Viêm Đại Tràng Giả Mạc Có Nguy Hiểm? Chẩn Đoán & Điều Trị

Viêm đại tràng giả mạc hay còn được gọi là viêm đại tràng có liên quan đến thuốc kháng sinh hoặc do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficle. Bệnh có thể gây đau dạ dày, sốt cao, tiêu chảy và một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.

Kháng sinh nào gây viêm ruột kết màng giả
Viêm đại tràng giả mạc có thể gây đau dạ dày, tiêu chảy và sốt cao

Viêm đại tràng giả mạc bệnh học

1. Viêm đại tràng giả mạc là gì?

Viêm đại tràng giả mạc còn được gọi là viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh hoặc do vi khuẩn gây ra. Đây là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng xảy ra khi có quá nhiều vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa. Loại vi khuẩn phổ biến nhất là Clostridium difficile hay còn được gọi là C.diff. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh thường liên quan đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

Sự phát triển quá mức của vi khuẩn C.diff thường có liên quan đến việc nằm viện trong thời gian dài và được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến ở người trên 65 tuổi và hiếm khi ảnh hưởng đến trẻ em.

2. Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng giả mạc

Thông thường các triệu chứng viêm đại tràng giả mạc có thể xuất hiện sau 1 – 2 ngày kể từ lúc dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh cần 1- 2 tuần để nhận thấy các triệu chứng đầu tiên.

Tây y, dân gian hay Đông y? Đâu mới là phương pháp chữa bệnh đại tràng hiệu quả nhất, giúp người bệnh nhanh chóng chấm dứt bệnh lý này một cách an toàn, triệt để. Người bệnh có thể tìm đến bài thuốc, địa chỉ nào để đảm bảo uy tín, chất lượng? Gợi ý từ chuyên gia sẽ giúp giải đáp các thắc mắc này.

Đau bụng và tiêu chảy là dấu hiệu chung và phổ biến nhất của các dạng viêm đại tràng. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng riêng biệt như:

Viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không
Tiêu chảy và đau dạ dày là dấu hiệu phổ biến của các dạng viêm đại tràng
  • Tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng, có mùi hôi. Phân hầu như không chứa máu, tính chất phân có thể mềm, sệt, chứa nước hoặc như chất nhầy.
  • Có nhu cầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày, có thể lên đến 20 lần mỗi ngày.
  • Có mủ trong phân.
  • Có dấu hiệu mất nước và các chất điện giải như luôn khát nước, da khô, bong vảy mỏng.
  • Sốt, có thể lên đến 38 – 39 độ C. Trong một số trường hợp sốt có thể đi kèm tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng.

Trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng hoặc nghi ngờ viêm đại tràng sau khi sử dụng thuốc kháng sinh. Người bệnh cần được điều trị phù hợp, bù nước và cải thiện triệu chứng ở dạ dày để tránh xuất huyết dạ dày.

Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Nhịp tim thấp
  • Hạ huyết áp
  • Mạch đập yếu

3. Nguyên nhân gây viêm đại tràng giả mạc

Hệ thống tiêu hóa và đại tràng nói riêng thường chứa nhiều vi khuẩn ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc kháng sinh, sự cân bằng này có thể bị phá vỡ. Điều này dẫn đến sự phát triển quá mức của C.diff và gây các triệu chứng viêm đại tràng giả mạc.

Theo các chuyên gia, hầu như tất cả các loại kháng sinh đều có thể gây mất cân bằng hệ thống vi sinh vật ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, một số nhóm kháng sinh có nguy cơ cao thường bao gồm:

  • Cephalosporin
  • Fluoroquinolones
  • Penicillin
  • Clindamycin

Bên cạnh đó, C.diff tồn tại trong đất, nước, không khí, phân và trong một số loại thực phẩm nhất định. Do đó, người bệnh có thể nhiễm C.diff từ các nguồn này. Tình trạng này có thể dẫn đến ngộ độc C.diff và dẫn đến viêm đại tràng giả mạc.

Giả mạc tràng dạ dày là gì
Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài gây rối loạn hệ thống vi sinh vật đường ruột và viêm đại tràng giả mạc

Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng được cho là có liên quan đến một số yếu tố như:

  • Chế độ ăn uống không phù hợp
  • Hóa trị hoặc xạ trị
  • Bệnh thận, suy thận
  • Suy dinh dưỡng, thiếu hấp thụ các dưỡng chất
  • Đã trải qua phẫu thuật ruột hoặc tiếp nhận chăm sóc đặc biệt (ICU)

Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ viêm đại tràng giả mạc bao gồm:

  • Có vết bỏng trên cơ thể
  • Đã từng nhiễm C.diff trong quá khứ
  • Có bệnh về ruột kết như bệnh viêm ruột, hội chứng ruột kích thích hoặc ung thư đại trực tràng
  • Sử dụng thuốc gọi là thuốc ức chế bơm proton, làm giảm axit dạ dày

Viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý liên quan đến việc phát triển quá mức của vi khuẩn C.diff. Tình trạng này có thể tạo ra các loại độc tố mạnh và gây kích ứng niêm mạc ruột, cuối cùng là dẫn đến các triệu chứng viêm đại tràng giả mạc.

Điều trị kịp lúc và đúng phương pháp thường mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên trong một số trường hợp, viêm đại tràng giả mạc có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng. Các biến chứng thường bao gồm:

Kháng sinh nào gây viêm ruột kết màng giả
Viêm đại tràng giả mạc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận
  • Mất nước: Tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy nghiêm trọng có thể dẫn đến mất nước và các chất điện giải. Điều này có thể gây hạ huyết áp thấp đến mức trụy tim mạch và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Suy thận: Mất nước có thể diễn ra nhanh chóng và đột ngột. Điều này dẫn đến suy thận cấp và các triệu chứng nguy hiểm khác.
  • Thủng đại tràng: Đây là tình trạng viêm và tổn thương niêm mạc đại tràng kéo dài. Tình trạng này có thể khiến vi khuẩn từ ruột tấn công, gây tổn thương khoang bụng, dẫn đến nhiễm trùng và viêm phục mạc. Viêm phục mạc có thể gây tử vong nhanh chóng.
  • Phì đại đại tràng nhiễm độc: Đây là một biến chứng hiếm gặp khiến đại tràng không xuất đẩy khí và phân ra khỏi hậu môn. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây vỡ đại tràng, dẫn đến vi khuẩn từ ruột kết xâm nhập vào khoang bụng. Phì đại đại tràng nhiễm độc hoặc vỡ đại tràng cần được phẫu thuật ngay lập tức để tránh gây tử vong.
  • Tử vong: Trong một số trường hợp, nhiễm trùng vi khuẩn C.diff nhẹ hoặc trùng bình cũng có thể diễn tiến nhanh chóng và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị phù hợp.

Ngoài ra, mặc dù điều trị đúng phương pháp thường mang lại hiệu quả cao nhưng viêm đại tràng giả mạc có thể tái phát trong tương lai. Tỷ lại tái phát chiếm 15 – 30% và đôi khi tái nhiễm trùng chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần kể từ lúc điều trị.

Chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc

Chẩn đoán và điều trị viêm đại tràng giả mạc kịp lúc có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

Để chẩn đoán, ngoài việc khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm liên quan như:

Chẩn đoán và điều trị viêm đại tràng giả mạc
Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra lịch sử bệnh án và các triệu chứng để hỗ trợ chẩn đoán
  • Phân tích mẫu phân: Xét nghiệm này có thể kiểm tra vi khuẩn C.diff trong đại tràng và lượng máu có trong ruột kết của người bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Được sử dụng để xác định số lượng các tế bào bạch cầu tăng cao bất thường. Điều này có thể là dấu hiệu viêm đại tràng giả mạc hoặc xuất huyết dạ dày.
  • Nội soi đại tràng hoặc soi đại tràng sigma: Cả hai thủ thuật này đều có thể xác định các dấu hiệu bệnh như hình thành mảng tổn thương, viêm và sưng bên trong đại tràng.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang hoặc CT bụng để xác định các biến chứng như phì đại đại tràng nhiễm độc hoặc vỡ đại tràng.

Biện pháp điều trị bệnh viêm đại tràng giả mạc

Việc điều trị bệnh viêm đại tràng giả mạc thường phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:

1. Điều trị cơ bản

Các phương pháp điều trị cơ bản thường bao gồm ngưng sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc có thể dẫn đến các triệu chứng và dấu hiệu viêm đại tràng giả mạc. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, đặc biệt là tình trạng tiêu chảy. Nếu không thể ngừng sử dụng thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi liều lượng và loại thuốc.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định các liệu pháp điều trị bổ sung như:

thuốc điều trị viêm đại tràng giả mạc
Viêm đại tràng giả mạc thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh
  • Kê thuốc kháng sinh: Một số loại kháng sinh có thể chống lại vi khuẩn C.diff như Fidaxomicin, Vancomycin hoặc Metronidazole. Thuốc có thể được sử dụng thông qua đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc truyền qua mũi đến dạ dày. Các loại thuốc này hỗ trợ cân bằng lại hệ thống vi sinh vật ở đường tiêu hóa.
  • Cấy ghép vi khuẩn phân: Trong các trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cấy ghép phân từ một người khỏe mạnh để khôi phục hệ thống vi sinh vật ở đường ruột. Phân có thể được chuyển qua ống thông mũi, đi đến dạ dày và đại tràng. Ngoài ra, phân có thể được đặt trong viên nang và người bệnh nuốt viên nang này. Bên cạnh đó, liệu pháp này thường được kết hợp với việc điều trị bằng kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật thường là thủ thuật cắt bỏ một phần ruột kết để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, phẫu thuật rất hiếm khi cần thiết, có ít hơn 1% các trường hợp cần phẫu thuật điều trị.

Điều trị kịp thời và đúng cách, các triệu chứng viêm đại tràng giả mạc có thể được cải thiện trong vòng một vài ngày.

2. Điều trị viêm đại tràng giả mạc tái phát

Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý có nguy cơ tái phát cao, khoảng 15 – 30%, thậm chí là tái phát chỉ sau một vài ngày hoặc một vài tuần kể từ lúc điều trị thành công. Bên cạnh đó, vi khuẩn C.diff đang cơ sự phát triển, biến đổi thành chủng mới. Điều này khiến vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh, tăng nguy cơ tái phát và khó điều trị hơn.

Trong trường hợp tái phát, các lựa chọn điều trị phổ biến thường bao  gồm:

điều trị viêm đại tràng giả mạc
Trong trường hợp tái phát, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật điều trị
  • Lặp lại kháng sinh: Người bệnh có thể được chỉ định lại các loại kháng sinh thế hệ thứ hai hoặc thứ ba để ngăn ngừa các triệu chứng.
  • Cấy phân vi sinh: Thủ thuật này cũng được áp dụng điều trị tình trạng viêm đại tràng giả mạc tái phát. Tương tự, người bệnh cũng có thể nhận phân thông qua đường truyền mũi hoặc viên nang.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật thường được chỉ định ở những người bệnh suy nội tạng tiến triển, vỡ đại tràng và viêm niêm mạc thành bụng (viêm phúc mạc). Trong phẫu thuật này, bác sĩ có thể loại bỏ một phần hoặc tất cả đại tràng để ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai. Tuy nhiên, hiện tại phẫu thuật có thể bao gồm nội soi vòng đại tràng và làm sạch vi khuẩn bằng cách rửa đại tràng. Phẫu thuật này ít xâm lấn, hiệu quả tích cực và ít rủi ro hơn.

3. Biện pháp khắc phục tại nhà

Một số nghiên cứu cho bổ sung vi khuẩn men vi sinh có thể hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng C.diff. Các sản phẩm men vi sinh an toàn và có thể sử dụng mà không cần toa bác sĩ.

Bên cạnh đó để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp tại nhà như:

Viêm đại tràng giả mạc
Uống nhiều nước có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước và các biến chứng liên quan
  • Uống nhiều nước. Nước và các chất lỏng có chứa natri và kali (chất điện giải) có thể có lợi bù nước. Tránh đồ uống có nhiều đường hoặc chứa cồn hoặc caffeine, chẳng hạn như cà phê, trà, các loại thức uống này có thể làm nặng thêm các triệu chứng.
  • Tránh thực phẩm gây kích ứng như thực phẩm cay, béo, chiên và bất kỳ thực phẩm nào khác có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn C.diff. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa được khuyến nghị.

Các biện pháp phòng ngừa viêm đại tràng giả mạc

Viêm đại tràng giả mạc có tính tái phát cao, do đó người bệnh cần lưu ý các biện pháp điều trị để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát. Các biện pháp phòng ngừa thường bao gồm:

  • Rửa tay: Sử dụng xà phòng và nước ấm là cách tốt nhất để vệ sinh tay, bởi vì các chất khử trùng tay chứa cồn không thể tiêu diệt hiệu quả bào tử C.diff.
  • Vệ sinh môi trường sống: Bao gồm tất cả các bề mặt đều cần phải được khử trùng cẩn thận bằng sản phẩm có chứa chất tẩy clo để tiêu diệt bào tử C.diff.
  • Tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết: Thuốc kháng sinh đôi khi được kê toa để điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, kháng sinh không thể điều trị các bệnh nhiễm virus. Do đó, nếu cần dùng thuốc kháng sinh, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp.
  • Phòng ngừa chủ động: Nếu sống cùng với người nhiễm C.diff, người bệnh cần dùng phòng riêng, tách biệt và hạn chế tối đa tiếp xúc với phân hoặc các chất thải của người bệnh. Nhân viên bệnh viện cần đeo găng tay dùng một lần và áo choàng cách ly khi điều trị cho bệnh nhân nhiễm C.diff.

Viêm đại tràng giả mạc có thể gây tổn thương nghiêm trọng ở đại tràng và dẫn đến tử vong. Mặc dù điều trị thường mang lại hiệu quả tốt nhưng bệnh có tính tái phát cao. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa cũng như hạn chế khả năng tái phát. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

5/5 - (3 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *