Hẹp bao quy đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Nội dung bài viết
Hẹp bao quy đầu là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ và thậm chí là cả người lớn. Đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc cũng có khả năng là bệnh lý nam khoa khá nguy hiểm. Do đó các bậc phụ huynh hay những nam giới trưởng thành cần tìm hiểu chi tiết về tình trạng hẹp bao quy đầu để chủ động phát hiện và tiến hành điều trị hiệu quả nếu hẹp da quy đầu là bệnh lý.
Hẹp bao quy đầu là gì?
Thông thường khi bước sang tuổi trưởng thành, cơ thể nam giới dần phát triển hoàn thiện, phần da ở đầu bộ phận sinh dục – da quy đầu sẽ tự tuột xuống để lộ phần quy đầu và lỗ tiểu.
Hiện tượng hẹp bao quy đầu tiếng anh là “Phimosis” là từ ngữ chuyên khoa chỉ tình trạng phần da ở đoạn cuối bộ phận sinh dục của nam giới thắt hẹp, không thể kéo tuột khỏi quy đầu ngay cả khi ở trạng thái bình thường hay khi cương cứng.
Hẹp phần da quy đầu được chia làm hai dạng căn cứ theo tính chất là:
- Bán hẹp bao quy đầu: Ở trạng thái bình thường, bao quy đầu có thể tụt xuống nhưng khi cương cứng thì không thể tuột xuống được và chỉ để lộ ra một phần nhỏ đầu dương vật.
- Hẹp bao quy đầu hoàn toàn: Toàn bộ phần da bao quy đầu bao bọc kín phần đầu của bộ phận sinh dục nam giới, không thể tụt xuống được phần nào ngay cả khi dùng tay.
Ngoài ra, cũng có thể chia hẹp phần da quy đầu thành hai kiểu dựa trên độ tuổi là:
- Hẹp bao quy đầu nguyên phát: Tình trạng hẹp da quy đầu diễn ra từ lúc nhỏ, hẹp bao quy đầu bẩm sinh, hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh, có thể kéo dài tới khi bé trai trưởng thành.
- Hẹp bao quy đầu thứ phát: Hiện tượng hẹp da quy đầu ở người lớn xuất hiện khi nam giới đã trưởng thành, thường là do các nguyên nhân bệnh lý vì vậy mức độ nguy hiểm hơn nhiều so với hẹp bao quy đầu nguyên phát.
Ở trẻ nhỏ, hẹp phần da quy đầu ở trẻ em nam là phổ biến vì lúc này phần da quy đầu đảm nhận nhiệm vụ bao bọc, bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu. Đây là hiện tượng hẹp da quy đầu sinh lý, phụ huynh không nên quá lo lắng khi phát hiện ra.
Tuy nhiên, nếu sau 5 tuổi mà phần da bao quy đầu vẫn chưa bắt đầu tụt xuống thì cần đưa trẻ đi thăm khám nhằm xác định tình trạng hẹp phần da quy đầu ở trẻ có phải là bệnh lý từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu
Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng hẹp bao quy đầu. Đó là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý
Theo các số liệu thống kê, khoảng 96% bé trai sinh ra đã bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh. Căn nguyên là do khi mới sinh, cơ thể cũng như dương vật chưa phát triển toàn diện nên cần sự bảo vệ tối ưu.
Vùng da ở đầu dương vật sẽ bao kín để bảo vệ bộ phận sinh dục và lỗ tiểu, tránh sự cọ xát và những tác động từ bên ngoài, vi khuẩn và nấm tấn công gây bệnh.
Sau đó, khi cơ thể bé dần phát triển và các bộ phận hoàn thiện, đến tuổi dậy thì (khoảng từ 14-16 tuổi trở đi), phần da quy đầu sẽ tự tuột xuống mà không cần can thiệp.
Ngược lại nếu tình trạng hẹp phần da quy đầu vẫn tiếp diễn hoặc bước vào tuổi trưởng thành rồi mà không thấy phần da này tự tụt xuống thì có khả năng cao là bạn đã mắc bệnh lý.
Dây hãm bao quy đầu quá ngắn hoặc da bao quy đầu quá nhỏ cũng là những nguyên nhân khiến da bao quy đầu không thể tụt xuống.
Nguyên nhân bệnh lý
Phần da tại khu vực quy đầu bao chặt đầu bộ phận sinh dục có thể do xuất hiện sẹo tại khu vực này khiến sự đàn hồi và di chuyển của bao quy đầu gặp khó khăn.
Cụ thể, trong quá trình vệ sinh vùng kín, bao quy đầu bị trầy xước, tổn thương và dần dần bị mưng mủ, viêm nhiễm. Điều này kéo dài sẽ hình thành các ổ viêm, vùng tổn thương xuất hiện sẹo.
Ngoài ra, cha mẹ quá lo lắng cho con trai nên khi bé bị hẹp bao quy đầu ở trẻ em, phụ huynh cố gắng tụt phần bao quy đầu xuống bằng mọi cách cũng có thể khiến phần này bị thương và gây phản tác dụng.
Triệu chứng hẹp bao quy đầu
Để nhận biết sớm tình trạng hẹp phần da quy đầu ở trẻ nhỏ hoặc hẹp bao quy đầu ở tuổi dậy thì, chúng ta nên quan sát và phát hiện các triệu chứng tiêu biểu dưới đây:
- Không thể tuột phần bao quy đầu.
- Phần da đầu dương vật đỏ, rát, sưng phù.
- Dương vật chảy mủ bất thường.
- Tiểu đau rát, tiểu rắt thậm chí không đi tiểu được.
- Trẻ nhỏ biểu lộ sự đau đớn mỗi lần đi tiểu, phải rặn mới đi tiểu được.
- Ở người lớn, dương vật phát triển cong vênh, đau khi quan hệ tình dục.
- Phần đầu dương vật tím tái do bao quy đầu thít chặt, máu không di chuyển xuống được.
Các biểu hiện hẹp bao quy đầu kể trên được sắp xếp theo chiều hướng nghiêm trọng tăng dần. Vì vậy, ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường ở dương vật, cần thăm khám để xác định hẹp quy đầu do đâu từ đó tiền hành cách xử lý phù hợp.
Đặc biệt nếu thấy trẻ khóc khi đi tiểu, sốt kéo dài không xác định được nguyên nhân hoặc ở người lớn, dương vật viêm nhiễm, đau đớn khi dương vật cương cứng hoặc trong quá trình quan hệ thì cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.
Hẹp bao quy đầu có ảnh hưởng gì không?
Mặc dù biết bao quy đầu có yếu tố sinh lý nhưng nhiều phụ huynh cũng khá lo lắng không biết hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?
Trong trường hợp bao quy đầu không tự tụt xuống được, hiện tượng viêm nhiễm không được điều trị thì người bệnh có khả năng phải đối mặt với khá nhiều vấn đề nghiêm trọng.
- Viêm quy đầu: Các tế bào chết tích tụ lâu dần tại vùng thít chặt của bao quy đầu sẽ hình thành viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, trở thành môi trường sống lý tưởng cho hàng loạt loại vi khuẩn và nấm nguy hại.
- Viêm niệu đạo: Lỗ tiểu bị bao quy đầu trùm kín khiến dòng tiểu không thể thoát hết ra ngoài, nước tiểu có thể đọng lại ở ngay phần bao quy đầu cũng dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Điều này không chỉ gây viêm cho bao quy đầu mà còn viêm nhiễm lây lan sang cả niệu đạo vì lỗ tiểu nằm ngay trong khu vực bị ảnh hưởng.
- Nghẹt bao quy đầu: Da bao quy đầu kéo tụt ra sau nhưng không trở lại bình thường được sẽ phủ vòng quanh dương vật khiến bộ phận này bị nghẹt cứng khi ở trạng thái cương cứng dẫn tới sưng phù do máu không lưu thông, đau đớn cho người bệnh. Trong trường hợp xấu nhất có thể gây hoại tử bao quy đầu rất nghiêm trọng.
Như vậy, không nên quá chủ quan với tình trạng bệnh. Nếu đây là tình trạng do nguyên nhân là bệnh lý, tổn thương, viêm nhiễm ở dương vật thì cần điều trị càng sớm càng tốt, tránh để biến chứng phát triển.
Cách điều trị hẹp bao quy đầu
Hẹp hẹp da quy đầu quy đầu ở trẻ nhỏ hay hẹp phần da quy đầu ở người lớn nếu do sinh lý nhưng gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, đe dọa chuyển thành bệnh lý thì có thể áp dụng một số phương pháp chữa trị dưới đây.
Mẹo chữa hẹp bao quy đầu tại nhà
Tại nhà, với trẻ nhỏ, phụ huynh có thể tiến hành nong da quy đầu bằng cách:
- Trong quá trình tắm rửa cho trẻ, người lớn thực hiện kéo căng phần da quy đầu theo chiều ngang một cách chậm rãi, nhẹ nhàng.
- Kéo phần da này về phía trước rồi lại kéo ngược ra sau.
- Làm các động tác thật chậm, nếu bé có cảm giác đau đớn thì dừng lại ngay.
- Mỗi ngày thực hiện một chút để nong phần da quy đầu một cách từ từ.
Đối với người trưởng thành bị hẹp bao quy đầu, bộ phận sinh dục đã phát triển tương đối ổn định thì quá trình thực hiện khó khăn hơn và đòi hỏi tỉ mỉ hơn:
- Đầu tiên cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước muối, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn.
- Sau đó dùng tay kéo căng phần da đầu dương vật theo chiều ngang từ 2-3 lần.
- Khi thấy phần da này giãn hơn thì kéo căng về trước rồi tụt lại về phía bụng đến khi nào đau thì ngừng.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 lần trong khoảng 2 tháng.
Mẹo trị hẹp bao quy đầu tại nhà này chỉ cho tác dụng tối ưu nếu tình trạng hẹp còn nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu là do sinh lý, không có viêm nhiễm tại dương vật.
Đây cũng là cách xử lý hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ nếu bố mẹ thấy quá lo lắng với tình trạng hẹp bao quy đầu do sinh lý của con.
Tây y chữa hẹp bao quy đầu
Trong trường hợp bao quy đầu không có chuyển biến, vẫn tiếp tục bao trùm gần như toàn bộ phần đầu dương vật thì các phương pháp can thiệp Tây y là cần thiết.
Thuốc bôi hẹp bao quy đầu
Trong quá trình kéo giãn phần da bao quy đầu, có thể bôi thêm một số loại thuốc hỗ trợ. Thực chất đây là những thuốc dạng kem có chứa steroid có công dụng thúc đẩy quá trình căng da, làm da trở nên mỏng hơn giúp cho động tác nong bao quy đầu dễ thực hiện hơn.
Sau khi dùng thuốc, da vẫn có thể trở về tình trạng bình thường. Không nên lạm dụng sử dụng các loại thuốc chứa steroid trong thời gian dài vì có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, khiến vùng da tiếp xúc thuốc bị mỏng quá và dễ bị tổn thương.
Thuốc chứa steroid được chỉ định phổ biến để điều trị hẹp phần da quy đầu là thuốc mỡ có hoạt chất Betamethasone 0,05%, tên biệt dược là Diprosone.
Bôi ngày từ 2-3 lần trong khoảng 3 tuần kết hợp với việc nong da quy đầu.
Cắt bao quy đầu
Điều trị bằng thuốc không cho kết quả khả thi hoặc tình trạng viêm nhiễm tại quy đầu quá nghiêm trọng, đe dọa gây ra biến chứng thì cần tiến hành cắt bao quy đầu.
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y khoa đơn giản, thời gian thực hiện chỉ khoảng vài phút. Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bao quy đầu theo các bước dưới đây:
- Gây tê cho người bệnh.
- Vệ sinh, sát khuẩn vùng bao quy đầu.
- Dụng cụ chuyên dụng được sử dụng để cắt bao quy đầu.
Sau quá trình thực hiện thủ thuật, người bệnh được theo dõi trong một khoảng thời gian tầm 2-3 tiếng rồi căn cứ vào tình hình, bác sĩ có thể cho bệnh nhân về nhà nghỉ ngơi.
Việc cắt bao quy đầu sẽ giúp phần da tuột xuống dễ dàng, dương vật phát triển bình thường, ngăn chặn khả năng các bệnh phụ khoa phát triển và đảm bảo chức năng của dương vật.
Liên quan tới vấn đề hẹp bao quy đầu ở người trưởng thành, một số nam giới có thắc mắc rằng “Hẹp bao quy đầu có sinh con được không?”.
Theo các bác sĩ chuyên nam khoa, tình trạng hẹp phần da quy đầu ở người lớn nếu kèm theo viêm nhiễm, không được điều trị sẽ khiến bộ phận sinh dục trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Không dừng ở đầu dương vật, vi khuẩn có thể ảnh hưởng tới các bộ phận xung quanh, niệu đạo, bàng quang cũng có khả năng bị viêm nhiễm.
Trong tình huống đó, chức năng cương cứng và xuất tinh của dương vật sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, quá trình quan hệ tình dục có cảm giác đau đớn khiến chất lượng “cuộc yêu” bị giảm sút. Những yếu tố này sẽ khiến nam giới dễ bị vô sinh.
Vì vậy nếu hiện tượng hẹp bao quy đầu không có tiển triển khả quan thì cần can thiệp càng sớm càng tốt để dương vật không bị ảnh hưởng tiêu cực.
Cách phòng tránh hẹp bao quy đầu
Để vùng da bao quy đầu phát triển bình thường, không bị chít hẹp khi nam giới bước vào tuổi dậy thì và trưởng thành, các phương pháp phòng tránh dưới đây là thông tin khá hữu ích:
- Luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Với trẻ nhỏ, cần thường xuyên thay bỉm tã sau khoảng 2-3 tiếng, nếu trẻ đại tiện thì phải thay ngay.
- Bôi thuốc chống hăm tã, tắm rửa cho bé thường xuyên.
- Thực hiện nong da bao quy đầu từ sớm, mỗi ngày thực hiện một chút.
- Khi trẻ đã lớn, người cha nên hướng dẫn con tự vệ sinh và nong da bao quy đầu một cách cẩn thận.
- Nam giới đã trưởng thành bên cạnh việc vệ sinh dương vật hàng ngày thì cần lựa chọn đồ lót thoáng, thấm hút mồ hôi tốt và hạn chế sử dụng rượu, bia và hút thuốc lá.
- Thanh thiếu niên cần trang bị các thông tin về nam khoa cần thiết, thanh niên cần có một đời sống tình dục lành mạnh.
Như vậy với những thông tin tổng quan nhất về tình trạng hẹp da quy đầu, mong rằng các bậc phụ huynh hay những nam giới trưởng thành đã có những lời giải đáp thiết thực cho những thắc mắc khó nói về hiện tượng hẹp bao quy đầu.
Có thể bạn chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!