Vì sao trẻ bị đỏ bao quy đầu? Cách khắc phục nhanh
Nội dung bài viết
Trẻ bị đỏ bao quy đầu là hiện tượng bất thường ở cơ quan sinh dục của trẻ mà cha mẹ cần lưu ý. Tình trạng này có thể cảnh báo những bệnh lý đường sinh dục nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sinh lý bình thường của trẻ nhỏ.
Đặc điểm sinh lý ở bao quy đầu của trẻ
Đặc điểm sinh lý ở bao quy đầu của trẻ có nhiều sự khác biệt so với người trưởng thành. Dương vật luôn được bao bọc bởi một lớp da mỏng còn gọi là bao quy đầu giúp bảo vệ quy đầu và lỗ niệu đạo khỏi các tác động xấu từ bên ngoài.
Lớp bao quy đầu có 2 phần: da bên ngoài bao quy đầu và lớp niêm mạc phía trong bao quy đầu. Ở trẻ nhỏ khi mới sinh ra, thông thường da bao quy đầu sẽ dính chặt lấy phần quy đầu khiến hầu hết trẻ nhỏ đều gặp phải tình trạng dài hoặc hẹp bao quy đầu.
Đây là tình trạng sinh lý bình thường và sẽ được cải thiện khi trẻ lớn lên. Theo quá trình phát triển của cơ thể, lớp da quy đầu và quy đầu sẽ tách ra, để lộ bao quy đầu. Giai đoạn này cần khoảng 5 đến 10 năm để bao quy đầu của trẻ có thể lột hoàn toàn khỏi đầu dương vật.
Vì sao trẻ bị đỏ bao quy đầu?
Hiện tượng trẻ bị đỏ bao quy đầu là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh. Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện vài ngày và mất đi thì đó là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể trẻ.
Nhưng nếu tình trạng xuất hiện dài ngày thậm chí có thể gây ngứa ngáy, sưng và đau rát ở trẻ thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng đỏ bao quy đầu ở trẻ em là:
Do hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là tình trạng phần da phía trên cùng của bao quy đầu quá khít, trùm kín cả đầu dương vật và lỗ niệu đạo. Khi trẻ đi tiểu tiện, bao quy đầu không thể tuột xuống khiến việc tiểu tiện của trẻ trở nên khó khăn.
Tình trạng này có thể khiến trẻ bị đỏ bao quy đầu. Một số trường hợp trẻ có thể gặp phải tình trạng sưng đầu dương vật khi tiểu tiện, ngứa dương vật và khó khăn khi tiểu tiện.
Do dài bao quy đầu
Giống như hiện tượng hẹp bao quy đầu, tình trạng dài bao quy đầu ở trẻ có thể khiến bộ phận sinh dục của trẻ bị mẩn đỏ. Thông thường, tình trạng dài bao quy đầu là hiện tượng sinh lý khá bình thường ở trẻ nhỏ và sẽ biến mất khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì.
Tuy nhiên, khi vệ sinh cho trẻ, nhiều cha mẹ tự tuột bao quy đầu cho bé để nong bao quy đầu tại nhà. Điều này có thể gây ra đỏ bao quy đầu của trẻ nếu cha mẹ thực hiện không đúng cách, thực hiện quá mạnh khiến dương vật của bé bị tổn thương.
Trẻ bị đỏ bao quy đầu do nghẹt bao quy đầu
Nghẹt bao quy đầu là tình trạng rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Khi bị tình trạng này, bao quy đầu của trẻ vẫn có thể tự tuột xuống để lộ quy đầu và lỗ niệu đạo. Nhưng khi tuột xuống có thể thắt chặt dương vật khiến bộ phận này bị tụ máu dẫn tới hiện tượng đỏ bao quy đầu.
Viêm nhiễm bao quy đầu
Nếu trẻ có các biểu hiện nổi mẩn đỏ bao quy đầu cùng với cảm giác ngứa rát, khó chịu và đau rát nhiều khi tiểu tiện, cha mẹ cần lưu ý đến hiện tượng viêm nhiễm bao quy đầu ở trẻ.
Hiện tượng này xảy ra khi phụ huynh vệ sinh dương vật cho bé không sạch sẽ, không đúng cách khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển và tấn công cơ thể bé dẫn tới tình trạng viêm nhiễm.
Bên cạnh dấu hiệu nổi mẩn đỏ ở dương vật, cha mẹ có thể quan sát trẻ và theo dõi các triệu chứng sau:
- Trẻ sợ đi tiểu vì đau rát, khó chịu dương vật.
- Nước tiểu có mùi bất thường, màu vàng đục thậm chí có lẫn máu.
- Trẻ kém ăn, cơ thể mệt mỏi và ít vận động.
Viêm lỗ niệu đạo ở trẻ
Viêm lỗ niệu đạo là tình trạng viêm đường tiết niệu khá phổ biến ở trẻ khi vệ sinh không đúng cách. Hiện tượng đỏ bao quy đầu ở trẻ có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý đường tiết niệu này.
Cách điều trị khi trẻ bị đỏ bao quy đầu
Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ bao quy đầu ở trẻ diễn ra trong thời gian ngắn và tự khỏi thì không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh kéo dài gây đau đớn và khó chịu cho trẻ thì cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Các phương pháp điều trị đỏ bao quy đầu ở trẻ tùy thuộc vào bệnh lý mà trẻ gặp phải. Thông thường, việc điều trị đỏ bao quy đầu ở trẻ sẽ tập trung điều trị theo hai hướng: điều trị dài, hẹp bao quy đầu ở trẻ và điều trị các bệnh viêm nhiễm bao quy đầu hoặc niệu đạo.
Điều trị dài, hẹp bao quy đầu ở trẻ
Việc điều trị dài, hẹp bao quy đầu ở trẻ cần có sự chỉ định của bác sĩ. Thông thường, cha mẹ sẽ được các bác sĩ hướng dẫn tự nong hoặc tự lột bao quy đầu cho bé tại nhà nếu tình trạng bệnh nhẹ.
Nếu tình trạng bệnh nặng hơn và xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và khi trẻ đủ tuổi, đủ sức khỏe có thể can thiệp phẫu thuật cắt bao quy đầu.
Khi thực hiện thủ thuật nong bao quy đầu hoặc phẫu thuật cắt bao quy đầu cần lưu ý giữ gìn vệ sinh đúng cách cho trẻ và có chế độ chăm sóc sau phẫu thuật cho trẻ.
Điều trị viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo
Điều trị viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Việc dùng kháng sinh cần tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng đúng loại thuốc, đúng phác đồ điều trị để có hiệu quả chữa bệnh tối ưu.
Điều trị các bệnh lý viêm nhiễm cần được thực hiện sớm, tránh viêm nhiễm lan rộng khiến tổn thương dương vật của bé trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bé.
Những lưu ý khi trẻ bị đỏ bao quy đầu
Trẻ bị đỏ bao quy đầu có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của chính cha mẹ. Vì thế, để ngăn ngừa và điều trị tình trạng này hiệu quả, các bậc phụ huynh nên chú ý tới những vấn đề sau:
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục của trẻ. Khi thực hiện vệ sinh dương vật, cha mẹ nên dùng nước ấm để vệ sinh, không cần thiết phải dùng dung dịch vệ sinh để tránh tình trạng kích ứng da ở trẻ.
- Vệ sinh dương vật cho trẻ hàng ngày và sau khi đi tiểu tiện, đại tiện.
- Đối với trẻ nhỏ phải dùng bỉm, cần chọn bỉm có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và cần thay bỉm thường xuyên cho trẻ và không đóng bỉm quá chật.
- Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ, không mặc quần áo quá chật và đặc biệt không mặc quần áo bị ẩm, ướt.
- Khi trẻ bị đỏ bao quy đầu, cần vệ sinh cho trẻ kỹ càng hơn và theo dõi các triệu chứng của trẻ để có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh.
- Khi trẻ có các triệu chứng đỏ bao quy đầu, cần đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
- Nếu trẻ được chỉ định nong hoặc lột bao quy đầu tại nhà, phụ huynh cần thực hiện đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, làm nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho dương vật của bé.
Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ bị đỏ bao quy đầu. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bậc phụ huynh hiểu hơn về sức khỏe đường sinh dục của con để từ đó có phương pháp theo dõi và chăm sóc con tốt hơn, giúp con phát triển toàn diện.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!