Tình hình thực hiện KCB cho người nghèo có thẻ BHYT nói chung và BHYT người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (16/03/2011)

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc Bộ, được tái lập từ năm 1997 trên cơ sở một số huyện của tỉnh Bắc Thái và tỉnh Cao Bằng. Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên 4.859,41 km2, Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính cấp huyện

  1.                 Thông tin chung:

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc Bộ, được tái lập từ năm 1997 trên cơ sở một số huyện của tỉnh Bắc Thái và tỉnh Cao Bằng. Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên 4.859,41 km2, Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính cấp huyện: các huyện Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm và  thị xã Bắc Kạn. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã là 122 (112 xã, 4 phường và 6 thị trấn) Theo thông báo của Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn dân số trung bình toàn tỉnh năm 2009 là: 295.296 người, trong đó nam: 149.158, nữ 146.138; dân số thành thị: 47.841, nông thôn: 247.455. Mật độ dân số trung bình 61 người/km2, bao gồm 07 dân tộc chính: Kinh chiếm 14%, dân tộc Tày chiếm 54%, dân tộc Dao chiếm 16,8%, dân tộc Nùng chiếm 9%, dân tộc Mông chiếm 5,5%, dân tộc Hoa chiếm 0,4%, dân tộc Sán Chay 750 người chiếm 0,3%.

  1.  Công tác tổ chức quản lý BHYT tại địa phương:
  2. Từ năm 1992 – hết năm 1996: Do Tỉnh Bắc Kạn trực thuộc Tỉnh Bắc Thái cũ nên bộ máy tổ chức, cơ chế hoạt động, nhiệm vụ cụ thể theo mô hình của tỉnh Bắc Thái.
  3. Từ năm 1997-2002: Công tác Bảo hiểm Y tế trực thuộc Sở Y tế Bắc Kạn nên tất cả các hoạt động liên quan đến công tác Bảo hiểm Y tế do Sở Y tế quản lý và chỉ đạo trực tiếp.
  4. Từ năm 2002 đến nay: Thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg, ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ, công tác Bảo hiểm y tế đã chuyển sang BHXH tỉnh quản lý trực tiếp. Như vậy từ thời điểm này Bảo hiểm xã hội tỉnh đã thực hiện chính sách BHYT và quản lý quỹ BHYT. Cơ chế và nhiệm vụ cụ thể thuộc lĩnh vực BHYT do BHXH tỉnh chỉ đạo trực tiếp, Sở Y tế chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác BHYT.

  III.     Đối tượng tham gia Bảo hiểm Y tế từ năm 2006 đến 6/2010.

3.1. Tỷ lệ tham gia BHYT theo các nhóm từ 2006-6/2010:

 Đơn vị tính: Người (số liệu này do BHXH tỉnh cung cấp)

STT Nhóm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6/2010
1 Bắt buộc 28.485 30.164 31.975 54.039 32.364
2 Người nghèo, DTTS                220.307                    223.856     227.826               233.053  

218.327

3 Trẻ em < 6 tuổi 22.715 27.249
4 Cận nghèo 527 1.075
5 Tự nguyện 4.153 3.039 3.279 5.473 1.935
6 Học sinh, sinh viên         2.847
  Cộng 252.945 257.059 263.070 316.807 284.797

* Nhận xét:

– Trong các năm 2006-2008 đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi và cận nghèo sử dụng thẻ 139 theo QĐ 139.

– Các đối tượng khác số lượng thẻ tăng lên hàng năm, tính đến 6 tháng đầu năm 2010 số thẻ BHYT đạt 284.797/295.296 dân số (96,4%).

3.2. Tổng kinh phí hỗ trợ cho các nhóm đối tượng tham gia BHYT qua các năm.                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

                                                                                                     Nghìn đồng                                                                                                                            

Nhóm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng các nhóm (06 ) 12.491.708.000 25.340.957.045 35.863.441.438 54.908.429.675

3.3. Tình hình quản lý sử dụng quỹ Bảo hiểm Y tế từ năm 2006 đến 6/2010

(đơn vị tính đồng VN)

Năm Thu Quỹ Chi Cân đối(±)
2006 15.053.080.000 14.369.545.981 12.491.708.000 +1.877.837.981
2007 31.355.446.373 29.772.128.381 25.340.957.045 +4.431.171.336
2008 50.039.072.232 47.512.309.818 35.863.441.438 +11.648.868.380
2009 73.304.013.529 69.561.427.383 54.908.429.675 +14.652.997.708
6/2010   Chưa có số liệu.

 

* Nhận xét:

Tỷ lệ kết dư quỹ BHYT tăng dần theo năm(chi nhỏ hơn thu); không có hiện tượng vượt quỹ tại tỉnh Bắc Kạn.

+ Kết dư tăng lên hàng năm

3.4. Bảng chi trả bảo hiểm Y tế của các tuyến từ năm 2006 đến 2010:

           Năm

Các tuyến

2006 2007 2008 2009 6/2010
Tổng các tuyến 12.491.708.000 25.340.957.045 35.863.441.438 54.908.429.675  

* Nhận xét:

Mức chi trả BHYT cho các tuyến năm sau cao hơn năm trước (2009 tăng 4,4 lần so với năm 2006)

3.5. Mức chi trả trung bình cho một lần điều trị nội, ngoại trú của từng nhóm từ 2006 đến 6/2010:

 

STT Nhóm Năm 2009 6/2010
Nội Trú Ng. trú Nội Trú Ng. trú
1 Đa tuyến 1.937.143.373   1.808.009.273  
2 Tổng các nhóm 6.681.462.449 4.952.144.344 7.653.762.700 6.317.594.229
3 Tổng cộng 8.618.605.822 4.952.144.344 9.461.762.973 6.317.594.229

Số liệu tổng các nhóm chủ yếu là người nghèo mã JL và HN

* Nhận xét:

– Mức chi trả điều trị ngoại trú 6 tháng đầu 2010 cao hơn cả năm 2009,

– Mức chi trả điều trị nội trú 6 tháng đầu 2010 cao hơn cả năm 2009.

3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách BHYT:

       Hàng năm Sở Y tế tổ các đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát độc lập trong việc thực hiện chính sách BHYT, mà hoạt động kiểm tra chỉ lồng ghép vào các hoạt động kiểm tra, giám sát công tác khám chữa bệnh chung, trong đó có hoạt động kiểm tra, giám sát các vấn đề liên quan đến việc khám chữa bệnh  BHYT.

 

3.7. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về BHYT:

 Hàng năm Sở Y tế đã thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức tuyên truyền về chính sách và các thủ tục liên quan đến công tác khám chữa bệnh BHYT. Tại các cơ sở khám chữa bệnh đội ngũ cán bộ y tế ngoài việc khám chữa bệnh đã tham gia tuyên truyền, giải thích trực tiếp với người bệnh và người nhà người bệnh về chính sách và các thủ tục liên quan đến công tác khám chữa bệnh BHYT.

  1.           Những khó khăn vướng mắc, kiến nghị:
  2. Khó khăn vướng mắc:

– Chưa có sự thống nhất về tổ chức quản lý Nhà nước về BHYT tại địa phương.

– Do chưa có bộ phận phụ trách công tác BHYT tại Sở Y tế nên việc tham mưu cho UBND tỉnh về công tác quản lý Nhà nước về BHYT chưa được thường xuyên và kịp thời.

– Công tác phối hợp trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách và tổ chức quản lý, giám định, thanh quyết toán kinh phí khám chữa bệnh BHYT giữa các cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH trên địa bàn chưa chặt chẽ nên trong quá trình triển khai còn gặp phải những vướng mắc không cần thiết.

– Hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát về thực hiện chính sách BHYT tại Sở Y tế chưa được thường xuyên và kịp thời.

– Việc lập danh sách và tổ chức in thẻ BHYT cho các đối tượng còn để xảy ra tình trạng sai về họ, tên,  tên đệm, năm sinh, dân tộc,..

  1. Kiến nghị và đề xuất:

– Đề nghị thành lập “Phòng Bảo hiểm Y tế” trực thuộc Sở Y tế để có thể tham mưu, chỉ đạo kịp thời các hoạt động liên quan đến lĩnh vực BHYT. Đồng thời xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể và quy chế hoạt động trong công tác quản lý Nhà nước về BHYT của Phòng Bảo hiểm Y tế trực thuộc Sở Y tế.

– Bộ Y tế đề nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi bổ sung một số đối tượng chính sách được Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT như người dân tộc kinh hiện tại đang sinh sống tại các khu vực đặc biệt khó khăn của các tỉnh miền núi vì trong thực tế số người kinh ở các tỉnh miền nêu trên lại chiếm tỷ tệ rất thấp trong khu vực đó (tỉnh Bắc Kạn khoảng 14% dân số).

Trên đây là nội dung báo cáo một số nội dung chính liên quan đến công tác quản lý nhà nước về BHYT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *