Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản nhanh khỏi
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày là một tình trạng mãn tính liên quan đến nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh có thể tìm hiểu một số kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản trong bài viết bên dưới để hỗ trợ khắc phục các triệu chứng nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Thông tin cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng phổ biến, xảy ra khi các chất từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trào ngược axit có thể dẫn đến cảm giác nóng rát ở ngực, lan dần lên cổ. Cảm giác này thường được gọi là chứng ợ nóng. Trong một số trường hợp, tình trạng trào ngược có thể gây khó nuốt, dẫn đến các vấn đề về hệ hô hấp, chẳng hạn như ho mãn tính hoặc hen suyễn.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:
- Nóng trong ngực, thường là sau khi ăn và nghiêm trọng hơn vào ban đêm
- Đau ngực
- Khó nuốt
- Thức ăn hoặc chất lỏng chua thường xuyên trào ngược lên thực quản và cổ họng
- Có cảm giác có khối u bên trong cổ họng
Một số người có thể thỉnh thoảng bị trào ngược axit dạ dày 1 – 2 lần mỗi tuần. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc điều trị không kê đơn. Bên cạnh đó, người bệnh nên tìm hiểu các kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp phù hợp.
Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản nhanh chóng
Trào ngược dạ dày thực quản có thể được kích hoạt bởi một số loại thực phẩm, đặc biệt là thức ăn cay, béo hoặc có tính axit. Bên cạnh đó, đôi khi tình trạng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân tiềm ẩn và cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
Dù liên quan đến bất cứ nguyên nhân cụ thể nào, các triệu chứng trào ngược cũng gây khó chịu và bất tiện. Do đó, người bệnh trào ngược nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn cụ bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nhanh chóng, người bệnh có thể tham khảo một số kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:
1. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ thường đề nghị điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau vài tuần, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc chẳng hạn như:
- Thuốc kháng axit: Các loại thuốc này có chống lại axit dạ dày và hỗ trợ giảm đau một cách nhanh chóng, nhưng không thể làm lành các vết loét do axit gây ra. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc lâu dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như tiêu chảy và các vấn đề thận.
- Thuốc giảm sản xuất axit dạ dày: Các loại thuốc này hoạt động bằng cách giảm sản xuất axit dạ dày, hỗ trợ giảm đau và có hiệu quả lên đến 12 giờ.
- Thuốc ức chế bơm proton: Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn enzym ở thành dạ dày tạo ra axit và hỗ trợ các mô thực quản bị tổn thương có thời gian để phục hồi. Mặc dù thường được dung nạp tốt, nhưng các loại thuốc này có thể gây tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn và thiếu hụt vitamin B12. Sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông do thiếu mật độ xương.
Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ là một trong những cách tốt nhất để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày.
Có thể bạn quan tâm: Thuốc đặc trị trào ngược dạ dày của Mỹ – 5 loại tốt nhất
2. Ăn các bữa ăn nhỏ hơn
Chia nhỏ các bữa ăn là một trong những kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản nhanh hiệu quả nhất. Bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, dạ dày sẽ ít bị áp lực, căng phồng và tạo ra ít axit hơn trong dạ dày. Điều này có thể ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược. Theo một số nghiên cứu, một bữa ăn lớn, nhiều chất dinh dưỡng có thể làm tăng nồng độ axit dạ dày và tăng nguy cơ chướng bụng ở những người bị trào ngược.
Bên cạnh đó, bụng quá căng khi no cũng tạo ra nhiều áp lực vật lý lên cơ cơ thắt thực quản dưới. Điều này cho phép nhiều axit hơn trong dịch vị dạ dày chảy vào thực quản và gây trào ngược.
Để giảm nguy cơ trào ngược và đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh nên ăn 6 bữa nhỏ cách đều nhau thay vì 3 bữa chính. Ngoài ra, hạn chế tiêu thụ thức ăn có tính axit, chất béo hoặc các loại thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày.
3. Ăn chậm rãi
Hoạt động nhai khi ăn có thể gửi các tín hiệu hóa học từ dạ dày đến não. Khi dạ dày no, não sẽ phản ứng bằng cảm giác no và thỏa mãn.
Tuy nhiên có thể mất đến 15 phút để các tín hiệu ăn no truyền đến não. Do đó, khi ăn nhanh, người bệnh có nhiều nguy cơ đầy dạ dày trước khi tín hiệu no được truyền đến não. Bằng cách ăn uống chậm rãi hơn, não có thời gian để bắt kịp dạ dày và cho cơ thể biết khi nào no.
Việc nạp một lượng thức ăn vừa đủ vào dạ dày có thể giúp dạ dày không quá căng. Điều này hỗ trợ giảm thiểu các áp lực, ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược và giảm nguy cơ đau dạ dày.
Để làm chậm tốc độ ăn, người bệnh trào ngược có thể tham khảo một số quy tắc như:
- Ngồi ăn tại bàn ăn thay vì trên giường hay ghế sofa.
- Không xem TV, điện thoại hoặc máy tính khi ăn.
- Đặt đũa hoặc thìa xuống giữa các lần đưa thức ăn vào miệng.
- Nhai thức ăn chậm rãi hơn.
Ngoài ra, nếu các cố gắng thất bại, người bệnh có thể ăn bằng tay không thuận. Điều này có thể đảm bảo làm chậm tốc độ ăn uống.
4. Tránh ăn trước khi đi ngủ
Ăn vặt trước khi đi ngủ là một điều không lành mạnh đối với người bệnh trào ngược dạ dày. Khi ngủ, cơ thể cần nằm thẳng, điều này khiến trọng lực cơ thể dồn ép vào các chất trong dạ dày di chuyển về cơ cơ thắt thực quản dưới. Ăn càng nhiều thức ăn, áp lực lên cơ thực quản dưới càng cao.
Do đó, tránh ăn trước khi đi ngủ được xem là một kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả. Để tránh điều này, người bệnh nên ăn hoặc uống ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ. Nếu các triệu chứng trào ngược nghiêm trọng, người bệnh nên cân nhắc ngừng ăn uống trước ít nhất 4 giờ.
Các bữa ăn sớm hơn không chỉ đảm bảo dạ dày trống trong khi ngủ mà còn hỗ trợ giảm nồng độ axit dạ dày vào ban đêm. Điều này có thể ngăn ngừa các cơn trào ngược vào ban đêm hiệu quả.
5. Nâng cao đầu khi ngủ
Một trong những kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả là nâng cao đầu hơn dạ dày khi ngủ. Điều này có thể giúp giảm áp lực tác động lên cơ thực quản dưới và giữ các chất bên trong dạ dày không trào ngược lên thực quản.
Người bệnh có thể nâng cao đầu khi ngủ bằng một số cách như:
- Đặt gối bên dưới đầu, tốt nhất là sử dụng các loại gối xốp cứng để tránh tình trạng lún
- Đặt các khối vuông cứng hoặc gạch bên dưới chân giường ngủ
- Sử dụng gối dành cho người trào ngược dạ dày thực quản
Việc nâng cao đầu giường khi ngủ cũng có thể áp dụng cho các giấc ngủ ngắn, bao gồm giấc ngủ trưa. Điều này có thể ngăn ngừa các cơn ợ nóng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tham khảo thêm: Bị trào ngược dạ dày khi ngủ có sao không, làm sao hết?
6. Tránh sử dụng các thực phẩm kích hoạt ợ nóng
Một số loại thực phẩm nhất định có thể dẫn đến các triệu chứng ợ nóng bằng cách tăng lượng axit dạ dày hoặc khiến cơ thực quản dưới thư giãn. Bên cạnh đó một số loại thực phẩm có thể gây kích thích niêm mạc thực quản và gây trào ngược, chẳng hạn như các loại trái cây họ cam quýt, cà phê và một số loại nước trái cây.
Rượu và một số thực phẩm chứa cồn đặc biệt cần tránh đối với người trào ngược dạ dày thực quản. Rượu được cho là có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và làm giãn cơ co thắt thực quản, khiến axit trào ngược vào thực quản.
Người bệnh trào ngược có thể giữ một quyển nhật ký các loại thực phẩm có thể gây kích ứng và trào ngược để tránh sử dụng.
7. Mặc quần áo phù hợp
Quần áo ôm sát, đặc biệt là bó chặt ở bụng có thể chèn ép lên dạ dày và đẩy thức ăn về cơ co thắt thực quản. Các bộ quần áo bó sát có thể làm tăng nguy cơ trào ngược ngay cả khi người bệnh không bị trào ngược dạ dày.
Theo nguyên tắc chung, tốt nhất người bệnh nên tránh các loại quần áo bó sát, áo lót trơn, quần tập yoga hoặc các loại quần áo bó sát khác khi bị trào ngược. Thay vào đó, chọn các loại quần áo rộng rãi, áo sơ mi để tránh các triệu chứng trào ngược.
8. Bỏ hút thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ có thể khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản trở nên nghiêm trọng hơn. Người hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động đều có thể gây kích ứng lên thực quản và dẫn đến các triệu chứng trào ngược.
Do đó, từ bỏ thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá có thể hỗ trợ ngăn ngừa cơn ợ nóng.
Ngoài ra hút thuốc lá có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn lưu trong dạ dày lâu hơn, đồng thời giảm sản xuất axit cần thiết để trung hòa axit dạ dày. Theo thời gian, khói thuốc lá có thể làm giảm chức năng tổng thể của cơ co thắt thực quản dưới.
Bỏ hút thuốc lá không phải là điều dễ dàng nhưng có nhiều lợi ích hơn rủi ro. Bỏ thuốc không chỉ cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày mà còn giảm nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm ung thư thực quản. Nếu người bệnh gặp khó khăn khi bỏ thuốc lá, hãy trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc hỗ trợ cai thuốc lá theo toa hoặc các biện pháp khác.
9. Bổ sung các loại thực phẩm điều trị trào ngược dạ dày
Các loại thực phẩm tiêu thụ có thể tác động đến lượng axit mà dạ dày tạo ra để tiêu thụ thức ăn. Ăn các loại thực phẩm là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng trào ngược và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
Không có loại thực phẩm nào có thể điều trị tình trạng trào ngược. Tuy nhiên một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Cụ thể các loại thực phẩm bao gồm:
- Rau: Rau thường ít chất béo, đường tự nhiên và giúp giảm axit dạ dày. Các loại rau tốt nhất cho người bệnh trào ngược bao gồm đậu xanh, bông cải xanh, măng tây, súp lơ trắng, rau lá màu xanh, khoai tây và dưa chuột.
- Gừng: Gừng có đặc tính chống viêm tự nhiên và là cách điều trị tình trạng trào ngược tại nhà hiệu quả. Người bệnh có thể thêm củ gừng mài hoặc thái lát mỏng vào công thức nấu ăn hoặc đồ uống để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
- Bột yến mạch: Bột yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ và có thể cải thiện các triệu chứng trào ngược hiệu quả.
- Thịt nạc và hải sản: Các loại thịt như thịt gà, gà tây, cá, hải sản thường ít chất béo và có thể cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Chất béo lành mạnh: Các nguồn chất béo lành mạnh bao gồm bơ, quả óc chó, hạt lanh, dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương là các chất béo không bão hòa. Giảm lượng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và thay thế bằng các chất béo không bão hòa được xem là lành mạnh với người bị trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng phổ biến, có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc, biện pháp khắc phục tại nhà và điều chỉnh phong cách sống. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tìm hiểu một số kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả, nhanh chóng để rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các phương pháp điều trị.
Tham khảo thêm: Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Uống gì ? Và kiêng gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!