Sưng bao quy đầu ở trẻ em là bị gì? Cần làm gì?
Nội dung bài viết
Sưng bao quy đầu ở trẻ em mặc dù không phải tình trạng hiếm gặp nhưng tuyệt đối không được chủ quan. Bệnh lý có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ, làm khởi phát các bệnh lý nguy hiểm như hoại tử, vô sinh hoặc thậm chí là ung thư. Vậy, trong trường hợp bé bị sưng bao quy đầu cha mẹ cần làm gì?
Sưng bao quy đầu ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Viêm bao quy đầu là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy, đau rát do vi khuẩn, nấm gây ra tại vùng đầu dương vật. Đây là bệnh lý xảy ra phổ biến ở nam giới trong đó có trẻ nhỏ – đối tượng có cơ thể chưa phát triển hoàn thiện và hệ miễn dịch còn yếu.
Viêm, sưng bao quy đầu sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, cảm thấy sợ hãi mỗi khi đi tiểu. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Hơn nữa, viêm bao quy đầu cũng là nguyên nhân gây khởi phát những biến chứng sau đây:
- Sưng, viêm bao quy đầu ở trẻ em có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn…
- Trường hợp bao quy đầu bị kết dính, hẹp có thể khiến dương vật bị cương cứng, đau gây tình trạng liệt dương.
- Để bệnh diễn biến trong thời gian dài sẽ khiến chất dịch trong bao quy đầu chảy ra gây bội nhiễm, làm tăng nguy cơ mắc vô sinh.
- Các vết viêm, loét bao quy đầu trở nặng có thể lan rộng gây hoại tử và trở thành nhiễm trùng mãn tính.
- Một số trường hợp do nhiễm trùng lâu ngày sẽ phát triển thành các khối u tự do hoặc thậm chí là ung thư dương vật.
Có thể thấy, mặc dù sưng bao quy đầu không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ nhưng có thể gây nhiều tác động đến cơ quan sinh sản, để lại di chứng nghiêm trọng đến vấn đề sinh lý của trẻ sau này. Vì vậy, bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm, theo dõi trẻ để phát hiện, điều trị kịp thời cho trẻ.
Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sưng bao quy đầu ở trẻ em
Sưng bao quy đầu ở trẻ nhỏ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến 2 nguyên nhân chính sau:
- Do vệ sinh không đảm bảo: Vệ sinh không đảm bảo khiến các chất cặn bã, bựa sinh dục bị tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh gây viêm nhiễm ở trẻ. Đặc biệt, khu vực cơ quan sinh dục thường ẩm ướt càng khiến bệnh tiến triển nhanh, mạnh. Ngoài ra, việc để trẻ chơi trong môi trường không đảm bảo như ao, hồ, sông, suối ô nhiễm… cũng là nguyên nhân làm bệnh khởi phát.
- Trẻ bị dài, hẹp bao quy đầu: Tình trạng dài, hẹp bao quy đầu sẽ khiến các chất cặn bã, nước tiểu không được loại bỏ hết ra ngoài từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây bệnh ở trẻ.
Nhận thức của trẻ nhỏ còn khá thấp vì vậy đa phần trẻ không thể tự phát hiện được vấn đề mắc bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần có kiến thức rõ ràng về biểu hiện của sưng bao quy đầu.
Cụ thể, một số triệu chứng của bệnh đó là:
- Phần đầu dương vật sưng tấy, có dịch bên trong, nổi mụn đỏ hoặc thậm chí lở loét.
- Phần đầu dương vật bị dính, lỗ sáo xuất hiện bựa sinh dục, cặn bẩn bất thường.
- Trẻ hay gãi vùng cơ quan sinh dục, quấy khóc la hét khi đi tiểu.
- Trẻ bỏ ăn, cơ thể mệt mỏi, hạn chế vận động, một số trường hợp sốt nhẹ.
- Nước tiểu trẻ có màu vàng đục, mùi khai nồng nặc hoặc thậm chí có tình trạng rỉ máu ở vùng bao quy đầu.
Một khi thấy trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ cần theo dõi kỹ các dầu hiệu bất thường và đưa trẻ đi khám. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe cho trẻ và ngăn cản những biến chứng nguy hiểm được nêu ở trên.
Cách chữa trị sưng bao quy đầu cho trẻ em
Việc điều trị sưng bao quy đầu cho trẻ cần được tiến hành sớm để ngăn chặn những tổn thương đến sự phát triển của trẻ đồng thời loại bỏ nguy cơ phát sinh biến chứng.
Dưới đây là một số cách chữa trị sưng bao quy đầu cho trẻ em được sử dụng phổ biến nhất
Vệ sinh tại nhà
Vệ sinh tại nhà là phương pháp đơn giản, ít tốn kém nhưng lại đem đến hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, vệ sinh tại nhà đòi hỏi phụ huynh phải biết cách chăm sóc vùng kín.
Một số lưu ý để chăm sóc, vệ sinh vùng kín cho trẻ hiệu quả như sau:
- Ba mẹ rửa sạch bao quy đầu từ trong ra ngoài bằng nước ấm mỗi khi cho trẻ tắm. Lưu ý, không được sử dụng tăm bông, xối nước mạnh hoặc sử dụng thuốc diệt khuẩn để rửa bao quy đầu cho trẻ.
- Với trẻ chưa lộn bao quy đầu thì cha mẹ có thể kéo nhẹ phần da bao quy đầu xuống để vệ sinh.
- Với trẻ đã lột bao quy đầu (thông thường có bao quy đầu tách ra ở một số trẻ 1 tuổi và 90% trẻ bốn tuổi đã tách bao quy đầu) thì cha mẹ cần chú ý vệ sinh cả mặt trong và mặt ngoài bao quy đầu.
- Sau khi vệ sinh cần lấy khăn mềm lau khô và mặc quần áo thông thoáng cho trẻ.
Phương pháp vệ sinh bao quy đầu cho trẻ tại nhà chỉ nên áp dụng với trường hợp nhẹ, trẻ mới bị hoặc sử dụng song song với các phương pháp khác. Để đảm bảo tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để xin ý kiến hỗ trợ từ phía bác sĩ chuyên khoa.
Dùng thuốc trong điều trị sưng bao quy đầu ở trẻ em
Dùng thuốc được đánh giá là phương pháp hiệu quả, phù hợp với tình trạng viêm nhiễm thông thường, sưng tấy ở mức độ nhẹ. Thuốc được thiết kế dưới dạng viên nén, thuốc bôi nên khá dễ dàng sử dụng cho trẻ.
Một số loại thuốc thường dùng cho sưng bao quy đầu ở trẻ như sau:
- Thuốc kháng sinh làm giảm tình trạng viêm nhiễm.
- Thuốc bôi viêm bao quy đầu có chứa hoạt chất hydrocortisone.
- Các loại thuốc có công dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên khi dùng thuốc sẽ có thể xuất hiện một số kích ứng hoặc tác dụng phụ. Do vậy, cha mẹ cần quan sát các biểu hiện của trẻ trong suốt quá trình dùng thuốc.
Ngoài ra, cha mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc, thay đổi liều dùng hoặc đổi thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Can thiệp ngoại khoa: Cắt bao quy đầu
Phương pháp can thiệp ngoại khoa hay chính là phẫu thuật cắt bao quy đầu thường được sử dụng trong trường hợp nặng, trẻ bị sưng bao quy đầu thường xuyên do bao quy đầu dài, hẹp hoặc bị nghẽn.
Trước khi tiến hành các tiểu phẫu, trẻ sẽ được kiểm tra, xét nghiệm kỹ càng và dùng thuốc kháng viêm. Các tiểu phẫu cắt bao quy đầu áp dụng với trẻ trên 8 tuổi. Sau khi tiến hành tiểu phẫu, tình trạng viêm nhiễm sẽ được ức chế, không còn tái phát, dương vật phát triển bình thường.
Mỗi ca phẫu thuật kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng với chi phí khá đắt đỏ. Lưu ý, cha mẹ cần chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo hiệu quả chữa trị cũng như an toàn cho bé.
Lưu ý khi điều trị sưng bao quy đầu cho trẻ em
Ngoài việc áp dụng các phương pháp trên, cha mẹ cũng cần tuân thủ đúng các quy tắc khi điều trị. Có như vậy mới đạt được hiệu quả điều trị tối ưu và ngăn cản được bệnh phát sinh trở lại.
Một số nguyên tắc cần đặc biệt chú ý như sau:
- Cha mẹ không nên cố gắng tuột bao quy đầu của trẻ khi con quá nhỏ bởi điều này có thể khiến tình trạng tổn thương, viêm nhiễm nặng hơn.
- Cha mẹ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nước ấm, dung dịch vệ sinh chuyên dùng mỗi ngày. Lưu ý, không ngâm rửa vùng kín của trẻ quá lâu.
- Cha mẹ nên chọn quần áo rộng rãi bằng chất liệu thoáng mát cho trẻ.
- Cha mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ giúp nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch.
- Cha mẹ cho vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý.
Trong trường hợp trẻ điều trị không có tiến triển hoặc phát sinh các biến chứng bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra. Lưu ý, cha mẹ cần tránh tình trạng tự ý khắc phục các dấu hiệu bất thường có thể gây nguy hiểm và khiến việc điều trị sau này phức tạp hơn.
Trên đây là các thông tin liên quan đến tình trạng sưng bao quy đầu ở trẻ em. Mặc dù đây không phải bệnh lý quá nguy hiểm, hiếm gặp nhưng lại gây khó chịu và làm phát sinh nhiều biến chứng. Trẻ nhỏ vẫn còn quá non nớt do vậy cha mẹ cần đặc biệt chú ý để bảo vệ bé khỏi những tổn thương do bệnh lý này gây ra.
Thông tin hữu ích:
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!