Đau Da Đầu Là Bệnh Gì? Thông Tin Cần Biết

Đau da đầu là một tình trạng phổ biến có liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau. Hầu hết các trường hợp có thể tự cải thiện tuy nhiên đôi khi người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị y tế để tránh các rủi ro liên quan.

Đau da đầu
Đau da đầu có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý tiềm ẩn khác nhau

Dấu hiệu và triệu chứng đau da đầu

Đau da đầu được định nghĩa là tình trạng đau, viêm, ngứa ran, tê, kích ứng, nhói hoặc nhạy cảm ở da đầu. Các triệu chứng đau da đầu thường xuất hiện kết hợp với nhau để biểu hiện các nhiều tình trạng và bệnh lý liên quan. Một số tình trạng đau da đầu có thể liên quan đến các bệnh mạch máu, dây thần kinh và các mô bên dưới da đầu.

Thông thường đau da đầu không dẫn đến các triệu chứng rõ ràng. Cơn đau có thể xuất hiện dưới nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, đau da đầu có thể đi kèm một số tình trạng như:

  • Bong tróc da
  • Tróc vảy da đầu
  • Đóng vảy thành mảng
  • Đau đầu
  • Phản ứng dị ứng
  • Có triệu chứng vẩy nến hoặc bệnh chàm
  • Rụng tóc
  • Thay đổi cảm giác trên da đầu

Trong một số trường hợp, đau da đầu có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng, gây đe dọa đến tính mạng, chẳng hạn như ngất, hôn mê hoặc chảy chất lỏng từ mũi. Do đó nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn.

Đau da đầu là bệnh gì?

Đau da đầu có nhiều dạng khác nhau, bao gồm các cơn đau liên quan đến các dây thần kinh chạy từ phía sau gáy đến trán. Các cơn đau này di chuyển khắp đầu, cổ và da đầu dẫn đến các cơn đau xuất hiện dưới dạng nóng hoặc châm chích như sốc điện.

Hầu hết các trường hợp đau da đầu là do nguyên nhân gây áp lực hoặc căng thẳng lên da đầu. Tuy nhiên một số vấn đề y tế có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, mạch máu và gây suy nhược da đầu. Cụ thể các nguyên nhân có thể gây đau da đầu bao gồm:

1. Rụng tóc

Rụng tóc, đặc biệt là rụng tóc từng mảng có thể gây đau da đầu. Trong tình trạng này, các nang tóc rụng thành từng mảng chùm tròn trên da đầu, hoặc đôi khi ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Theo các chuyên gia, hầu hết các dạng rụng tóc đều không nguy hiểm đến sức khỏe và không phải là dấu hiệu tổn thương thần kinh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch, khiến hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc.

đau da đầu là bệnh gì
Rụng tóc thành mảng có thể dẫn đến các cơn đau, ngứa hoặc khó chịu ở da đầu 

Các yếu tố khác có thể gây rụng tóc bao gồm:

  • Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chế độ ăn uống thiếu protein và sắt
  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Bệnh cường giáp
  • Áp dụng các liệu pháp như hóa trị và xạ trị

Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể bị rụng tóc không thể phục hồi sau khi sinh con, thời kỳ mãn kinh hoặc sau khi áp dụng các liệu pháp hormone.

Trong một số trường hợp, rụng tóc có thể mọc lại. Tuy nhiên các dạng tổn thương nang tóc nghiêm trọng có thể không thể phục hồi được.

2. Rối loạn da

Rối loạn da đầu, chẳng hạn như một số bệnh viêm da là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau da đầu. Các triệu chứng có thể bao gồm phát ban da, ngứa và sưng tấy. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị phồng rộp, đóng vảy hoặc bong vảy da.

Rối loạn da có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Một số loại kim loại
  • Một số loại xà phòng, dầu gội, sản phẩm chăm sóc tóc hoặc sản phẩm tạo mẫu tóc
  • Ô nhiễm môi trường sống hoặc ô nhiễm nguồn nước

Các dạng rối loạn da đầu, chẳng hạn như gàu, chàm hoặc viêm da tiết bã là các bệnh lý rất phổ biến và có thể điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Nhiễm trùng da đầu

Một số dạng nhiễm trùng da đầu, chẳng hạn như viêm nang lông da đầu, mụn nhọt, nhọt độc trên da đầu có thể gây nhiễm trùng các nang tóc, dẫn đến nhạy cảm và đau da đầu. Các loại nhiễm trùng này có thể gây, nhức hoặc nóng khi chạm vào.

tại sao bị đau da đầu
Các dạng nhiễm trùng da đầu có thể gây đơn đớn và nổi mụn đỏ ở da đầu

Thông thường tình trạng nhiễm trùng này thường ảnh hưởng đến gáy, da đầu hoặc ở nách. Đôi khi người bệnh có thể nặn được mủ từ các tổn thương da này.

Ngoài ra, nhiễm nấm trên da đầu, chẳng hạn như lang ben hoặc nấm da đầu, thường phổ biến ở trẻ em, có thể gây đau da đầu và rụng tóc.

4. Nhiễm chấy trên da đầu

Chấy hay chí là những côn trùng nhỏ, không có cánh, hút máu để sinh sống và phát triển. Chấy sống trên tóc và da đầu để hút máu và dẫn đến cảm giác đau đớn hoặc ngứa ngáy trên da đầu.

Chấy là bệnh lý rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp. Cụ thể một người có thể nhiễm chấy thông qua một số cách sau:

  • Chạm đầu vào đầu của một người nhiễm chấy
  • Sử dụng chung đồ vật cá nhân, chẳng hạn như lược của người nhiễm chấy
  • Tiếp xúc gần với các đồ vật nhiễm chấy, chẳng hạn như băng đô, mủ, tai nghe hoặc các loại đồ vải tiếp xúc trực tiếp với chấy

Ngoài ra, chấy cũng có thể sống ở các đồ nội thất bọc đệm, giường, khăn tắm hoặc quần áo.

Chấy rất dễ lây lan. Do đó, tránh tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm chấy và không sử dụng chung đồ vật cá nhân để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Chấy có thể gây hình thành mụn đỏ trên đầu, đóng vảy, chảy nước, ngứa ngáy và đau da đầu. Do đó, nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy các dấu hiệu nhiễm chấy, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5. Đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng là một loại đau đầu phổ biến, dẫn đến các cơn đau đầu từ nhẹ, trung bình đến nghiêm trọng. Hầu hết các cơn đau thường ảnh hưởng đến phía sau mắt, đầu và cổ. Một số người bệnh có thể cảm thấy cơn đau tương tự như một dải băng quấn xung quanh trán.

tại sao lại bị đau da đầu
Đau đầu do căng thẳng có thể gây đau da đầu ở khu vực thái dương

Đau đầu do căng thẳng thường là dạng đau đầu theo từng cơn, xảy ra 1 – 2 lần mỗi tháng. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể trở thành mãn tính, dẫn đến các cơn đau đầu kéo dài đến 15 ngày mỗi tháng.

Đau đầu do căng thẳng có thể dẫn đến một số dấu hiệu nhận biết, chẳng hạn như:

  • Đau đầu âm ỉ
  • Có áp lực xung quanh trán
  • Đau quanh trán và da đầu

Trầm cảm hoặc lo lắng quá độ có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, nôn và nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn.

Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để loại trừ các vấn đề khác, chẳng hạn như khối u não. Do đó, nếu các cơn đau da đầu nghiêm trọng, kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

6. Viêm động mạch thái dương

Động mạch thái dương là động mạch chạy ở phía trước tai. Viêm động mạch thái dương là tình trạng động mạch thái dương bị viêm và sờ vào rất mềm. Các triệu chứng liên quan đến tình trạng này bao gồm đau đầu, đau hàm và rối loạn thị giác.

Một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác của viêm động mạch thái dương hàm bao gồm:

  • Đau đầu nhói ở thái dương
  • Mệt mỏi
  • Ăn mất ngon
  • Sốt
  • Giảm cân không rõ lý da
  • Đau ở đau đầu và da vùng thái dương
  • Đau vai, hông
  • Mất thị lực đột ngột

Nếu không được điều trị, viêm động mạch thái dương hàm có thể dẫn đến nhiều rủi ro đe dọa đến tính mạng, chẳng hạn như phình động mạch, gây viêm và tổn thương các mạch máu khác trong cơ thể. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

7. Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là một bệnh lý gây nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào các lớp sâu ở dưới da. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm vùng đầu, tuy nhiên phổ biến nhất ở bàn chân, chân và mặt.

viêm da đầu phải làm sao
Viêm mô có thể dẫn đến ửng đỏ và đau da đầu

Viêm mô tế bào thường phát triển nếu vi khuẩn Staphylococcus xâm nhập vào vùng da bị tổn thương do vết cắt, vết xước hoặc nhiễm trùng da hiện có như chốc lở hoặc bệnh chàm.

Tình trạng này có thể dẫn đến đau da đầu và ửng đỏ da. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng, gây hình thành mủ và phá hủy các mô xung quanh. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm mô tế bào có thể gây nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não.

8. Các nguyên nhân y tế

Một số nguyên nhân y tế có thể gây đau da đầu bao gồm:

  • Bệnh lý thần kinh: Các nguyên nhân thần kinh chẳng hạn như đau đầu và đau dây thần kinh sinh ba (một tình trạng tổn thương dây thần kinh có thể ảnh hưởng đến cảm giác trên khuôn mặt) có thể dẫn đến đau đầu hoặc đau lan đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như hàm, răng, môi. Ngoài ra, đau các dây thần kinh cũng có thể liên quan đến một số loại virus và gây đau da đầu.
  • Bệnh lý tự miễn dịch: Một số bệnh lý tự miễn dịch, chẳng hạn như viêm các mạch máu trên đầu có thể gây đau da đầu.
  • Các bệnh lý da liễu: Một số bệnh lý da liễu chẳng hạn như bệnh vẩy nến, áp xe da, bệnh chàm có thể ảnh hưởng đến da đầu. Tình trạng viêm này có thể gây ngứa ngáy dữ dội và đau đớn ở da đầu.

9. Các nguyên nhân từ môi trường

Một số nguyên nhân môi trường có thể gây đau da đầu, chẳng hạn như:

nguyên nhân gây đau da đầu
Tết tóc quá chặt có thể dẫn đến các cơn đau ở da đầu
  • Cháy nắng: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên và không được che chắn có thể dẫn đến bỏng da đầu. Tình trạng này có thể gây đau đớn và khiến da đầu trở nên mềm.
  • Kiểu tóc gây áp lực: Các kiểu tóc chẳng hạn như tóc đuôi ngựa hoặc tết bím quá chặt có thể gây căng da đầu, dẫn đến đau đớn và khó chịu.
  • Chấn thương: Các va chạm, chẳng hạn như ca đập ở đầu có thể dẫn đến đau da đầu kéo dài.

Đau da đầu có nguy hiểm không?

Đau da đầu có thể liên quan đến nhiều bệnh lý và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị phù hợp. Việc điều trị thường phụ thuộc  vào nguyên nhân cơ bản, do đó điều quan trọng là người bệnh  nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Nếu không được điều trị phù hợp, đau da đầu có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:

  • Ảnh hưởng đến thị lực và có thể gây mù lòa
  • Đau đầu kinh niên hoặc đau đầu kéo dài
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng lây lan và các bệnh lý liên quan

Nếu nhận thấy các cơn đau da đầu, đặc biệt là các cơn đau da đầu nghiêm trọng, kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Đau da đầu điều trị như thế nào?

Các biện pháp điều trị da đầu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến các triệu chứng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện, trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Cụ thể, tùy theo mức độ nghiêm trọng của các cơn đau người bệnh có thể tham khảo các biện pháp điều trị, chẳng hạn như:

1. Áp dụng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có tính chất chống viêm, kháng khuẩn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý nhiễm trùng da đầu và ngăn ngừa các cơn đau, ngứa hiệu quả.

Người bệnh có thể tham khảo cách điều trị như sau:

  • Pha loãng 5 – 6 giọt tinh dầu tràm trà với 2 thìa cà phê dầu jojoba
  • Thoa hỗn hợp lên da đầu và massage nhẹ nhàng
  • Để yên trong 60 phút và rửa sạch với nước ấm
  • Thực hiện pháp 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất

2. Dầu dừa trị đau da đầu

Dầu dừa nguyên chất có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng và điều trị tình trạng viêm, đau, ngứa da đầu hiệu quả.

dầu dừa chữa đau da đầu
Dầu dừa nguyên chất có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ ngăn ngừa đau da đầu hiệu quả

Người bệnh có thể thực hiện biện pháp điều trị đau da đầu với dầu dừa như sau:

  • Sử dụng 1 – 2 thìa cà phê dầu dừa nguyên chất, xoa bóp lên da đầu
  • Để yên trong 30 – 60 phút
  • Gội đầu với nước sạch
  • Thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi tuần

3. Nha đam chữa đau da đầu

Nha đam có đặc tính chống viêm và làm dịu da tự nhiên, do đó thường được sử dụng để điều trị tình trạng đau da đầu. Thường xuyên sử dụng nha đam lên da cũng có thể ngăn ngừa gàu và các bệnh lý nhiễm trùng da đầu khác.

Người bệnh thực hiện các bước điều trị như sau:

  • Lấy một lượng nhỏ gel nha đam vừa chiết xuất
  • Thoa trực tiếp gel nha đam lên da đầu và để yên trong 30 – 60 phút
  • Gội sạch gel nha đam với nước sạch
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất

4. Tăng cường vitamin trong chế độ ăn uống

Người bệnh cũng có thể cải thiện tình trạng đau da đầu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin B, C và E có thể thúc đẩy da đầu và tóc phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, tăng cường vitamin cũng có thể hỗ trợ tăng tiết bã nhờn, bảo vệ da đầu khỏi các gốc tự do và cải thiện tuần hoàn máu tốt hơn.

Người bệnh có thể bổ sung vitamin từ các loại thực phẩm như cá da trơn, thịt gà, mầm lúa mì, đậu phộng, hạnh nhân, trái cây họ cam quýt, rau lá xanh, phô mai, trứng và sữa. Ngoài ra người bệnh cũng có thể trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng các viên uống bổ sung vitamin.

5. Điều trị y tế

Nếu tình trạng đau da đầu nghiêm trọng hoặc trải qua các chấn thương trên da đầu, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị như:

điều trị đau da đầu như thế nào
Trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng
  • Kem bôi da hoặc steroid: Các bệnh da liễu như chàm có thể được điều trị bằng kem bôi da và steroid tại chỗ. Nếu tình trạng da liễu nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị toàn thân.
  • Thuốc chống co giật: Mặc dù cơn đau da đầu không liên quan đến các cơn động kinh, tuy nhiên một số loại thuốc chống co giật cũng có thể được sử dụng để điều trị một số cơn đau da đầu. Bác sĩ có thể kê toa Gabapentin hoặc Carbamazepine để cải thiện các cơn đau liên quan đến thần kinh.

Tùy thuộc vào các triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tại nhà hoặc điều trị y tế để tránh các rủi ro liên quan. Trao đổi với bác sĩ để để chẩn đoán và có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Phòng ngừa đau da đầu

Vệ sinh da đầu phù hợp có thể hỗ trợ phòng ngừa tình trạng đau da đầu. Ngoài ra, người bệnh có thể phòng ngừa các triệu chứng với một số lưu ý, chẳng hạn như:

  • Không gãi da đầu: Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng chẳng hạn như bong tróc da hoặc ngứa, gãi ngứa hoặc các tác động khác lên da đầu có thể gây kích ứng và tổn thương da đầu. Thông thường gãi chỉ có thể cải thiện các triệu chứng tạm thời nhưng sẽ khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
  • Hạn chế căng thẳng: Tránh các yếu tố có thể gây căng thẳng trong cuộc sống và áp dụng các biện pháp thư giãn để hạn chế tình trạng đau da đầu.
  • Thay đổi kiểu tóc: Hạn chế tối đa các kiểu tóc đuôi ngựa hoặc thắt bím để tránh gây căng thẳng da đầu. Ngoài ra, các kiểu tóc này có thể dẫn đến rụng tóc hoặc co rút chân tóc theo thời gian và gây đau.
  • Bảo vệ da đầu khỏi ánh nắng mặt trời: Đội mũ khi ở ngoài trời để tránh gây cháy nắng và tổn thương da đầu. Nếu không thể đội mũ, người bệnh có thể xịt hỗn hợp nước và nước ép lô hội lên da đầu để chống lại tác động của ánh nắng mặt trời.

Đau da đầu có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm một số bệnh lý tiềm ẩn cần điều trị y tế. Do đó tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, đặc biệt là khi các triệu chứng kéo dài trong vài ngày. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp điều trị  và chăm sóc da đầu cụ thể.

Tham khảo thêm: 10+ cách trị nấm da đầu tại nhà hiệu quả – Mẹo dân gian

5/5 - (10 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *