Bệnh trĩ ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh trĩ ở trẻ em thường có liên quan đến bệnh táo bón kéo dài dẫn đến sưng cách tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Tình trạng này có thể gây đau đớn, ngứa ngáy và cần tiến hành điều trị phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bệnh trĩ ở trẻ em
Bệnh trĩ ở trẻ em có thể gây đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu

Bệnh trĩ ở trẻ em là gì?

Bệnh trĩ là một tình trạng y tế phổ biến xuất hiện khi các tĩnh mạch xung quanh hậu môn hoặc trực tràng dưới bị sưng. Tình trạng này thường phát triển ở người trưởng thành có chế độ ăn uống sinh hoạt không phù hợp. Tuy nhiên, đôi khi bệnh trĩ có thể gây ảnh hưởng đến trẻ em.

Bệnh trĩ ở trẻ em thường có liên quan đến bệnh táo bón lâu ngày không được điều trị, chế độ ăn uống không phù hợp và thói quen kém vận động. Điều này khiến phân của bé trở nên khô cứng và khó vượt ra bên ngoài hậu môn. Tương tự như bệnh trĩ ở người trưởng thành, bên trĩ ở trẻ em có thể gây đau đớn, khó chịu và đôi khi có thể gây chảy máu.

1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ ở trẻ em phát triển do tăng áp lực lên khu vực hậu môn. Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thường bao gồm:

Cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em
Táo bón kéo dài là nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ ở trẻ em 
  • Ngồi trên một bề mặt khô cứng trong thời gian dài.
  • Có thời gian ngồi đại tiện kéo dài hơn 10 phút mỗi lần. Điều này có thể khiến phân bị nén ở hậu môn,  máu ứ đọng xung quanh vùng xương chậu và dẫn đến bệnh trĩ nội.
  • Uống ít nước, sử dụng ít chất xơ hoặc có chế độ ăn uống không phù hợp nói chung.
  • Thường hay căng thẳng, quấy khóc có thể khiến máu gây áp lực lên vùng xương chậu, làm tăng áp lực lên bụng. Máu bị ứ động do áp lực có thể dẫn đến phồng các tĩnh mạch ở hậu môn và tăng nguy cơ hình thành các búi trĩ.
  • Có khối u bên trong đại tràng có thể dẫn đến việc ứ đọng máu ở trực tràng và dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em.
  • Nhiễm trùng hoặc có bệnh lý ở đại tràng. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến trực tràng và dẫn đến bệnh trĩ nội.

Một số trẻ có thể bị bệnh trĩ bẩm sinh, xuất hiện ngay sau khi vài ngày. Điều này dẫn đến tình trạng xuất hiện các nốt xuất huyết bên ngoài hậu môn khi trẻ đi đại tiện, gây khó chịu, đau đớn. Tình trạng này có thể liên quan các bệnh lý tĩnh mạch di truyền.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em dưới 3 tuổi thường không có triệu chứng, việc phát hiện bệnh thường là do vô tình hoặc khi kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Hậu môn hơi sưng, nhô ra, đặc biệt là khi trẻ đi đại tiện.
  • Thường xuyên quấy khóc khi đi đại tiện.
  • Nếu trẻ ngưng quá trình đại tiện, khu vực sưng ở hậu môn sẽ được cải thiện.
  • Đi ngoài ra máu hoặc xuất hiện máu trên bề mặt phân có thể (tuy nhiên tình trạng này thường không phổ biến).
Bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị
Sưng và đau ở hậu môn là dấu hiệu bệnh trĩ phổ biến nhất ở trẻ em

Ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, các triệu chứng thường rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể mô tả các khó chịu cũng như đau đớn ở hậu môn. Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến thường bao gồm:

  • Chảy máu từ trực tràng, ngứa vùng hậu môn hoặc có cảm giác khó chịu, đặc biệt là khi đi đại tiện.
  • Xuất hiện máu trên giấy vệ sinh hoặc phân. Điều này có thể liên quan đến các mạch máu ở hậu môn bị vỡ, chảy máu trực tràng hoặc xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng này cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Tiết chất nhầy ở hậu môn khiến khu vực hậu môn ẩm ướt, khó chịu và có thể có mùi hôi. Điều này cũng khiến khu vực hậu môn bị kích thích và ngứa ngáy liên tục.
  • Thời gian đi đại tiện thường dài và có thể gây đau đớn. Đôi khi trẻ có thể né tránh việc đi đại tiện để cắt giảm các cơn đau.
  • Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em có thể gây hình thành búi trĩ ở hậu môn. Tình trạng này cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Chẩn đoán bệnh trĩ ở trẻ em

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh trĩ thông qua cách quan sát khu vực bên ngoài hậu môn hoặc kiểm tra bên trong hậu môn.

Tuy nhiên, bởi vì bệnh trĩ nội ở trẻ em khá mềm và khó đánh giá ngay lập tức, nên bác sĩ có thể sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng để quan sát bên trong. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm kiểm tra toàn bộ đại tràng và đường ruột thông qua nội soi.

Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em thường được điều trị tại nhà bằng cách cải thiện chế độ ăn uống và thay đổi phong cách sống. Các loại thuốc và phương pháp ngoại khoa gần như không được chỉ định, để tránh các rủi ro và biến chứng không mong muốn.

1. Điều trị tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ ở trẻ em có thể được điều trị tại nhà bằng nhiều phương pháp như:

Thuốc bôi trĩ cho trẻ em 3 tuổi
Thay đổi chế độ ăn uống và phong cách sống là cách tốt nhất để cải thiện bệnh trĩ
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm mỗi ngày, đặc biệt là lau sạch vùng hậu môn bằng nước ấm có thể cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Khi làm sạch hậu môn, búi trĩ, không nên sử dụng xà phòng để tránh khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ngâm nước ấm: Ngâm hậu môn bằng nước ấm khoảng 15 – 20 phút mỗi lần, ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày có thể cải thiện các cơn đau và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, khi ngâm cần chắc chắn hậu môn và búi trĩ không chạm vào đáy chậu. Sau khi ngâm hậu môn cần lau khô hậu môn.
  • Lau hậu môn nhẹ nhàng: Hướng dẫn trẻ lâu hậu môn bằng khăn giấy không có mùi thơm, mềm, ẩm sau mỗi lần đi đại tiện. Khi lau hậu môn cần nhẹ nhàng, không nên chà xát mạnh để tránh khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chườm lạnh: Đặt một túi nước đá được bọc trong khăn mềm lên vùng hậu môn có thể hỗ trợ giảm đau và nhức.
  • Bổ sung chất xơ: Tăng cường lượng chất lượng, đặc biệt là khi trẻ bị táo bón. Chế độ ăn uống giàu chất xơ như ngũ cốc, trái cây và rau quả tươi có thể cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Bên cạnh đó, khuyến khích trẻ uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
  • Không tiêu thụ nước có gas: Không cho trẻ tiêu thụ nước ngọt, nước có gas hoặc bất cứ loại nước không chứa vitamin khác. Điều này có thể khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng và khó điều trị. Bên cạnh đó, các loại nước ngọt thường có chứa phụ gia, chất bảo quản và các hóa chất khác không phù hợp với trẻ em.
  • Thường xuyên tập thể dục: Vận động cơ thể và tập thể dục đều đặn có thể tăng cường sức khỏe, hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh trĩ. Cha mẹ có thể khuyến khích bé tham gia các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội. Tuy nhiên cần tránh đi xe đạp, bởi vì các hoạt động khi đi xe đạp có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

2. Điều trị y tế

Đôi khi cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp điều trị y tế để cải thiện các triệu chứng. Các loại thuốc và phương pháp điều trị bệnh trĩ ở trẻ em thường bao gồm:

  • Kem điều trị bệnh trĩ sử dụng tại chỗ không chứa Corticosteroid dành riêng cho trẻ em.
  • Kem gây tê, hỗ trợ giảm đau, dùng bôi vào búi trĩ.
  • Sử dụng thuốc giảm đau như Acetaminophen nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc khiến bé khó chịu.

Trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em, đặc biệt là bệnh trĩ có liên quan đến bệnh lý tĩnh mạch di truyền. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp bệnh trĩ ở trẻ em không cần phẫu thuật.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em có thể liên quan thói quen sống và chế độ ăn uống không phù hợp. Do đó, để phòng ngừa bệnh trĩ cha mẹ có thể thay đổi phong cách sống của trẻ. Cụ thể, các lưu ý phòng ngừa thường bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường chất xơ, rau xanh, trái cây, bánh mì, ngũ cốc nguyên cám.  Các loại thực phẩm này được thiết kế để hỗ trợ sự co bóp ở dạ dày và ngăn ngừa sự tích tụ phân bên trong trực tràng.
  • Tránh các loại thức ăn quá mặn, cay, chiên xào và hun khói. Ngoài ra, hạn chế cho trẻ sử dụng thức ăn chế biến sẵn và thức ăn nhanh.
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ thay vì các bữa ăn lớn. Điều này có thể giảm áp lực lên ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh trĩ.
  • Theo dõi cân nặng của trẻ, không ép trẻ ăn quá nhiều. Thừa cân, béo phì có thể gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, khoảng 6 – 8 ly. Ngoài ra, hạn chế cho trẻ sử dụng trà hoặc các loại thức uống chứa chất kích thích khác.
  • Thường xuyên khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục hàng ngày.

Bệnh trĩ thường phổ biến ở người trưởng thành nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến trẻ em và trẻ sơ sinh. Cách tốt nhất để điều trị  và ngăn ngừa bệnh trĩ là thay đổi chế độ ăn uống và xây dựng lối sống lành mạnh. Trong trường hợp nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5/5 - (4 bình chọn)

Điều trị bệnh trĩ bằng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Bài thuốc Đông y Thăng trĩ Dưỡng huyết thang tại Trung tâm Thuốc dân tộc có cơ chế tích hợp "4 trong 1" và "tác động kép" đặc biệt. Nhờ vậy giúp loại bỏ triệt để các chứng đau, làm co teo búi trĩ hoàn toàn mà người bệnh không cần phẫu thuật.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *