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe và phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn. Việc phát hiện nhiễm vi khuẩn HP sớm giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho người khỏe mạnh, tiệt trừ vi khuẩn kịp thời và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Vi khuẩn HP dạ dày có lây không, lây qua đường nào?”. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu hơn về đường lây của vi khuẩn này, từ đó chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý dạ dày.

Tham khảo thêm: Triệu chứng nhận biết nhiễm vi khuẩn HP và cách điều trị hiệu quả

5/5 - (4 bình chọn)

Tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc, chữa đau dạ dày từ sâu căn nguyên kết hợp làm lành niêm mạc và phục hồi thể trạng toàn diện là cách bài thuốc này giúp hàng ngàn người thoát khỏi các chứng đau ám ảnh dai dẳng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *