Thực trạng sử dụng y học cổ truyền trong trong sóc sức khỏe tại cộng đồng tỉnh Quảng Ninh (16/03/2011)

Việt Nam có nền y dược cổ truyền (YDCT) lâu đời. Cội nguồn của nền YDHCT Việt Nam là những kinh nghiệm dân gian hình thành do kết quả đấu tranh sinh tồn giữa con người với những tác nhân gây bệnh, được lưu truyền và liên tục được bổ sung bởi kinh nghiệm của các thế hệ, ngày một hoàn thiện và khoa học hơn, góp phần đáng kể trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Việt Nam có nền y dược cổ truyền (YDCT) lâu đời. Cội nguồn của nền YDHCT Việt Nam là những kinh nghiệm dân gian hình thành do kết quả đấu tranh sinh tồn giữa con người với những tác nhân gây bệnh, được lưu truyền và liên tục được bổ sung bởi kinh nghiệm của các thế hệ, ngày một hoàn thiện và khoa học hơn, góp phần đáng kể trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, do tác động của nhiều yếu tố kinh tế – xã hội, việc sử dụng y học cổ truyền (YHCT) tại cộng đồng có nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT và tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng YHCT của người dân ở tỉnh Quảng Ninh là một việc làm cần thiết nhằm cung cấp cho chúng ta những thông tin quý báu về thực trạng sử dụng, thái độ và kiến thức của người dân đối với YHCT. Qua đó, có thể tìm ra được những yếu tố có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm việc sử dụng YHCT của người dân tỉnh Quảng Ninh trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CSSKCĐ).

Mục tiêu nghiên cứu:

–  Mô tả thực trạng sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng ở tỉnh Quảng Ninh.

–  Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới việc sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng ở tỉnh Quảng Ninh.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.         Đối tượng nghiên cứu

804 người dân đại diện cho 804 hộ gia đình tại các địa bàn nghiên cứu.

2.2.         Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.

2.3.         Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.

2.4.         Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện năm 2006 tại tỉnh Quảng Ninh với các huyện được chọn là: Yên Hưng, Hoành Bồ và thành Phố Hạ Long. Mỗi huyện chọn 3 xã/phường. Các xã/phường được chọn là Hà An, Sơn Dương, Cộng Hoà, Trới, Cao Xanh, Lê Lợi, Cao Thắng, Quảng Yên, Yết Kiêu.

2.5.         Xử lý số liệu

– Định lượng: sử dụng phần mềm  Epi – Info 6.04.

– Định tính: tổng hợp theo chủ đề, trích dẫn và phân tích số liệu.

III.            KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.         Kết quả định lượng.

Bảng 1. Mô hình bệnh tật tại cộng đồng tỉnh Quảng Ninh (n = 132)

              Địa điểm  nghiên cứu

Nhóm bệnh/chứng

Hộ gia đình
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Hô hấp Hen phế quản 1 0,8
Viêm phế quản 19 14,3
Viêm đường hô hấp trên 5 3,8
Viêm phổi 8 6,1
Lao phổi 1 0,8
Tổng cộng 25,8
Tim mạch Tăng HA 7 5,3
Tai biến mạch máu não 2 1,5
Huyết áp thấp 1 0,8
Rối loạn thành mạch 2 1,5
Tổng cộng   9,1
Tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa 4 3,0
Hội chứng dạ dày – tá tràng 4 3,0
Sỏi mật 1 0,8
Trĩ 1 0,8
Viêm gan 1 0,8
Viêm tụy cấp 1 0,8
Tổng cộng 9,2
Cơ xương khớp Đau lưng cấp 12 9,1
Chấn thương 1 0,8
Gẫy xương 1 0,8
Đau khớp 6 4,5
Viêm khớp dạng thấp 4 3,0
Viêm quanh khớp vai 1 0,8
Tổng cộng   19
Thần kinh Đau đầu 7 5,3
Rối loạn tiền đình 1 0,8
Đau thần kinh tọa 2 1,5
Tổng cộng   7,6
Sinh dục –

Tiết niệu

Viêm đường tiết niệu 3 2,3
Suy thận 2 1,5
Rối loạn kinh nguyệt 1 0,8
Viêm phần phụ 1 0,8
Tổng cộng   5,4
Suy nhược cơ thể SNCT người già 4 3,0
Ngũ quan Viêm xoang 4 3,0
Viêm tai giữa 3 2,3
Sâu răng 2 1,5
Viêm quanh răng 1 0,8
Tổng cộng   7,6
Ung bướu U gan 2 1,5
Da liễu Nấm da 2 1,5
Phong 1 0,8
Tổng cộng   2,3
Truyền nhiễm Sốt 6 4,5
Sốt xuất huyết 1 0,8
Tổng cộng 5,3
Dị ứng Viêm mũi dị ứng 2 1,5
Bệnh chuyển hóa Đái tháo đường 1 0,8
Khác   3 2,3

Qua phỏng vấn 804 hộ gia đình tại các địa bàn nghiên cứu tỉnh Quảng Ninh, từ 132 trường hợp mắc bệnh bao gồm 41 chứng/bệnh được phân thành 14 nhóm bệnh chủ yếu là:

–       Nhóm bệnh hệ hô hấp: 25,8%.

–       Nhóm bệnh hệ cơ – xương – khớp: 19,0%.

–       Nhóm bệnh hệ tiêu hóa: 9,2%.

–       Nhóm bệnh hệ tim mạch: 9,1%.

Bảng 2. Thái độ của người dân đối với YHCT (n = 804)

Thái độ lựa chọn Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
YHCT 349 43,4
YHHĐ 455 56,6

Khi hỏi: “Giữa 2 loại thuốc (YHCT và YHHĐ) cùng có tác dụng điều trị 1 chứng bệnh, ông/bà chọn dùng loại thuốc nào?”, 43,4% người dân chọn dùng YHCT; 56,6% chọn dùng YHHĐ.

Bảng 3. Tỷ lệ sử dụng YHCT trong 6 tháng (n = 804)

Tỷ lệ sử dụng YHCT Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Đã sử dụng YHCT 361 44,9
Chưa sử dụng YHCT 443 55,1

Khi hỏi: “Trong vòng trong 6 tháng nay, ông/bà đã sử dụng YHCT lần nào chưa?”. Có 44,9% người trả lời đã sử dụng, 55,1% người trả lời chưa sử dụng.

Bảng 4. Lý do sử dụng YHCT của người dân

(có nhiều câu trả lời; n = 361)

Lý do dùng YHCT Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Sẵn có dễ kiếm 237 65,7
Rẻ tiền 210 58,2
Không tác dụng phụ 181 50,1
Bổ 174 48,2
Bệnh nhẹ 171 47,4
Bệnh mãn tính 119 33,0
Bệnh nặng 16 4,4
Khác 1 0,8

Lý do mà người dân sử dụng YHCT để chữa bệnh là:

–              Sẵn có, dễ kiếm chiếm tỷ lệ cao nhất: 65,7%

–              Rẻ tiền, không tác dụng phụ chiếm tỷ lệ > 50%

Bảng 5. Lý do không sử dụng YHCT của người dân

(có nhiều câu trả lời; n = 443)

Lý do không dùng YHCT Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Bất tiện khi sử dụng 174 39,3
Không tin tưởng 144 32,5
Thiếu kiến thức về YHCT 128 28,9
Thuốc YHHĐ sẵn có, dễ mua 63 14,2
Khác (không ốm) 46 10,4
Lâu khỏi 44 9,9
Bệnh nặng 41 9,3
Thầy thuốc ít dùng 25 5,6
Không có thầy thuốc YHCT 22 5,0
Đắt hơn YHHĐ 7 1,6

Lý do chủ yếu khiến người dân không sử dụng YHCT là bất tiện (39,3%); không tin tưởng vào thuốc YHCT (32,5%); thiếu kiến thức về YHCT (28,9%). Ngoài ra còn có một số lý do khác như: thuốc YHHĐ sẵn có, dễ mua; không ốm, lâu khỏi; bệnh nặng…

Bảng 6. Hình thức chữa bệnh bằng YHCT (n = 361)

Hình thức chữa bệnh bằng YHCT Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Thuốc YHCT 201 55,7
Không dùng thuốc YHCT 56 15,5
Kết hợp cả hai 104 28,8

Trong các hình thức chữa bệnh bằng YHCT: có 55,7% người dùng thuốc, 15,5% người sử dụng phương pháp không dùng thuốc, 28,8% người sử dụng kết hợp cả hai hình thức chữa bệnh của YHCT.

Bảng 7. Tỷ lệ sử dụng  các PP không dùng thuốc YHCT

(câu hỏi nhiều lựa chọn; n = 160)

Các phương pháp không dùng thuốc Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Xoa bóp 106 66,25
Châm 104 65,00
Cứu 100 62,50
Dưỡng sinh 31 19,38
Khác 2 1,25

Trong số các phương pháp không dùng thuốc thì tỷ lệ sử dụng các phương pháp đó như sau:

–       Xoa bóp: 66,25%.

–       Châm: 65%.

–       Cứu: 62,5%.

–       Dưỡng sinh: 19,38%.

–       Khác (tắm thuốc, xông hơi…): 1,25%.

 

3.1.1.    Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng YHCT tại cộng đồng,

Bảng 8. Mối liên quan giữa các lứa tuổi với việc sử dụng YHCT (n = 804)

Tuổi

sử dụng

Không

sử dụng

Tổng < 29 tuổi –

30-59 tuổi

< 29 tuổi –

³ 60 tuổi

30-59 tuổi –

³ 60 tuổi

< 29 25 35 60 OR = 0,82

l= 0,37

p > 0,05

OR = 0,78

l= 1,32

p > 0,05

OR = 0,64

l2 = 1,59

p > 0,05

30-59 289 330 619
³ 60 65 58 123

Không có mối liên quan giữa các nhóm tuổi với việc sử dụng YHCT (OR < 1 và p > 0,05).

Bảng 9. Liên quan giữa việc được hướng  dẫn và không được hướng dẫn sử dụng YHCT với sử dụng YHCT (n = 804)

Hướng dẫn

sử dụng YHCT

Có sử dụng Không sử dụng Tổng OR l2 p
Có hướng dẫn 237 131 368 0,22 102,87 < 0,05
Không hướng dẫn 124 312 436

Không có mối liên quan giữa việc được cán bộ y tế xã/phường hướng dẫn sử dụng YHCT với việc sử dụng YHCT.

Bảng 10. Liên quan giữa các dân tộc trong sử dụng YHCT (n = 804)

Dân tộc Có sử dụng Không sử dụng Tổng OR l2 p
Kinh 341 420 761 0,93 0 > 0,05
Dân tộc thiểu số 20 23 43

Không có sự khác biệt về sử dụng YHCT giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh (OR < 1; p > 0,05).

Bảng 11. Liên quan giữa các vùng miền trong sử dụng YHCT (n = 804)

Vùng

sử dụng

Không

sử dụng

Tổng HB-HL HL-YH YH-HB
Hoành Bồ (HB) 151 127 278 OR = 1,61

l= 7,06

p < 0,05

OR = 1,23

l= 1,18

p > 0,05

OR = 1,99

l2 = 14,92

p < 0,05

Hạ Long (HL) 110 149 259
Yên Hưng (YH) 100 167 267

–       Người dân Hoành Bồ sử dụng YHCT nhiều hơn người dân Hạ Long và Yên Hưng (OR > 1; p < 0,05).

–       Không có sự khác biệt về sử dụng YHCT giữa người dân Hạ Long và người dân Yên Hưng (OR > 1; p > 0,05).

3.2.    Các kết quả nghiên cứu định tính.

Kết quả thảo luận của 9 nhóm đại diện cho đối tượng là người dân tại 9 xã/phường của tỉnh Quảng Ninh, ta có kết quả như sau:

3.2.1.    Quan điểm, thái độ của người dân về YHCT.

Lý do chủ yếu trong việc lựa chọn YHCT để điều trị của người dân là thuốc YHCT lành, ít tác dụng phụ, kinh tế. Hầu hết mọi người cho rằng thuốc YHCT sẵn có, dễ kiếm, rẻ tiền, có hiệu quả trong điều trị, phù hợp với điều kiện kinh tế và truyền thống sử dụng thuốc của nhân dân.

Tuy nhiên, việc sử dụng YHCT tại cộng đồng chưa phát triển do kiến thức về thuốc YHCT của người dân còn hạn chế, thường chỉ sử dụng các phương pháp điều trị của YHCT để điều trị những bệnh đơn giản; do chưa tin tưởng vào tác dụng điều trị của thuốc YHCT.

3.2.2.    Nhu cầu sử dụng YHCT.

–       Một số thành viên tham gia thảo luận nhóm cho rằng hoạt động khám – chữa bệnh bằng YHCT tại các trạm y tế xã/phường hiện nay rất yếu, chưa đáp ứng nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ bằng YHCT cho nhân dân trong vùng.

–       Để được chăm sóc sức khỏe bằng YHCT, phần lớn người dân ở nông thôn lựa chọn các cơ sở y tế tư nhân, các ông lang, bà mế; hoặc truyền cho nhau những phương pháp điều trị của YHCT. Ngoài ra, việc đến trạm y tế rất hạn chế, chủ yếu người dân tới trạm y tế để xin một số cây thuốc nam trong vườn, sau đó tự điều trị.

–       Phần lớn số thành viên tham gia thảo luận nhóm đều cho rằng: giới trẻ ngày nay ít quan tâm đến thuốc YHCT cùng với các phương pháp phòng và điều trị bệnh trong dân gian, hầu như họ chỉ quen dùng thuốc YHHĐ vì theo họ thuốc YHHĐ tiện dụng, nhanh khỏi. Tuy nhiên, đa phần người dân tộc thiểu số và miền núi vẫn sử dụng thuốc YHCT để điều trị các chứng/bệnh thường gặp tại cộng đồng.

  1. BÀN LUẬN

4.1.           Thực trạng sử dụng YHCT trong CSSKCĐ tỉnh Quảng Ninh.

Trong điều tra của chúng tôi, có 43,4% người được hỏi lựa chọn YHCT trong phòng và điều trị bệnh; 56,6% lựa chọn YHHĐ. Như vậy mức độ sử dụng YHCT của người dân tỉnh Quảng Ninh thấp hơn so với một số tỉnh mà chúng tôi đã điều tra trước đó (Hà Tây: 54,5%; Bắc Ninh: 70,9%).

Qua các cuộc phỏng vấn, người dân cho rằng dùng YHCT để điều trị và phòng bệnh thì có tính an toàn, không tác dụng phụ, sẵn có, đồng thời chữa được các bệnh mãn tính; mặt khác còn phù hợp với điều kiện kinh tế và truyền thống sử dụng cây thuốc của nhân dân. Tuy nhiên, việc sử dụng YHCT trong CSSKCĐ tại tỉnh Quảng Ninh còn yếu do các trạm y tế ít sử dụng YHCT, công tác tuyên truyền sử dụng YHCT còn nhiều hạn chế, hầu như các trạm y tế xã không có cán bộ chuyên trách về YHCT. Đối với những trạm y tế quan tâm đến YHCT cũng chỉ dừng lại ở mức độ có vườn thuốc mẫu và hướng dẫn người dân cách tự điều trị bằng YHCT, đa số các trạm không trực tiếp kê đơn hoặc sử dụng các phương pháp điều trị khác của YHCT.

Lý do chủ yếu của 443 người không sử dụng YHCT vì bất tiện (39,3%); không tin tưởng thuốc YHCT (32,5%), thiếu kiến thức về YHCT (28,9%). Thuốc YHHĐ sẵn có, dễ mua cũng như thầy thuốc ít khuyên dùng khiến cho người dân không lựa chọn YHCT. Đội ngũ thầy thuốc YHCT còn thiếu, yếu, chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu CSSK người dân cũng là vấn đề cần bàn trong định hướng phát triển YHCT tại địa phương. Không tin tưởng vào YHCT, tác dụng kém, khó kiếm, khó uống, và tình trạng bệnh nặng cũng là lý do khiến cho người dân không sử dụng YHCT.

Trong một cuộc thảo luận nhóm ở Hoành Bồ nhằm tìm hiểu lý do lựa chọn nơi khám chữa bệnh, kết quả cho thấy hầu hết người dân miền núi chữa bệnh tại nhà bằng kinh nghiệm của bản thân hoặc đến các ông lang, bà mế. Kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của lương y trong việc khám chữa bệnh bằng YHCT cho người dân. Tuy nhiên, đa số các lương y đang hoạt động khám – chữa bệnh tại cộng đồng hiện nay thường học nghề theo cách truyền khẩu, cầm tay chỉ việc nên các kiến thức về y học còn hạn chế. Vì vậy, việc mở các lớp đào tạo thường xuyên về YHCT cũng như YHHĐ là một việc làm cần thiết nhằm phát huy một cách hiệu quả nhất hoạt động CSSK tại cộng đồng.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nam phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và kinh nghiệm của từng cá nhân. Do việc dùng tự phát nên các kiến thức và kinh nghiệm trên không được bảo tồn và ứng dụng trong thực tiễn một cách có hệ thống mà hoàn toàn đi theo các cơ hội thực hành riêng lẻ. Nguy cơ thất thoát kiến thức và kinh nghiệm là rất lớn, đặc biệt khi các thế hệ người cao tuổi không còn khả năng và cơ hội truyền thụ kinh nghiệm cho các thế hệ sau.

Về các hình thức chữa bệnh bằng YHCT, bảng 6 cho thấy: dùng đơn thuần thảo dược chiếm 55,7%, cao hơn trong nghiên cứu của Đỗ Thị Phương (23,4%). Tuy vậy, sử dụng đơn thuần các phương pháp không dùng thuốc chiếm tỷ lệ thấp (15,5%) và kết hợp cả hai phương pháp là 28,8%. Trong số các phương pháp không dùng thuốc thì xoa bóp chiếm tỷ lệ 66,25%, châm là 65%, cứu là 62,5%, dưỡng sinh là 19,38% và sử dụng phương pháp khác (xông hơi, tắm thuốc…) là 1,25%. Như vậy, tỷ lệ sử dụng các phương pháp không dùng thuốc YHCT tại tỉnh Quảng Ninh tương đối cao. Các phương pháp không dùng thuốc YHCT là những phương pháp phòng bệnh và điều trị rất có hiệu quả, không tốn kém, đặc biệt, dưỡng sinh là một phương pháp có lợi cho sức khoẻ, dễ tiếp cận, không tốn kém, một người có thể hướng dẫn được cho nhiều người. Vì vậy chúng tôi cho rằng: để tăng tỷ lệ sử dụng YHCT tại cộng đồng cũng cần tuyên truyền, hướng dẫn người dân biết cách sử dụng các phương pháp này.

4.2.           Các yếu tố liên quan đến việc sử dụng YHCT của người dân.

–       Bảng 8 cho thấy không có mối liên quan giữa các nhóm tuổi với việc sử dụng YHCT (OR < 1 và p < 0,05).

–       Không có mối liên quan giữa việc được cán bộ y tế xã/phường hướng dẫn sử dụng YHCT với việc sử dụng YHCT (bảng 9).

–       Không có sự khác biệt về sử dụng YHCT giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số (OR < 1; p > 0,05).

–       Người dân Hoành Bồ sử dụng YHCT nhiều hơn người dân Hạ Long và Yên Hưng (OR > 1; p < 0,05). Không có sự khác biệt về sử dụng YHCT giữa người dân Hạ Long và người dân Yên Hưng (OR > 1; p > 0,05).

Các kết quả tại bảng 8, bảng 10 chỉ là do yếu tố nhiễu trong quá trình xử lý số liệu, khi sự chênh lệch về số liệu giữa 2 bên quá lớn sẽ gây ra hiện tượng này.

  1. KẾT LUẬN

–       Mô hình bệnh tật tại cộng đồng ở các địa bàn nghiên cứu của tỉnh Quảng Ninh gồm 41 chứng/bệnh được phân thành 14 nhóm bệnh chủ yếu là:

+        Nhóm bệnh hệ hô hấp: 25,8%.

+        Nhóm bệnh hệ cơ – xương – khớp: 19,0%.

+        Nhóm bệnh hệ tiêu hóa: 9,2%.

+        Nhóm bệnh hệ tim mạch: 9,1%.

–       43,4% người dân chọn dùng YHCT; 56,6% chọn dùng YHHĐ.

–       Tỷ lệ sử dụng YHCT của người dân trong vòng 6 tháng: 44,9%.

–       Hình thức chữa bệnh bằng YHCT: thuốc YHCT: 55,7%, phương pháp không dùng thuốc: 15,5%.

–       Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc YHCT: chủ yếu là xoa bóp: 66,25%, châm: 65%, cứu: 62,5%.

–       Có mối liên quan giữa các vùng nghiên cứu của tỉnh Quảng Ninh với việc sử dụng YHCT. Người dân miền núi sử dụng YHCT nhiều hơn người dân thành thị và đồng bằng.

SUMMARY

Through researches on 804 people’s using traditional medicine in public healthcare in Quangninh province, we have noticed that:

–       The most of the model of diseases in public:

+     Respiratory system’s diseases: 25,8%.

+     Exercise system’s diseases: 19,0%.

+     Digestive system’s diseases: 9,2%.

+     Cardiovascular system’s diseases: 9,1%

–       The real situation of treatment in public: treatment by traditional medicine: 43,4%; treatment by morden medicine: 56,6%.

–       The traditional medicine using rate in 6 months: 44,9%.

–       The rate of therapies of traditional medicine used: using traditional drugs: 55,7%, others: 15,5%.

–       The rate of not using traditional medicine therapies: mainly are     massage: 66,25%, accupunture: 65%.

–       There are relations between Quangninh province’s regions and traditional medicine using.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Điều tra y tế Quốc gia 2001 – 2002, Điều tra của Bộ Y tế – Tổng cục thống kê, (Online) http://www.moh.gov.vn/solieu/default.htm
  2. Trần Hồng Hạnh (1998), Tri thức địa phương về cách phòng và chữa bệnh của người Dao quần chẹt ở xóm Mạ, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, Luận văn thạc sỹ YHCT, Hà Nội.
  3. Ngô Huy Minh (2002), Thực trạng sử dụng YHCT của người dân huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, trường Cán bộ quản lý y tế.
  4. Đỗ Thị Phương (1996), Nghiên cứu hiện trạng sử dụng thuốc YHCT và các tác dụng điều trị của 8 chế phẩm thuốc nam ở một số cộng đồng nông thôn. Luận án phó tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
  5. Authors: A,R, Kaldi PhD (2005), Study of Relationship between Knowledge, Attitude and Practice of the Elderly with Their General Health in Tehran, Decemder 2005 Volume, Issue, pp 9 – 15
Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *