5 Cách Dùng Muối Trị Mề Đay Hiệu Quả – Hết Nổi Mẩn Ngứa

Sử dụng muối trị mề đay có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa nhẹ và ngăn ngừa viêm nhiễm da. Ngoài cách dùng đơn lẻ, nhân dân còn phối hợp muối với các loại thảo dược tự nhiên như lá chè xanh, ngải cứu và trầu không để gia tăng tác dụng.

chữa mề đay bằng muối
Chữa mề đay bằng muối có hiệu quả không?

Dùng muối trị mề đay có hiệu quả không?

Ngoài tác dụng cân bằng hương vị món ăn, muối còn được sử dụng trong để sát khuẩn vết thương, trị hôi chân, ngăn ngừa sâu răng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý da liễu. Sử dụng muối trị mề đay mẩn ngứa là mẹo chữa khá quen thuộc, tương đối an toàn và dễ thực hiện.

Theo dân gian muối có tính hàn, tác dụng tiêu viêm và sát trùng, có thể làm giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng da đỏ viêm, nóng rát và nổi sẩn do mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, muối còn có đặc tính dẫn thuốc vào kinh lạc nên thường được sử dụng phối hợp với các nguyên liệu tự nhiên khác.

Bên cạnh ghi chép từ y học cổ truyền, tác dụng sát trùng và tiêu viêm của muối cũng đã được công nhận trên phương diện khoa học. Do đó sử dụng chữa mề đay có thể hỗ trợ giảm viêm, sát trùng, cải thiện ngứa ngáy và ngăn ngừa viêm nhiễm da.

Tuy nhiên mẹo chữa từ muối chỉ có thể giảm nhẹ mức độ triệu chứng, vì vậy bạn nên phối hợp với các biện pháp chăm sóc khoa học và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát mề đay hoàn toàn.

Cách trị nổi mề đay mẩn ngứa bằng muối đúng cách

Muối chỉ có tác dụng tiêu viêm và sát trùng nên ngoài cách sử dụng đơn lẻ, nhân dân còn phối hợp với các thảo dược như ngải cứu, lá trầu và chè xanh để tăng tác dụng phục hồi và cải thiện triệu chứng ở vùng da tổn thương.

1. Ngâm rửa da với nước muối pha loãng

Ngâm rửa với nước muối pha loãng ngay khi da nổi mề đay có thể giảm nhanh cơn ngứa, cải thiện hiện tượng viêm, nóng rát và phù nề. Mẹo chữa này thích hợp với những trường hợp nổi mẩn ngứa khu trú ở tay hoặc chân do tiếp xúc với xà phòng, mủ thực vật, ma sát với giày dép, bao tay hoặc bị côn trùng cắn.

Khi pha nước ngâm rửa, cần điều chỉnh nhiệt độ vừa phải để tránh kích ứng da. Dùng nước quá nóng có thể khiến mề đay lan tỏa nhanh và gây ngứa ngáy dữ dội.

trị mề đay bằng muối
Ngâm rửa da với nước muối giúp sát trùng, giảm viêm và cải thiện mức độ ngứa ngáy

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đun sôi 1.5 – 2 lít nước và đổ vào thau
  • Hòa thêm 1 ít nước lạnh vào
  • Cho 1 – 2 thìa cà phê muối và khuấy đều
  • Dùng ngâm rửa tay chân cho đến khi nước nguội hẳn
  • Sau đó rửa sạch vùng da tổn thương với nước mát, lau khô và thoa kem dưỡng ẩm.

2. Đắp gạc lạnh với nước muối

Nếu mề đay xảy ra do côn trùng cắn hoặc do tiếp xúc với mủ thực vật, bạn nên áp dụng mẹo đắp gạc lạnh với nước muối. Biện pháp này giúp làm dịu vùng da tổn thương, sát trùng, giảm viêm và hạn chế tình trạng lở loét.

Hướng dẫn thực hiện đắp gạc lạnh với nước muối trị mề đay:

  • Rửa sạch vùng da bị tổn thương với nước mát
  • Sau đó hòa ½ thìa cà phê muối với 500ml nước sôi để nguội
  • Để hỗn dịch vào ngăn mát tủ lạnh trong 5 – 10 phút
  • Sử dụng gạc vô trùng thấm hỗn dịch và đắp lên da trong 10 – 20 phút
  • Cuối cùng dùng khăn lau khô và giữ vùng da tổn thương khô thoáng

3. Dùng muối và lá trầu không chữa mề đay

Để tăng tác dụng giảm ngứa và tiêu viêm, bạn có thể kết hợp muối với lá trầu không. Lá trầu có đặc tính tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa và kháng khuẩn mạnh. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong thảo dược này còn giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào da hư tổn.

Nếu tổn thương khu trú ở phạm vi nhỏ, có thể ngâm rửa da với lá trầu không và muối. Tuy nhiên trong trường hợp mề đay khởi phát toàn thân, nên nấu nước tắm từ muối và lá trầu để giảm ngứa, sát trùng và tiêu viêm.

tắm nước muối mặn trị mề đay
Kết hợp muối với lá trầu không giúp làm tăng tác dụng tiêu viêm, sát trùng và chống ngứa

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đun sôi khoảng 1 – 3 lít nước
  • Sau đó rửa sạch lá trầu và cho vào nồi
  • Đun thêm 3 phút rồi tắt bếp
  • Đổ nước ra thau, thêm 1 ít muối biển và hòa thêm nước mát
  • Dùng nước tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị nổi mề đay

4. Tắm nước muối chè xanh trị mề đay

Nếu có làn da nhạy cảm, bạn có thể thay thế lá trầu không bằng chè xanh. Nấu nước tắm từ lá chè và muối giúp giảm ngứa ngáy, sát trùng và tiêu viêm.

Bên cạnh đó, lá chè còn chứa quercetin, flavonoid và EGCG có tác dụng bảo vệ, làm mềm da, loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và làm dịu vùng da sưng viêm. Ngoài ra, hàm lượng axit amin và khoáng chất trong thảo dược này còn thúc đẩy phục hồi các tế bào thương tổn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi (nên dùng lá chè non)
  • Cho vào nồi và đổ thêm 3 lít nước vào đun sôi
  • Sau đó chắt bỏ bã và đổ nước ra thau, thêm vào 1 – 2 thìa muối
  • Dùng nước để vệ sinh cơ thể và giảm ngứa do mề đay gây ra
  • Nên áp dụng mẹo chữa này 1 lần/ ngày trong liên tục 3 – 5 ngày để giảm nhanh chứng mẩn ngứa

5. Chườm đắp lá ngải cứu và muối biển

Ngoài tác dụng điều kinh và bổ huyết, lá ngải cứu còn được nhân dân sử dụng để điều trị các vấn đề da liễu thường gặp như đổ mồ hôi trộm, rôm sảy, vảy nến và mề đay mẩn ngứa.

Theo nghiên cứu hiện đại, nước sắc từ lá ngải cứu có thể ức chế Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) – một trong những tác nhân chính gây nhiễm trùng da. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp làm mềm da, trị mụn và giảm sưng viêm rõ rệt.

Chườm đắp lá ngải cứu và muối biển thường được nhân dân dùng cho các trường hợp nổi mề đay do dị ứng nước, thời tiết lạnh hoặc do ăn quá nhiều hải sản.

cách trị mề đay bằng muối
Mẹo chườm đắp ngải cứu với muối thích hợp với người bị nổi mề đay do lạnh, dị ứng nước và hải sản

Cách thực hiện:

  • Rang 1 nắm lá ngải cứu với 100g muối, sau đó bọc vào khăn và chườm đắp lên da (tránh áp dụng cho các vùng da nhạy cảm)
  • Hoặc có thể dùng muối và lá ngải đun nước tắm hoặc ngâm rửa

Các lưu ý khi dùng muối trị mề đay mẩn ngứa

Dùng muối trị mề đay mẩn ngứa là mẹo chữa có nguồn gốc từ dân gian. Cách chữa này tương đối an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Tuy nhiên nếu thiếu thận trọng khi thực hiện, bạn có thể bị kích ứng da, ngứa ngáy và sưng đỏ dữ dội.

tắm nước muối trị mề đay
Mẹo dùng muối trị mề đay chỉ có tác dụng hỗ trợ, vì vậy bạn nên sử dụng thuốc khi cần thiết

Do đó khi chữa mề đay bằng muối, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Phải ngâm rửa thảo dược với nước muối pha loãng trước khi sử dụng. Dùng nguyên liệu chưa được làm sạch và vô trùng có thể gây kích ứng và tổn thương da.
  • Nên gia giảm lượng muối phù hợp. Sử dụng quá nhiều muối có thể khiến da nóng rát, rít, khó chịu và xót.
  • Tuyệt đối không áp dụng mẹo chữa từ muối và các thảo dược tự nhiên lên vùng da đang bị chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. Đối với những trường hợp này, cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và chỉ định các biện pháp y tế.
  • Mẹo chữa mề đay từ muối chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng. Do đó để kiểm soát tổn thương da hoàn toàn, bạn nên phối hợp với cách điều trị mề đay tại nhà và sử dụng thuốc khi cần thiết.
  • Nếu mề đay đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng như sưng mí mắt, buồn nôn, khó thở, sưng cổ họng,… cần gọi cấp cứu hoặc chủ động đến bệnh viện để được xử lý. Bởi trong một số ít trường hợp, mề đay có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ.

Dùng muối trị mề đay mẩn ngứa là cách chữa đơn giản và dễ thực hiện. Mẹo chữa này chỉ hỗ trợ làm giảm triệu chứng tạm thời, do đó bạn cần hạn chế tình trạng phụ thuộc. Để kiểm soát mề đay hoàn toàn, nên kết hợp các mẹo chữa thông thường với biện pháp chăm sóc khoa học và sử dụng thuốc khi cần thiết.

Tham khảo thêm: Điều trị mề đay bằng lá khế: Mẹo hay nhưng phải làm đúng cách

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *