Bệnh Trĩ Có Lây Không, Di Truyền Không? Cách Phòng Ngừa

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ – lòi dom không có khả năng lây nhiễm. Bệnh chỉ khởi phát khi bị táo bón – tiêu chảy kéo dài, thừa cân – béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, giao hợp qua đường hậu môn,… Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh cũng có thể tăng lên nếu có người thân cận huyết mắc bệnh lý này.

Bệnh trĩ có lây không
Bệnh trĩ có lây không, di truyền không?

Bệnh trĩ có lây không, di truyền không?

Bệnh trĩ (lòi dom) là một trong những vấn đề thường gặp ở đường tiêu hóa dưới. Bệnh xảy ra khi đám rối tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn bị đè nén trong thời gian dài dẫn đến tình trạng suy yếu, phình giãn và ứ máu. Theo thời gian, lượng máu ứ đọng tại tĩnh mạch tăng lên và tạo thành cấu trúc dạng búi – còn được gọi là búi trĩ.

Nguyên nhân trực tiếp gây trĩ được xác định là do tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Tình trạng này thường bắt nguồn từ thói quen ăn ít chất xơ, lạm dụng rượu bia, cân nặng vượt mức, lười vận động, tiêu chảy – táo bón kéo dài, thói quen nhịn đại tiện, ngồi nhiều, mắc các bệnh chuyển hóa,…

“Bệnh trĩ có lây không? Di truyền không?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh trĩ – lòi dom không có khả năng lây nhiễm vì bệnh là hệ quả do tăng áp lực tĩnh mạch. Một số nghiên cứu di truyền học cho thấy, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên nếu tiền sử gia đình mắc bệnh lý này.

Tuy nhiên yếu tố di truyền không có vai trò quyết định trong cơ chế bệnh sinh. Thực tế, thói quen sinh hoạt và ăn uống là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh trĩ. Yếu tố di truyền chỉ có vai trò cộng hưởng trong quá trình hình thành búi trĩ.

Phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách nào?

Thực tế, trĩ là bệnh lý tương đối lành tính, hầu như không gây nguy hiểm đến sức khỏe mà chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, hiệu suất lao động, học tập, đời sống tình dục và chất lượng cuộc sống.

Mặc dù là bệnh lành tính nhưng búi trĩ có thể tiến triển dần theo thời gian gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và làm tăng nguy cơ vỡ búi trĩ, trĩ nhiễm khuẩn, hình thành trĩ vòng,… Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích nên chủ động phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và bảo vệ sức khỏe.

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh trĩ:

1. Thiết lập chế độ ăn khoa học

Trực tràng – hậu môn là cơ quan của hệ tiêu hóa. Vì vậy chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến tĩnh mạch của cơ quan này. Thực tế, hầu hết người mắc bệnh trĩ đều có chế độ ăn thiếu lành mạnh, bổ sung quá ít chất xơ, thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê và thực phẩm chứa nhiều đạm, dầu mỡ, gia vị,…

Chế độ ăn thiếu khoa học chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và táo bón mãn tính. Các bệnh lý này kéo dài có thể làm tăng áp lực lên đám rối tĩnh mạch khiến thành mạch suy yếu và phình giãn.

bệnh trĩ có lây hay không
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, giảm táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ

Do đó để phòng ngừa bệnh trĩ và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học:

  • Nên bổ sung rau xanh, củ và trái cây vào mỗi bữa ăn để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm táo bón và trung hòa dịch vị dạ dày. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng làm sạch đường ruột và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Cần bổ sung ít nhất 2 lít nước/ ngày. Ngoài khả năng cân bằng điện giải và đảm bảo hoạt động bài tiết, uống đủ nước còn giúp duy trì chất lỏng trong đường ruột, giảm đầy bụng, khó tiêu và hỗ trợ phòng ngừa táo bón.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống và thức ăn làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa như rượu bia, cà phê, thức ăn quá nhiều đạm, thực phẩm chứa nhiều chất béo, gia vị,… Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống này có thể gây táo bón, làm tăng nguy cơ bị trĩ và một số vấn đề tiêu hóa khác.
  • Trong trường hợp bị táo bón mãn tính, nên hạn chế dung nạp thực phẩm giàu đạm và tăng cường bổ sung các thực phẩm có khả năng làm mềm phân như khoai lang, rau lang, rau mồng tơi, đậu bắp, dầu ô liu,…
  • Cần lựa chọn thực phẩm sạch và ăn chín uống sôi để phòng ngừa nguy cơ rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thức ăn. Các tình trạng này đều làm tăng tần suất đại tiện khiến tĩnh mạch trực tràng – hậu môn bị đè nén, suy yếu và phình giãn.
  • Thay đổi một số thói quen ăn uống như ăn quá no, ăn nhanh, vận động ngay sau khi ăn, ăn uống quá mức,… Các thói quen này không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ mà còn gây trào ngược dạ dày thực quản và loét dạ dày tá tràng.
  • Nên ăn chậm nhai kỹ, ăn vừa đủ no, không ăn sau 7 giờ tối và ăn đúng giờ. Thói quen ăn uống lành mạnh giúp ổn định hoạt động tiêu hóa, hỗ trợ làm giảm đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy và táo bón.
  • Đối với người bị béo phì, nên giảm lượng đường, đạm và chất béo trong chế độ ăn. Đồng thời nên bổ sung rau xanh, trái cây và các loại củ chứa ít năng lượng.

Ngoài khả năng phòng ngừa bệnh trĩ, chế độ ăn khoa học còn giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa khác như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản, rối loạn tiêu hóa,…

2. Thay đổi một số thói quen xấu

Một số thói quen xấu như nhịn đại tiện, lười vận động, lao động nặng,… cũng có thể làm tăng áp lực lên đám rối tĩnh mạch và dẫn đến hình thành búi trĩ. Vì vậy song song với chế độ dinh dưỡng, bạn cần thay đổi một số thói quen sau:

bệnh trĩ có lây hay không
Giảm cân giúp duy trì thể trạng khỏe mạnh và làm giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn
  • Tuyệt đối không nhịn đi đại tiện và cần đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Thói quen nhịn đi tiêu khiến phân trở nên khô cứng và làm tăng áp lực lên niêm mạc hậu môn khi đại tiện. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài, bạn không chỉ có nguy cơ bị bệnh trĩ mà còn mắc các bệnh lý trực tràng – hậu môn khác như táo bón, nứt kẽ hậu môn,…
  • Hạn chế lao động quá mức hoặc mang vác vật nặng, ngồi xổm, ngồi trong thời gian dài,… Các thói quen này đều làm tăng áp lực lên hậu môn và gây ra hiện tượng phình giãn đám rối tĩnh mạch.
  • Nếu làm công việc văn phòng, nên đi lại sau khoảng 1 – 2 giờ làm việc. Bên cạnh đó, nên chủ động giảm cân nếu có bị thừa cân – béo phì.
  • Cai thuốc lá và các chất kích thích. Thực tế, khói thuốc và chất kích thích không chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương mà còn gây xơ hóa mạch máu khiến thành mạch suy yếu, kém dẻo dai và có nguy cơ giãn phình khi có tác động.
  • Căng thẳng thần kinh không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh trĩ. Tuy nhiên stress kéo dài có thể làm chậm nhu động ruột, gây táo bón và tăng áp lực lên vùng trực tràng. Do đó bạn cần nghỉ ngơi hợp lý, giảm khối lượng công việc, ngủ sớm, ngủ đủ giấc,… để giảm căng thẳng và giải tỏa các suy nghĩ tiêu cực.
  • Cố gắng đi đại tiện theo khung giờ cố định. Việc này sẽ giúp điều hòa nhu động ruột, ổn định hoạt động tiêu hóa và phòng ngừa các bệnh ở trực tràng – hậu môn.
  • Tập thể dục thường xuyên có thể duy trì cân nặng vừa phải, cải thiện độ dẻo dai của mạch máu và điều hòa nhu động ruột. Do đó để phòng ngừa bệnh trĩ và các vấn đề tiêu hóa khác, bạn nên dành ít nhất 20 phút/ ngày để luyện tập thể thao.
  • Đối với người giao hợp qua đường hậu môn, nên sử dụng biện pháp bảo vệ và quan hệ với tần suất vừa phải để phòng ngừa bệnh trĩ và viêm nhiễm hậu môn.

3. Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Thực tế, trĩ có thể là hệ quả do một số bệnh lý như bệnh gút, tiểu đường, nhiễm khuẩn hậu môn – trực tràng, dị ứng thuốc đặt trực tràng,… Vì vậy ngoài việc thay đổi chế độ ăn và thói quen xấu, bạn cần kiểm soát và điều trị dứt điểm các bệnh lý nguyên nhân.

Đối với những bệnh mãn tính không thể chữa trị hoàn toàn, nên tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và xây dựng lối sống lành mạnh để kiểm soát tiến triển của bệnh.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng các triệu chứng do trĩ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, tác động không nhỏ đến đời sống tình dục, sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ, hiệu suất học tập – làm việc. Chính vì vậy, bạn cần chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Bệnh trĩ có lây không, di truyền không?” và một số biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Đối với những trường hợp có nguy cơ bị trĩ cao (tiền sử gia đình, mắc các bệnh mãn tính,…) nên chủ động trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cách phòng ngừa cụ thể.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ (giai đoạn đầu) và cách chữa

5/5 - (2 bình chọn)

Điều trị bệnh trĩ bằng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Bài thuốc Đông y Thăng trĩ Dưỡng huyết thang tại Trung tâm Thuốc dân tộc có cơ chế tích hợp "4 trong 1" và "tác động kép" đặc biệt. Nhờ vậy giúp loại bỏ triệt để các chứng đau, làm co teo búi trĩ hoàn toàn mà người bệnh không cần phẫu thuật.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *