Sâu Chân Răng Là Gì? Hàn Được Không? Cách Điều Trị

Sâu chân răng xảy ra khi vi khuẩn tạo ra axit làm hỏng lớp men răng trên bề mặt răng. Tình trạng này có thể khiến chân răng trở nên mềm, mỏng hơn và tăng nguy cơ mất răng nếu không được điều trị phù hợp.

Sâu chân răng
Sâu chân răng có thể gây mất răng nếu không được điều trị phù hợp

Sâu chân răng là gì?

Sâu răng là tình trạng tổn thương phát triển trên bề mặt răng. Sâu chân răng là những tổn thương này phát triển ở gân với rìa nướu do vi khuẩn bên trong miệng tạo ra axit làm hỏng lớp men trên bề mặt răng. Người cao tuổi là những người có nguy cơ sâu chân răng cao nhất.

Chân răng chỉ có thể bị sâu nếu lộ ra ngoài do bệnh nha chu hoặc khi bị tụt nướu. Sâu chân răng là tình trạng lây lan nhanh hơn rất nhiều lần so với sâu răng thông thường. Bởi vì các lớp men bao quanh chân răng thường mỏng và mềm hơn phần men răng ở các bộ phận răng khác.

Các loại sâu chân răng

Sâu răng không chỉ là việc hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Tuy nhiên sâu răng có thể ảnh hưởng đến răng theo nhiều cách khác nhau, cụ thể các loại sâu răng phổ biến bao gồm:

1. Tổn thương bề mặt răng

Đây là tình trạng tổn thương bề mặt răng, thường phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người có khả năng bị rối loạn nướu, chẳng hạn như tụt nướu.

Khi mô nướu bị tụt xuống, các mô xung quanh chân răng ở vị trí thấp hơn nướu. Điều này khiến bề mặt chân răng bị lộ ra ngoài và dễ bị ăn mòn bởi axit từ thức ăn, vi khuẩn và một số tác nhân liên quan.

2. Nứt chân răng

Nứt răng thường ảnh hưởng đến các răng hàm phía sau và thường phổ biến ở mặt nhai của răng. Tuy nhiên vì các mảng bám thức ăn thường dễ kẹt ở các kẽ răng, do đó đôi khi nứt răng có thể ảnh hưởng đến chân răng, đặc biệt là đối với những người không chải răng, kẽ răng thường xuyên.

Trong một số trường hợp, nha sĩ có thể đề nghị sử dụng chất trám bít để bảo vệ răng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Sâu chân răng hàm dưới
Nứt chân răng có thể gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ mất răng nếu không được điều trị phù hợp

3. Sâu mặt nhẵn của răng

Tình trạng này thường xảy ra trên các răng ở hai bên miệng và ảnh hưởng đến mặt phẳng ở bên ngoài của răng. Đây là loại sâu chân răng tiến triển chậm nhất và ít phổ biến nhất. Mặc dù không phổ biến nhưng loại sâu răng này có thể dẫn đến nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với người không có thói quen vệ sinh răng miệng phù hợp.

Các triệu chứng nhận biết tình trạng sâu chân răng

Các triệu chứng sâu chân răng có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các tổn thương gây ra. Một số người trong giai đoạn đầu khi bị sâu chân răng thường không nhận thấy các triệu chứng.

Thông thường sâu chân răng thường phát triển ở bên dưới nướu hoặc tại đường viền nướu. Điều này có nghĩa là người bệnh không thể nhận thấy các triệu chứng bằng việc soi gương hoặc nhìn bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi sâu răng tiến triển, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng, chẳng hạn như:

sâu đen chân răng
Người bệnh bị sâu răng có thể cảm thấy đau đớn hoặc nhạy cảm hơn với đồ uống ngọt, nóng hoặc lạnh
  • Răng nhạy cảm với thức ăn có đường, nóng hoặc lạnh
  • Đau răng liên tục
  • Xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên bề mặt chân răng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Thường xuyên có thức ăn kẹt ở kẽ răng
  • Khó cắn hoặc nhai thức ăn

Ngoài ra, nếu người bệnh cảm thấy đang bị tụt nướu, hãy đến gặp nha sĩ ngay lập tức. Bởi vì tụt nướu thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sâu chân răng. Nếu không có sự bao phủ, bảo vệ của nướu răng, chân răng sẽ dễ bị tổn thương bởi vi khuẩn, axit từ thức ăn và dễ bị sâu hơn.

Nguyên nhân và yếu tố rủi ro gây sâu chân răng

Thông thường, nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng là do phát triển các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng. Quá trình này thường diễn ra theo thời gian và bắt đầu với một lớp màng dính, gọi là mảng bám. Mảng bám thường phát triển trên bề mặt răng khi vi khuẩn từ thức ăn, chẳng hạn như đường, tinh bột còn sót lại trên bề mặt răng. Mảng bám có thể cứng lại, phát triển thành cao răng. Điều này khiến axit trong các mảng bám bắt đầu ăn mòn bề mặt răng.

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh lý nha khoa và nhiễm trùng răng miệng. Các yếu tố liên quan khác có thể bao gồm hút thuốc lá và không bổ sung đầy đủ lượng florua.

Sâu chân răng có thể hình thành theo thời gian nếu chân răng bị lộ ra ngoài do lâu ngày không chăm sóc răng miệng. Cụ thể, một số điều kiện có thể dẫn đến sâu chân răng có thể bao gồm:

1. Bệnh nha chu nghiêm trọng

Bệnh nha chu là một dạng viêm nướu răng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn  nướu răng, mô và các xương xung quanh. Viêm nha chu là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến sâu chân răng.

Sâu kẽ chân răng
Viêm nha chu là nguyên nhân phổ biến có thể khiến chân răng bị sâu

Bệnh nha chu nghiêm trọng sẽ gây tụt nướu răng. Tình trạng này khiến nướu răng bị kéo ra khỏi răng, mất liên kết với răng và khiến chân răng dễ bị tổn thương. Cụ thể, tụt nướu răng sẽ tách chân răng ra khỏi nướu. Theo thời gian chân răng sẽ lộ ra ngoài nên dễ bị tổn thương và sâu.

2. Răng giả một phần không phù hợp

Răng giả một phần là phần răng giả được gắn với một tấm kim loại để cố định trong miệng bằng móc gài và kết hợp với chân răng thật. Những móc gài này có thể gây kích ứng nướu răng, dẫn đến viêm và tăng nguy cơ tụt nướu. Khi nướu bị tụt, chân răng sẽ lộ ra ngoài, lâu này có thể dẫn đến sâu.

Nếu nướu răng bị tụt do răng giả một phần được lắp không phù hợp, nha sĩ có thể điều chỉnh hoặc làm lại răng giả khác.

3. Tác động của một số loại thuốc

Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn có thể dẫn đến chứng khô miệng. Các loại thuốc có thể gây khô miệng thường bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ, thuốc thông mũi  và một số loại thuốc khác.

Sâu chân răng cửa
Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc có thể gây khô miệng và gây sâu răng

Khô miệng là tình trạng răng miệng phổ biến, xảy ra khi các tuyến nước bọt trong miệng không tạo đủ lượng nước bọt cần thiết. Nước bọt cần thiết để bảo vệ các khoang, chữa lành men răng bị tổn thương và hỗ trợ loại bỏ các mảng bám.

Khoang miệng không tiết ra đủ lượng nước bọt cần thiết có thể dẫn đến sâu răng. Ngoài ra, người bệnh khô miệng kết hợp viêm nha chu hoặc tụt nướu, thường có nguy cơ sâu chân răng cao hơn.

4. Điều kiện y tế gây sâu chân răng

Một số điều kiện y tế liên quan có thể dẫn đến sâu chân răng ở người trưởng thành và người lớn tuổi, bao gồm:

  • Tình trạng y tế mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, có tiền sử đột quỵ, bệnh Parkinson, viêm khớp, Hội chứng Sjögren (một bệnh tự miễn dịch).
  • Các bệnh lý hạn chế nhận thức do bệnh tầm thần, chẳng hạn như trầm cảm mãn tính và bệnh Alzheimer.
  • Xạ trị ung thư vùng đầu hoặc cổ.
  • Có tiền sử sâu chân răng.

5. Yếu tố rủi ro gây sâu chân răng

Bất cứ ai cũng có thể bị sâu chân răng, nhưng những người lớn tuổi thường có nguy cơ cao hơn. Trên thực tế, những người trên 70 tuổi thường có nhiều nguy cơ phát triển bệnh nha chu do suy thoái các mô nâng đỡ răng khi cơ thể lão hóa.

Theo thời gian, các mô nâng đỡ dần bị teo lại, rút khỏi nướu răng, khiến một phần chân răng bị lộ ra ngoài. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào các mô, dẫn đến viêm và gây sâu chân răng. Ngoài ra, răng cũng có thể bị lung lay.

đối tượng nguy cơ bị sâu chân răng
Chân răng bị sâu thường phổ biến ở người lớn tuổi

Người lớn tuổi cũng có nhiều nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe mãn tính khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa. Điều này có thể phát triển tình trạng viêm nướu răng, dẫn đến bệnh nha chu và tăng nguy cơ sâu ở chân răng.

Sâu chân răng có nguy hiểm không?

Sâu chân răng có thể dẫn đến nhiều rủi ro phát sinh, do đó người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt. Trên thực tế, việc trì hoãn điều trị có thể khiến các triệu chứng tiếp tục lan rộng, dẫn đến nhiều tổn thương hớn.

Chân răng bị sâu có thể lan đến các mô ở trung tâm răng, được gọi là tủy răng. Nếu điều này xảy ra, người bệnh có thể cần lấy tủy răng để loại bỏ phần tủy bị hư hỏng hoặc chết. Nha sĩ sẽ làm sạch các ống tủy nhỏ trong răng và trám bít răng lại.

Nếu sâu chân răng không được điều trị phù hợp, người bệnh có thể bị nhiễm trùng miệng nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Đau liên tục ở khu vực bị ảnh hưởng
  • Đau răng không thể cải thiện và không tự biến mất
  • Gây khó khăn khi ăn, cắn, nhai và nuốt
  • Áp xe răng
  • Chảy mủ và sưng tấy xung quanh răng
  • Khiến răng bị lung lay
  • Gãy hoặc nứt răng
  • Mất răng

Sâu chân răng có hàn được không?

Hàn chân răng hay còn được gọi là trám chân răng, có thể được chỉ định để cải thiện tình trạng sâu chân răng nhẹ. Nha sĩ có thể loại bỏ khu vực bị sâu, làm sạch vi khuẩn và sau đó đặt một miếng trám vào vị trí bị tổn thương.

Tuy nhiên, trong trường hợp tổn thương chân răng nghiêm trọng, nha sĩ có thể đề nghị người bệnh lấy tủy răng sau đó bọc mão răng để che chắn các tổn thương răng.

sâu chân răng có hàn được không
Trong trường hợp sâu không nghiêm trọng, người bệnh có thể được hàn răng đề điều trị

Cách điều trị tình trạng sâu chân răng

Nha sĩ có thể sử dụng phương pháp kiểm tra hình ảnh và chụp X – quang để chẩn đoán tình trạng sâu răng. Khi nướu răng bị tụt, chân răng có thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Lúc này nha sĩ có thể đề nghị xét nghiệm vi sinh để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn gây sâu răng.

Sâu chân răng thường khó điều trị hơn tình trạng sâu răng thông thường, bởi vì tình trạng sâu răng thường ảnh hưởng đến bên dưới đường viền nướu. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sâu răng, nha sĩ có thể đề nghị nhiều phương pháp điều trị, chẳng hạn như:

1. Điều trị phục hồi trong giai đoạn đầu

Nếu chân răng bị sâu không nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng đến lớp ngà răng, nha sĩ có thể đề nghị điều trị phục hồi với florua. Forua là khoáng chất có thể giúp tăng cường men răng, giữ canxi và photpho trong miệng và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Ngoài ra florua cũng có thể khuyến khích quá trình tái khoáng và bảo vệ răng khỏi các tổn thương trong tương lai.

sâu chân răng và cách điều trị
Sâu răng trong giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng cách bổ sung florua

Điều trị florua có thể bao gồm sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng có chứa florua. Đôi khi nha sĩ cũng có thể đề nghị sử dụng florua dưới dạng gel, dầu bóng, bọt hoặc dung dịch.

2. Trám răng

Trám răng hay hàn răng là thủ thuật thường được sử dụng để điều trị các loại sâu răng. Nha sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu và lấp đầy khu vực bị tổn thương với các vật liệu trám răng.

Để trám răng, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ xung quanh phần răng cần trám. Sau đó, sử dụng máy khoan, dụng cụ mài mòn hoặc tia laser để loại bỏ khu vực răng bị tổn thương. Sau khi làm sạch các vết sâu răng, nha sĩ sẽ trám vết sâu răng với các vật liệu trám, chẳng hạn như vàng, sứ, hỗn hợp bạc (bao gồm thủy ngân kết hợp với bạc, thiếc, kẽm và đồng). Ngoài ra, một số loại vật liệu trám có thể chứa các hạt thủy tinh hoặc nhựa.

3. Bọc mão răng

Trong các trường hợp chân răng bị sâu nghiêm trọng, nha sĩ có thể đề nghị bọc mão răng thay vì trám răng. Để đặt mão răng, nha sĩ sẽ loại bỏ phần bên ngoài của răng bị tổn thương, cũng như bất cứ vết sâu răng nào. Sau đó, nha sĩ sẽ lắp mão răng tạm thời cho đến khi răng sẵn sàng cho mão răng vĩnh viễn, thường là 1 – 2 tuần sau đó.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, nha sĩ có thể đề nghị làm cầu răng hoặc cấy ghép răng để cải thiện các triệu chứng.

4. Lấy tủy răng

Chân răng bị sâu ở gần tủy răng thường có khả năng lây lan vi khuẩn đến tủy răng, dẫn đến các nhiễm trùng nghiêm trọng, gây đau nhức và tăng nguy cơ mất răng. Do đó, thông thường người bệnh cần được lấy tủy răng để ngăn ngừa sự lan rộng của răng sâu và tránh nguy cơ mất răng.

điều trị sâu chân răng như thế nào
Trong trường hợp sâu răng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần được lấy tủy răng

Để lấy tủy răng, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê răng, sau đó làm sạch vi khuẩn, tạo hình ống tủy bên trong răng. Ngoài ra, nha sĩ cũng có thể bôi thuốc vào chân răng để làm sạch vi khuẩn. Sau khi làm sạch vi khuẩn, nha sĩ sẽ trám bít ống tủy bằng một chất giống như cao su và đặt một mão răng hoặc miếng trám răng để phục hồi và củng cố răng.

5. Nhổ răng

Chân răng bị sâu nghiêm trọng, không thể phục hồi có thể cần được nhổ để tránh các tổn thương không mong muốn.

Đầu tiên, nha sĩ sẽ gây tê chiếc răng bị tổn thương, sau đó nhổ bỏ chiếc răng bị sâu. Sau khi nhổ răng bị sâu, đặc biệt là răng hàm và răng khôn, người bệnh có thể bị sưng hoặc đau đớn. Tuy nhiên, đôi khi nhổ răng có thể có một số rủi ro nhất định. Do đó, người bệnh nên đến gặp nha sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau dữ dội, sưng tấy hoặc chảy máu
  • Cơn đau răng tăng dần theo thời gian

Sâu chân răng trong giai đoạn đầu có thể hồi phục được. Tuy nhiên khi men răng bị mất quá nhiều khoáng chất sẽ khiến răng sâu không thể tự phục hồi. Do đó, đến nha sĩ để điều trị các tổn thương và ngăn ngừa các tổn thương lan rộng là cách tốt nhất để tránh các rủi ro liên quan.

Phòng ngừa tình trạng sâu chân răng

Cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng chân răng bị sâu là vệ sinh răng miệng phù hợp.

Ngoài ra, Florua là một khoáng chất cần thiết trong việc ngăn ngừa các loại sâu răng. Theo các đánh giá, việc điều trị sâu răng với florua chuyên nghiệp và florua tại nhà có thể giảm các triệu chứng sâu răng và hỗ trợ phục hồi các tổn thương. Do đó, người bệnh nên đánh răng với kem đánh răng có chứa florua hai lần mỗi ngày hoặc ngay sau khi ăn hoặc uống.

cách phòng ngừa sâu chân răng
Vệ sinh răng miệng phù hợp là cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng sâu chân răng

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số cách phòng ngừa sâu chân răng khác, chẳng hạn như:

  • Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên
  • Uống nước có chứa khoáng chất fluoride
  • Nhai kẹo cao su không đường, có thể làm giảm vi khuẩn trong miệng và hạn chế nguy cơ sâu răng
  • Gặp nha sĩ và làm sạch răng chuyên nghiệp thường xuyên

Sâu chân răng là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi do suy thoái nướu răng và ở người có bệnh tụt nướu răng. Tình trạng này thường khó nhận biết, do tổn thương phát triển ở bên dưới đường viền nướu. Chân răng bị sâu cần được điều trị phù hợp và kịp lúc để tránh nguy cơ mất răng. Do đó, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được điều trị và hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng ngừa.

Tham khảo thêm: 10+ cách trị sâu răng tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện

5/5 - (3 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *