Người Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không, Cần Lưu Ý Gì?
Nội dung bài viết
Dân gian thường quan niệm khi bị mề đay mẩn ngứa tuyệt đối không nên tắm, phải kiêng nước để tránh lây lan sang các vùng da lành khác. Tuy nhiên, đây không hẳn là quan niệm chính xác, do đó, người bệnh cần tìm ra câu trả lời thích đáng.
Người bị mề đay có được tắm không? – Chuyên gia giải đáp
Theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện chưa xác định được nguyên nhân chính gây nên tình trạng nổi mề đay. Tuy nhiên, một số tác nhân được các chuyên gia liệt vào danh sách “nghi ngờ” gây nên tình trạng này có thể là: do di truyền, do dị ứng (thời tiết, thức ăn, thuốc,…), do nóng gan, do nhiễm khuẩn hoặc một số nguyên nhân khác. Tuy không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng người bệnh không nên quá chủ quan khi gặp phải, cần có những phương pháp điều trị đúng đắn và chế độ kiêng cữ đúng cách. Vậy câu hỏi đang được đặt ra “bị nổi mề đay có được tắm không” vẫn còn là thắc mắc của nhiều người bệnh.
XEM THÊM: Nổi mề đay là gì? Tìm kiếm nguyên nhân và cách điều trị
Trên thực tế, làn da của người rất dễ bị tổn thương và thường bị nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc nhiều với các tác nhân dị nguyên. Do đó, làn da của bạn cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây hại, đồng thời, giúp phòng ngừa một số bệnh da liễu có thể gặp phải.
Theo quan niệm của dân gian, người bệnh mề đay cần kiêng nước, kiêng tắm để ngăn chặn tình trạng bùng phát và lan rộng sang các vùng da lành khác. Tuy nhiên, việc không tắm rửa hay vệ sinh vùng da thường xuyên lại là một quan điểm khá sai lầm, đặc biệt là các đối tượng bị mề đay.
Ở các đối tượng bị mề đay, nhất là những ngày hè trời nóng bức, cơ thể dễ tiết ra nhiều mồ hôi và tích tụ dần ở trên lớp biểu bì. Khi làn da không được vệ sinh sạch sẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn tấn công và hình thành nên các vết loét. Đồng thời, các tuyến bã nhờn ngày càng nhiều khiến cho lỗ chân lông bị bịt kín và gây viêm.
Những vấn đề cần lưu ý trong việc tắm rửa, vệ sinh khi bị mề đay
Bị mề đay đồng nghĩa với việc da bị tổn thương, mỏng manh và dễ nhảy cảm. Vì thế, khi vệ sinh hay tắm rửa, người bệnh cần tuân theo một số nguyên tắc dưới đây để giảm ngứa ngáy khó chịu, tránh làm vết thương tổn thương thêm:
- Nên tắm bằng nước ấm:
Khi bị mề đay mẩn ngứa, người bệnh cần lưu ý đến nhiệt độ của nước trước khi tắm, không được tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi vì, nước nóng dễ khiến da bị khô ráp, dễ bị kích ứng, từ đó cơn ngứa ngáy xuất hiện nhiều hơn trong vài ngày tới, thậm chí người bệnh có thể bị bỏng khi xả nước trực tiếp lên da. Trong khi đó, việc tắm nước quá lạnh có thể khiến người bệnh bị sốc nhiệt, dẫn đến cảm lạnh và làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, trước khi tắm, bạn nên pha một ít nước nóng và nước lạnh, kiểm tra nhiệt độ trước khi tắm.
- Có thể sử dụng cây cỏ thuốc nam để nấu nước tắm:
Ngoài việc tắm nước ấm, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược thiên nhiên để nấu nước tắm. Đây là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ, sần phù do bệnh mề đay gây nên.
Một số loại cây thuốc nam được các chuyên gia khuyến khích sử dụng để trị bệnh mề đay là các loại lá cây có tính kháng khuẩn, sát trùng, kháng viêm tự nhiên như: lá khế, lá trầu không, lá kinh giới, lá chè xanh, lá đơn đỏ,… Ngoài công dụng cải thiện các triệu chứng do bệnh mề đay gây ra, việc tắm rửa bằng các cây cỏ quen thuộc còn giúp loại bỏ các dị nguyên trên biểu bì nhưng không làm tổn thương đến vùng da đã bị tổn thương trước đó.
- Không chà xát quá mạnh: Ngứa ngáy là một trong những triệu chứng khó tránh khỏi khi bị mề đay. Hành động ngãi sẽ giúp người bệnh giảm ngứa tạm thời nhưng dễ khiến tình trạng lở loét của da trở nên tồi tệ hơn. Do đó, ngay lúc tắm, người bệnh cũng cần tránh gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bị dị ứng. Thay vào đó, nên massage nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương để tẩy tế bào chết và loại bỏ bụi bẩn bám trên lớp bì.
- Thời gian tắm phù hợp: Ở một số đối tượng thường có thói quen tắm 20 – 30 phút, nhưng thời gian tắm kéo dài này chỉ phù hợp khi làn da không gặp phải bất kỳ tổn thương nào. Khi bị mề đay, người bệnh nên thay đổi thói quen tắm xuống còn 5 – 10 phút và chỉ nên tắm mỗi ngày một lần. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên ngâm mình quá lâu trong bồn tắm hoặc tắm ở một số hồ bơi công cộng.
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Làn da bị mề đay thường khá nhạy cảm, dễ bị kích ứng, do đó, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại sữa tắm hay dầu gội chứa chất tẩy rửa mạnh. Nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên hoặc sản phẩm có độ pH trung tính. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ bị mề đay, phụ huynh nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho trẻ để tránh các phản ứng kích ứng da.
Ngoài việc tắm rửa hay vệ sinh khi bị mề đay đúng cách, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề liên quan khác để giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh lý này gây nên, cụ thể như:
- Sau khi tắm rửa, người bệnh nên lau khô người bằng khăn bông trước khi mặc quần áo. Không nên vội mặc khi cơ thể còn ướt, bởi việc này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tích tụ, phát triển và gây ngứa ngáy sau này;
- Nên sử dụng áo quần rộng rãi, thoáng mát, tốt hơn nên sử dụng trang phục làm từ chất liệu cotton thấm hút mồ hôi. Tránh mặc quần áo quá bó sát cơ thể, điều này có thể khiến cho tuyến mồ hôi khó thoát ra ngoài dẫn đến tích tụ trên lớp da và gây ngứa;
- Không được tự ý sử dụng thuốc bôi hoặc kem dưỡng ẩm khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc bôi không đúng cách có thể khiến cho tình trạng mề đay trở nên nghiêm trọng hơn;
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học bằng cách tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây ngứa như: thức ăn dầu mỡ, cay nóng, bia, rượu,…;
- Luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng hay mệt mỏi kéo dài. Dành nhiều thời gian vận động cơ thể để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch;
- Sử dụng một số vật dụng bảo hộ như: quần áo dài tay, áo khoác, bao tay, khẩu trang,… khi đi ra ngoài để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các dị nguyên gây hại cho da (môi trường ô nhiễm, phấn hoa, hóa chất, lông thú,…).
Tóm lại, khi bị nổi mề đay, người bệnh không nên kiêng tắm, kiêng nước, nên có chế độ vệ sinh cơ thể phù hợp như: tắm bằng nước ấm, sử dụng sản phẩm chăm sóc cơ thể có tính axit thấp, không chà xát quá mạnh, chỉ được tắm 5 – 10 phút,… Đồng thời, áp dụng thêm một số phương pháp điều trị khác để bệnh lý được khôi phục nhanh chóng.
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!