Giải pháp độc đáo đã được bào chế thành công bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT. Bài thuốc hiện đang được ứng dụng độc quyền trong chữa bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc, giúp hàng ngàn người chấm dứt căn bệnh này chỉ sau 3 tháng.

Tác hại của bệnh trĩ nguy hiểm và kéo dài dai dẳng

Giảm chất lượng cuộc sống, sa nghẹt búi trĩ, hình thành trĩ vòng,… là một số tác hại của bệnh trĩ. Các tác hại này chủ yếu xảy ra ở những trường hợp trĩ có mức độ nặng và tiến triển dai dẳng. Nếu tích cực điều trị và thay đổi lối sống kịp thời, các triệu chứng của bệnh thường được kiểm soát hoàn toàn trong một thời gian ngắn.

Tác hại của bệnh trĩ
Tìm hiểu các tác hại thường gặp của bệnh trĩ (lòi dom)

Các tác hại thường gặp của bệnh trĩ

Bệnh trĩ là vấn đề thường gặp ở cơ quan tiêu hóa dưới. Bệnh xảy ra khi tĩnh mạch trong ống trực tràng – hậu môn bị phình giãn, ứ máu và tạo thành cấu trúc dạng búi do chịu áp lực lớn trong một thời gian dài. Bệnh lý này thường gặp ở nam giới, đặc biệt là nam giới ở độ tuổi trung niêm và cao tuổi.

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ là bệnh lý tương đối lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể và hầu như không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên búi trĩ xuất hiện ở ống hậu môn có thể gây vướng víu, đau rát và chảy máu khi đại tiện.

Đối với trường hợp tích cực điều trị, chủ động loại trừ các yếu tố thuận lợi và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể thuyên giảm dần trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu thường xuyên duy trì các thói quen xấu, không can thiệp điều trị và thay đổi lối sống, búi trĩ có thể gia tăng kích thước và gây ra nhiều tác hại như:

1. Làm giảm chất lượng cuộc sống

Làm giảm chất lượng cuộc sống là tác hại thường gặp nhất của bệnh trĩ – kể cả trong giai đoạn mới khởi phát. Sự xuất hiện búi trĩ ở ống hậu môn có thể tạo cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy, ẩm ướt, vướng víu và khó chịu. Ngoài ra, búi trĩ có thể gây đau rát và chảy máu khi đại tiện.

xem tác hại của bệnh trĩ
Sự xuất hiện của búi trĩ ở ống hậu môn gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt

Theo thời gian, búi trĩ có thể phát triển về kích thước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đại tiện, sinh hoạt và làm việc. Hơn nữa, búi trĩ có kích thước lớn còn khiến tình trạng xuất huyết khi đi tiêu có xu hướng nghiêm trọng hơn, máu chảy thành tia và mất nhiều thời gian để cầm máu.

Người bị bệnh trĩ lâu ngày thường có tâm lý e dè, thiếu tự tin khi sinh hoạt và giảm hiệu suất lao động. Ngoài ra, sự xuất hiện của búi trĩ ở ống hậu môn gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục.

2. Gây thiếu máu mãn tính

Thiếu máu mãn tính là hệ quả do tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài. Biến chứng này gặp ở 80% trường hợp trĩ độ 3 và độ 4. Thiếu máu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể khiến thể trạng suy nhược, xanh xao, cơ thể mệt mỏi, giảm mức độ tập trung, ăn uống kém, người gầy yếu và sụt cân.

tác hại của bệnh trĩ ngoại
Thiếu máu mãn tính là tác hại của bệnh trĩ ngoại và trĩ nội ở độ 3 và độ 4

Ngoài ra, thiếu máu kéo dài còn gây rụng tóc nhiều, phù chân tay, buồn ngủ, lượng kinh nguyệt quá nhiều và chu kỳ kinh nguyệt bất ổn.

3. Sa nghẹt búi trĩ

Sa nghẹt búi trĩ thường xảy ra khi búi trĩ sa hoàn toàn ra ngoài ống hậu môn và bị nghẹt do cơ thắt hậu môn co thắt quá mức. Nghẹt búi trĩ khiến mạch máu trong cơ quan này bị gián đoạn, dẫn đến giảm lưu lượng máu tuần hoàn. Búi trĩ bị thiếu máu nuôi dưỡng có xu hướng sưng đau, căng bóng và phù nề nghiêm trọng.

Biến chứng này thường gặp ở các trường hợp trĩ nội độ 3 và độ 4. So với giai đoạn mới phát, sa nghẹt búi trĩ gây ra cơn đau có mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể, hoạt động làm việc và sinh hoạt. Trong trường hợp không kịp thời cải thiện, búi trĩ có thể bị viêm nhiễm, xơ hóa và có nguy cơ vỡ.

4. Gây trĩ ngoại tắc mạch

Trĩ ngoại tắc mạch xảy ra khi mạch máu trong búi trĩ bị vỡ, gây chảy máu và hình thành huyết khối. Cục máu đông xuất hiện ở búi trĩ khiến hoạt động tuần hoàn máu bị gián đoạn, dẫn đến hiện tượng búi trĩ sưng phù, đau nhức và viêm nhiễm.

tác hại của bệnh trĩ nội
Trĩ ngoại tắc mạch thường gây đau dữ dội, búi trĩ căng phồng, phù nề và nóng rát

Trĩ ngoại tắc mạch có thể khiến búi trĩ chuyển sang màu đỏ tím, tím bầm, viêm nặng, đau nhức dai dẳng, ngứa ngáy và chảy máu thường xuyên. Nếu không xử lý kịp thời, tắc mạch trĩ ngoại có thể gây hoại tử và nhiễm trùng máu.

5. Cơ thắt hậu môn bị rối loạn

Cơ thắt hậu môn bị rối loạn là biến chứng ở các trường hợp bệnh trĩ nặng. Thông thường, cơ thắt hậu môn giữ chức năng đóng – mở ống tiêu hóa nhằm điều khiển quá trình đại tiện và trung tiện (xì hơi).

Tuy nhiên khi búi trĩ sa ra ngoài trong thời gian dài, cơ quan này có thể bị rối loạn (co thắt quá mức hoặc không tự chủ được hoạt động đóng – mở). Rối loạn chức năng của cơ quan này có thể gây sa nghẹt búi trĩ, mất kiểm soát khi trung tiện và đại tiện.

Trên thực tế, rối loạn cơ thắt hậu môn là biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, biến chứng này còn có thể tiến triển theo chiều hướng tiêu cực và gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề khác nếu không xử lý và khắc phục sớm.

6. Vỡ búi trĩ

Vỡ búi trĩ xảy ra khi lưu lượng máu trong búi trĩ lớn làm tăng áp lực lên mạch máu và gây vỡ búi trĩ. Biến chứng này điển hình bởi cơn đau vùng hậu môn khởi phát đột ngột, búi trĩ chảy máu nghiêm trọng và kéo dài.

Khi bị vỡ búi trĩ, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được xử lý và vô trùng vùng trực tràng – hậu môn. Nếu không xử lý sớm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào búi trĩ, gây viêm nhiễm và hoại tử.

7. Hình thành trĩ vòng

Trĩ vòng là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ hỗn hợp. Lúc này, các búi trĩ ở trên và dưới đường lược kết hợp tạo thành búi trĩ lớn và sa hoàn toàn ra khỏi ống hậu môn. Ngoài ra, tình trạng này còn khiến niêm mạc trực tràng sa xuống do áp lực từ búi trĩ.

tác hại của bệnh trĩ nội
Trĩ vòng thường hình thành ở giai đoạn cuối của bệnh trĩ hỗn hợp

Đối với trĩ vòng, các phương pháp điều trị bảo tồn và xâm lấn thường không đem lại hiệu quả. Trong trường hợp này, lựa chọn duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ búi trĩ.

8. Gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề ở trực tràng – hậu môn

Khi bị bệnh trĩ, niêm mạc hậu môn – trực tràng luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy và chảy máu. Vì vậy bệnh trĩ kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề ở trực tràng và hậu môn như:

  • Nứt kẽ hậu môn: Nứt kẽ hậu môn là tình trạng viêm loét niêm mạc đi kèm với hiện tượng co thắt quá mức của ống hậu môn. Bệnh lý này thường gây đau dữ dội, ngứa ngáy và khó chịu. Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra do thiếu máu mãn tính hoặc khởi phát sau khi phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
  • Viêm nhiễm hậu môn: Tình trạng ẩm ướt ở vùng hậu môn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm hậu môn (viêm nhú, viêm khe). Biến chứng này thường gây đau rát, sưng nóng, ngứa ngáy và khó chịu.
  • Áp xe quanh hậu môn: Áp xe quanh hậu môn là hệ quả do viêm nhiễm hậu môn kéo dài. Biến chứng này đặc trưng bởi sự xuất hiện của ổ mủ quanh niêm mạc hậu môn đi kèm với triệu chứng sưng nóng và đau nhức nghiêm trọng.

Mặc dù các bệnh lý ở hậu môn – trực tràng hoàn toàn có thể thuyên giảm sau khi điều trị nội khoa nhưng triệu chứng của các bệnh lý này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt, hiệu suất lao động – học tập và tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý.

Biện pháp giúp phòng ngừa tác hại của bệnh trĩ

Bệnh trĩ là vấn đề thường gặp ở đường tiêu hóa dưới. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, hiệu suất lao động, làm việc và gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Hơn nữa nếu không kịp thời điều trị, búi trĩ có thể gia tăng về kích thước và gây ra nhiều biến chứng nặng nề.

tác hại của bệnh trĩ nội
Chủ động thăm khám và điều trị là biện pháp phòng ngừa tác hại của bệnh trĩ hiệu quả nhất

Vì vậy để hạn chế các tác hại của bệnh trĩ, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:

  • Chủ động thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như chảy máu khi đại tiện, vùng hậu môn xuất hiện mẩu da thừa, niêm mạc hậu môn ngứa ngáy, ẩm ướt và sưng nóng.
  • Tuân thủ phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý điều trị khi chưa tham vấn y khoa.
  • Bệnh trĩ chịu ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng và một số thói quen sinh hoạt. Vì vậy cần bổ sung chất xơ trong chế độ ăn, ăn uống điều độ, uống nhiều nước, ăn chín uống sôi và ăn chậm nhai kỹ nhằm làm giảm áp lực lên ống hậu môn khi đại tiện.
  • Đồng thời nên chủ động thay đổi các thói quen sinh hoạt làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng như mang vác nặng, ngồi xổm, tập các bộ môn có cường độ quá mạnh, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia,…
  • Hoạt động thể chất giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm ứ huyết ở tĩnh mạch trực tràng – hậu môn và điều hòa nhu động ruột. Do đó, bạn nên dành 15 – 30 phút/ ngày để thực hiện các bộ môn có cường độ nhẹ như đi bộ, bơi lội và yoga.
  • Thừa cân – béo phì có thể thúc đẩy tiến triển của bệnh trĩ và làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh lý này. Vì vậy, bạn nên ăn uống và tập luyện khoa học để kiểm soát cân nặng và tác động tích cực đến quá trình điều trị.
  • Ở một số trường hợp, bệnh trĩ có thể là hệ quả do bệnh tiểu đường, giãn tĩnh mạch, gút, nhiễm khuẩn hoặc khối u ở trực tràng. Đối với các trường hợp này, cần kết hợp điều trị trĩ với bệnh lý nguyên nhân để đạt được hiệu quả và cải thiện tối ưu nhất.
  • Thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm kiểm soát tiến triển của bệnh, kịp thời phát hiện các biến chứng và can thiệp xử lý trong thời gian sớm nhất.

Bài viết đã tổng hợp một số tác hại thường gặp của bệnh trĩ. Hy vọng qua thông tin trên, bạn đọc có thể hiểu hơn về mức độ, tính chất của bệnh lý này và có hướng điều trị – phòng ngừa kịp thời.

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ có lây không, di truyền không? Cách phòng ngừa

5/5 - (5 bình chọn)

Bài thuốc tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi ám ảnh bệnh trĩ một cách AN TOÀN, KHÔNG ĐAU ĐỚN. Người bệnh không cần phẫu thuật mà vẫn loại bỏ được búi trĩ, không lo nguy cơ tái phát về sau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *