Ngứa da đầu là bị gì? Cách trị hiệu quả nhanh
Nội dung bài viết
Ngứa da đầu là tình trạng phổ biến, có thể gây khó chịu, thậm chí là đau đớn, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Đôi khi ngứa da đầu có thể gây bong vảy da, lở loét các các dấu hiệu nghiêm trọng cần điều trị y tế khác.
Nguyên nhân gây ngứa da đầu
Có rất nhiều tình trạng có thể gây ngứa da đầu, bao gồm gàu, nhiễm nấm hoặc các bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng. Cụ thể, các chuyên gia cho biết các nguyên nhân có thể gây ngứa da đầu bao gồm:
1. Gàu
Nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ngứa da đầu là hình thành gàu trên da. Ở trẻ em, gàu hay viêm da tiết bã trên da đầu còn được gọi là bệnh cứt trâu.
Gàu là một dạng viêm da phổ biến thường xuất hiện ở các vùng tuyến da nhờn, chẳng hạn như mặt và da đầu. Nếu bị gàu trên da đầu, người bệnh có thể có các triệu chứng chẳng hạn như:
- Ngứa da
- Bong tróc da đầu
- Da đầu ửng đỏ
- Xuất hiện vảy trắng hoặc vàng
Gàu thường hình thành khi da có độ ẩm thấp. Điều này khiến da đầu bị kích ứng, bong tróc và dẫn đến gàu.
Ngoài ra, da đầu cũng có thể bị kích ứng bởi một số nguyên nhân, chẳng hạn như:
- Không khí khô và lạnh
- Viêm da tiếp xúc, xảy ra khi da đầu tiếp xúc với các yếu tố kích ứng chẳng hạn như dầu gội đầu, gel tạo kiểu tóc và keo xịt tóc
- Người lớn tuổi
Gàu là tình trạng phổ biến và có thể cải thiện tại nhà trong các trường hợp nhẹ. Người bệnh có thể sử dụng dầu gội không kê đơn có chứa các thành phần kiểm soát nấm men để điều trị gàu. Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc chống nấm theo toa, cortisol tại chỗ, dung dịch, kem hoặc thuốc mỡ thoa da đầu.
2. Viêm da tiết bã nhờn trên da đầu
Viêm da tiết bã nhờn là tình trạng phổ biến, dẫn đến hình thành mẩn đỏ, các mảng vảy da và gàu. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến da đầu nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các vị trí khác trên cơ thể, chẳng hạn như mặt, ngực lưng.
Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở da đầu. Tuy nhiên, một số tình trạng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Béo phì
- Mệt mỏi mãn tính
- Chăm sóc da kém
- Stress
- Tác động của các yếu tố môi trường, chẳng hạn như ô nhiễm
Có các tình trạng da khác, chẳng hạn như mụn trứng cá
Viêm da tiết bã có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng chẳng hạn như:
- Da phát triển các mảng vảy và bong ra, tương tự như gàu
- Da đầu có xu hướng nhờn, ngứa, có thể bị đỏ
- Rụng tóc ở khu vực bị ảnh hưởng
Thông thường viêm da tiết bã có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà chẳng hạn như sử dụng kem chống nắng không kê đơn, kem chống ngứa hoặc xà phòng và dầu gội không gây kích ứng da đầu. Tuy nhiên, các trường hợp khác có thể cần được điều y tế kê đơn hoặc điều trị chuyên môn bởi bác sĩ da liễu.
3. Bệnh vẩy nến da đầu
Bệnh vẩy nến là bệnh lý tự miễn rối loạn da phổ biến, dẫn đến các mảng da nổi, hơi đỏ và thường có vảy. Tình trạng này có thể xuất hiện dưới dạng mảng hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến toàn bộ da đầu. Ngoài ra, vẩy nến da đầu có thể ảnh hưởng đến trán, phía sau cổ, phía sau hoặc bên trong tai.
Hiện tại các bác sĩ không rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh nến. Tuy nhiên tình trạng này có liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch, khiến các tế bào da phát triển quá nhanh và tích tụ thành mảng. Ngoài ra, bệnh vẩy nến thường có xu hướng di truyền.
Vẩy nến da đầu có thể nhẹ dẫn đến các vảy da nhỏ và nhẹ. Tuy nhiên các triệu chứng có thể từ trung bình đến nghiêm trọng, dẫn đến các triệu chứng, chẳng hạn như:
- Ngứa da đầu dữ dội
- Xuất hiện vảy trắng trên đầu
- Da đầu bong tróc tương tự như gàu
- Châm chích hoặc đau đớn
- Rụng tóc
Tùy theo mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc điều trị da liễu chuyên môn. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
4. Bệnh nấm da đầu
Nấm da đầu là một bệnh lý nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến da đầu dẫn đến các mảng da nhỏ, có vảy. Tình trạng này thường xảy ra ở những người tiếp xúc hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như lược, khăn tắm, mũ hoặc gối.
Loại nấm phổ biến dẫn đến nấm da đầu là dermatophytes. Loại nấm này phát triển ở các tế bào da chết và nơi có độ ẩm cao. Do đó, những người có vệ sinh da đầu kém thường có nguy cơ nấm da đầu cao.
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nấm da đầu là dẫn đến các mảng da đầu ngứa. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến các mảng da đỏ, dẫn đến vảy ra và các đốm hói trên da đầu. Nếu không được điều trị, nấm da đầu có thể dẫn đến một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:
- Tóc giòn, dễ đứt gãy
- Da đầu đau
- Sưng các hạch bạch huyết
- Sốt nhẹ
Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị chảy mủ, dẫn đến sẹo da đầu vĩnh viễn và gây hói.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống nấm không kê đơn để cải thiện các triệu chứng. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc chống nấm không kê đơn để điều trị nấm da đầu.
5. Chấy trên da đầu
Chấy là côn trùng nhỏ ở da đầu, xâm nhập vào da và sống nhờ vào máu người. Chấy thường ảnh hưởng đến trẻ em nhưng có thể ảnh hưởng đến bất cứu đối tượng nào, bao gồm người trưởng thành.
Sự xâm nhập của chấy không phải là dấu hiệu ở một người kém vệ sinh hoặc môi trường sống không sạch sẽ. Ngoài ra, chấy cũng không mang mầm bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hoặc virus.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khi nhiễm chấy có thể bao gồm:
- Ngứa da đầu
- Nhìn thấy chấy trên da đầu
- Có trứng chấy ở tóc
- Xuất hiện các vết loét trên da đầu, cổ hoặc vai
Chấy trên da đầu có thể được khắc phục bằng dầu gội trị chấy không kê đơn có chứa chất diệt côn trùng, chẳng hạn như permethrin hoặc permethrin. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm điều trị theo toa.
6. Phản ứng dị ứng
Đôi khi da đầu có thể bị kích ứng khi phản ứng với dầu gội, thuốc nhuộm tóc, gel tạo hình tóc hoặc các sản phẩm chăm sóc tóc khác. Điều này có thể là dấu hiệu dị ứng hoặc bệnh chàm trên da đầu.
Gây bong tróc da đầu là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh chàm da đầu. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể dẫn đến một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:
- Đỏ da
- Xuất hiện các mảng vảy da
- Sưng tấy da đầu
- Ngứa da đầu
- Nóng rát trên da đầu
Thông thường các phản ứng dị ứng có thể tự cải thiện và biến mất khi người bệnh tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
7. Các nguyên nhân khác
Ngứa da đầu có thể chỉ đơn giản là do da đầu dị ứng hoặc nhạy cảm. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh zona thần kinh
- Phản ứng dị ứng với thuốc
- Rối loạn lo âu
- Lupus ban đỏ dị ứng
- Tác động của các loại hình tạo mẫu tóc
- Đau nửa đầu
Trong hầu hết các trường hợp các nguyên nhân gây ngứa da đầu không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện hoặc bằng các phương pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
Các triệu chứng khác khi ngứa da đầu
Ngoài trừ ngứa da đầu, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng kèm theo khác, chẳng hạn như:
- Xuất hiện các mảng da dày và nhờn, điều này có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da tiết bã nhờn.
- Hình thành vảy da, có thể xuất hiện trên tóc, quần áo. Điều này có thể là dấu hiệu của gàu.
- Xuất hiện các hạt nhỏ trên tóc, điều này có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm chấy da đầu.
- Hình thành các vết sưng da, điều này có thể là dấu hiệu của bệnh ghẻ.
- Phát ban đỏ, hình thành mụn bọc có mủ hoặc rụng tóc có thể là dấu hiệu của nấm da đầu, đặc biệt là khi các triệu chứng này xuất hiện cùng nhau.
- Khó ngủ do ngứa da đầu dữ dội thường là dấu hiệu của nhiễm chấy hoặc ghẻ.
- Bong da lưng, ngực và mặt có thể là dấu hiệu viêm da tiết bã nhờn.
- Da khô, đỏ có thể là dấu hiệu viêm da dị ứng hoặc bệnh chàm.
Đôi khi ngứa da đầu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng, cần điều trị y tế. Do đó, người bệnh cần chú ý các triệu chứng liên quan và có biện pháp xử lý phù hợp.
Cách trị ngứa da đầu hiệu quả nhanh chóng
Điều trị ngứa da đầu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, nấm da đầu được điều trị bằng các biện pháp tại nhà, chẳng hạn như:
1. Giấm táo trị nấm da đầu nhanh chóng
Giấm táo có tính chất kháng khuẩn, chống viêm và đặc tính chống nấm có thể hỗ trợ ngăn ngừa ngứa da đầu do khô da. Người bệnh có thể pha loãng giấm táo với nước ấm và sử dụng như một loại nước xả sau khi gội đề để cải thiện các triệu chứng ngứa da đầu.
2. Dầu dừa nguyên chất trị ngứa da đầu
Dầu dừa hữu cơ có chứa axit lauric, một chất béo bão hòa có đặc tính kháng khuẩn. Axit lauric có thể giúp da hấp thụ dầu thừa hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng ngứa da đầu.
Ngoài ra dầu dừa cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh chàm, viêm da dị ứng và các tình trạng khô da dẫn đến ngứa khác. Bên cạnh đó, dầu dừa cũng có thể làm dịu và ngăn ngừa tình trạng da do chấy hoặc ghẻ gây ra.
Người bệnh có thể thoa dầu dừa nguyên chất lên da, để yên trong 20 – 30 phút sau đó vệ sinh da đầu với nước sạch.
3. Tinh dầu bạc hà chữa ngứa da đầu
Tinh dầu bạc hà có thể mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị gàu và làm dịu da đầu ngứa. Người bệnh có thể pha loãng tinh dầu bạc hà với một loại dầu vận chuyển, chẳng hạn như dầu ô liu, sau đó xoa bóp lên da đầu trong 20 phút trước khi gội đầu.
Người bệnh cũng có thể sử dụng dầu gội bạc hà để cải thiện tình trạng ngứa da đầu.
4. Tinh dầu tràm trà trị ngứa da đầu
Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và khử trùng hiệu quả. Dầu tràm trà cũng có thể chống viêm và trị ngứa da đầu hiệu quả.
Người bệnh có thể pha loãng 10 – 20 giọt tinh dầu tràm trà và dầu ô liu sau đo xoa bóp trực tiếp lên da đầu để cải thiện tình trạng ngứa da đầu. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng có thể giảm ngứa liên quan đến gàu, viêm da tiết bã hoặc chấy.
Tuy nhiên tinh dầu tràm trà cũng có thể kích ứng da đầu. Do đó, điều quan trọng là pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng. Ngoài ra, không được uống tinh dầu tràm trà.
5. Dầu gội chứa Axit salicylic
Dầu gội có chứa axit salicylic có tác dụng điều trị ngứa da đầu do bệnh vẩy nến và viêm da tiết bã. Axit salicylic có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, thường được sử dụng để tẩy tế bào chết trên da, đặc biệt là các mảng vảy, ngứa liên quan đến bệnh vẩy nến.
Dầu gội chứa axit salicylic có nhiều nồng độ khác nhau, do đó người bệnh nên đọc nhãn sản phẩm và chọn sản phẩm phù hợp. Bên cạnh đó, một số loại dầu gội chứa axit salicylic yêu cầu massage nhẹ trong quá trình sử dụng, lặp lại hàng ngày hoặc gần như là hàng ngày. Do đó, người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn để sử dụng sản phẩm hiệu quả nhất.
Ngoài ra, những người dị ứng với aspirin không nên sử dụng axit salicylic.
6. Dầu gội kẽm pyrithione
Theo một số nghiên cứu những người bị ngứa da đầu, gàu và viêm da tiết bã thường có lượng histamine trên da đầu cao gấp đôi so với người khác. Nghiên cứu cũng cho biết dầu gội có chứa kẽm pyrithione có thể cải thiện tình trạng ngứa da đầu hiệu quả và nhanh chóng.
Các loại dầu gội có chứa kẽm pyrithione có nhiều hàm lượng khác nhau và được phân phối tại hiệu thuốc hoặc các cửa hàng bán lẻ.
7. Dầu gội Ketoconazole
Ketoconazole là một chất kháng nấm có phổ rộng, mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng trong việc điều trị nhiễm nấm malassezia. Đây là loại nấm có thể phát triển quá mức trên da đầu, dẫn đến viêm nang lông malassezia hoặc bệnh vẩy nến da đầu và gây ngứa ngáy dữ dội.
Sử dụng dầu gội Ketoconazole có thể điều trị gàu, các mảng vảy da và ngứa da đầu do viêm da tiết bã. Dầu gội có nhiều hàm lượng khác nhau và có thể yêu cầu kỹ thuật sử dụng khác nhau. Do đó, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng sản phẩm.
Biện pháp phòng ngừa ngứa da đầu
Gội đầu thường xuyên có thể ngăn ngừa tích tụ dầu thừa và hạn chế tình trạng ngứa da đầu. Gội đầu bằng nước ấm có thể tránh tình trạng kích ứng, ngăn ngừa ngứa da đầu và hỗ trợ ngăn ngừa các cơn ngứa hiệu quả.
Bên cạnh đó, để giảm các phản ứng dị ứng, người bệnh nên tránh sử dụng các sản phẩm như:
- Thuốc nhuộm tóc
- Nước hoa
- Hóa chất tạo mẫu tóc
Ngoài ra, tránh tiếp xúc cơ thể gần với những người bị chấy để tránh lây lan. Ngoài ra, không sử dụng chung vật dụng cá nhân, chẳng hạn như:
- Lược
- Mũ
- Khăn tắm
- Mủ bảo hiểm
- Vỏ gối
Ngứa da đầu có cần đến bệnh viện không?
Hầu hết các trường hợp ngứa da đầu có thể được cải thiện tại nhà. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro liên quan. Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện nếu:
- Không thể xác định nguyên nhân ngứa da đầu
- Phát ban hoặc ngứa da đầu kéo dài hơn 6 tuần
- Rụng tóc
- Các biện pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị
Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của nấm, vi khuẩn hoặc chấy trên da đầu. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể xác định tình trạng ngứa da đầu thông qua các dấu hiệu và tiền sử bệnh lý của người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí là đau da đầu. Hầu hết các tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: Trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa – Mẹo hay dân gian
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!