Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Uống gì ? Và kiêng gì?
Nội dung bài viết
Các thực phẩm và đồ uống có khả năng trung hòa axit thường được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn của người trào ngược dạ dày, giúp cải thiện triệu chứng bệnh một cách tự nhiên. Vậy bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Dưới đây là danh sách các loại đồ ăn thức uống nên và không sử dụng trong thời gian điều trị bệnh.
Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Một số thực phẩm có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên nên được ưu tiên sử dụng. Trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày không thể thiếu những thực phẩm dưới đây:
1. Bông cải xanh
Bông cải xanh vốn được các bà nội trợ rất ưu chuộng vì nó có nhiều tác dụng quý với sức khỏe. Thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, sắt, đồng, kẽm cùng nhiều vi chất dinh dưỡng khác. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, khó tiêu, đầy bụng – những triệu chứng thường gặp khi bị trào ngược dạ dày.
Ngoài ra, bông cải xanh còn cung cấp sulforaphane. Nghiên cứu cho thấy sulforaphane có khả năng ức chế sự phân chia tế bào của vi khuẩn Hp và giảm thiểu tác hại của chúng tới dạ dày. Trong khi đó, vi khuẩn Hp được xác định là thủ phạm của hầu hết các ca bệnh bệnh trào ngược axit cũng như các bệnh lý khác ở dạ dày.
2. Bộ yến mạch giảm tiết axit dạ dày
Người bị trào ngược dạ dày thường có biểu hiện bị dư thừa axit quá mức. Axit là thành phần chủ yếu của dịch vị dạ dày. Nó được sản xuất ra nhằm mục đích giúp dạ dày tiêu hóa các thức ăn được nạp vào hàng ngày. Khi không được sử dụng hết, axit có thể trào ngược lên trên gây kích ứng niêm mạc thực quản, ợ chua, ợ nóng….
Với thành phần chất xơ và tinh bột dồi dào, bột yến mạch có khả năng thấm hút bớt lượng axit dư thừa, qua đó giảm thiểu nguy cơ bị trào ngược. Bạn có thể sử dụng thực phẩm này để nấu cháo, nấu súp hay thêm vào ly sữa nóng. Đây là những gợi ý lý tưởng cho bữa sáng của người bị trào ngược dạ dày.
3. Rau cải bó xôi
Rau cải bó xôi chính là một gợi ý cho thắc mắc người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì. Ngoài việc cung cấp nguồn chất xơ, nước, protein, vitamin K, lutein dồi dào, loại rau này còn bổ sung chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu tác hại của axit, vi khuẩn và các gốc tự do tới niêm mạc dạ dày thực quản, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương viêm và cải thiện hệ miễn dịch cho đường ruột.
Từ rau cải bó xôi, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn như luộc, xào thịt bò hay nấu canh với thịt bằm… Hãy thêm loại rau này vào thực đơn 3- 4 lần trong tuần để góp phần đẩy lùi bệnh trào ngược dạ dày một cách tự nhiên.
4. Gia vị có tính kháng viêm, giảm tiết axit
Chẳng hạn như gừng hay nghệ. Trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày không thể thiếu các loại gia vị này.
Gừng được biết đến với khả năng kháng viêm mạnh mẽ. Nó giúp ức chế các cơ co thắt trong dạ dày, qua đó giảm đau bụng, buồn nôn, ợ hơi. Đồng thời gừng còn có tác dụng trung hòa axit, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng.
Trong khi đó, nghệ sở hữu nguồn curcumin phong phú. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng làm giảm hoạt động của vi khuẩn Hp, ức chế quá trình sản xuất axit ở dạ dày, đồng thời làm nhanh lành tổn thương trong dạ dày thực quản do ảnh hưởng của hiện tượng trào ngược axit.
5. Rau bắp cải
Bị bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì? Nhiều người cứ mãi thắc mắc về vấn đề này mà không biết rằng bắp cải, một loại rau dân giã có mặt trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt lại có nhiều lợi ích tuyệt với đối với căn bệnh này.
Rau bắp cải chứa nhiều kali, magie và đặc biệt là vitamin U có khả năng làm nhanh lành tổn thương ở các cơ quan bị ảnh hưởng, đồng thời giảm ợ nóng, ợ chua, làm sạch đường ruột và cải thiện chứng khó tiêu thường gặp ở những người bị trào ngược dạ dày.
Có nhiều cách chế biến rau bắp cải. Bạn có thể ép nước uống hoặc luộc hay nấu dùng trong bữa ăn như các loại rau thông thường khác. Tuy nhiên cần lưu ý rằng vitamin U trong bắp cải có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao hoặc khi đun nấu quá lâu. Bạn chỉ nên nấu bắp cải vừa chín tới là được.
6. Thực phẩm chứa nhiều omega 3
Omega 3 là một loại chất béo lành mạnh được tìm thấy nhiều trong các loại cá béo, dầu hướng dương, dầu ô liu, hạt lanh hay hạt óc chó. Sử dụng các thực phẩm này thường xuyên trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày không chỉ giúp tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thực phẩm mà chúng còn hoạt động như một loại thuốc kháng viêm tự nhiên, giúp ức chế phản ứng viêm ở niêm mạc dạ dày thực quản.
Bên cạnh đó, omega 3 cũng là nguồn năng lượng hữu ích giúp người bệnh bớt mệt mỏi, căng thẳng, cải thiện trí nhớ và sức khỏe tim mạch.
7. Người bị bệnh trào ngược dạ dày nên ăn các loại khoai
Khoai tây hay khoai lang cũng nằm trong danh sách các thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Chúng cung cấp nhiều chất xơ hòa tan giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm lượng axit dạ dày bị dư thừa và cải thiện các dấu hiệu khó chịu khác có liên quan đến bệnh trào ngược.
Thêm vào đó, các thành phần vitamin, protein, sắt hay kali được tìm thấy trong củ khoai còn giúp củng cố khả năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể cho người bệnh.
8. Lòng trắng trứng
Nhiều người cứ nghĩ lòng đỏ trứng sẽ tốt hơn lòng trắng nhưng đối với người bị trào ngược dạ dày thì hoàn toàn ngược lại. Trong lòng trắng cũng chứa nhiều protein, canxi, các loại acid amin và Lecithin nhưng lại rất ít chất béo. Các thành phần dưỡng chất trên có khả năng kích thích tái tạo tế bào mới, rút ngắn thời gian hồi phục của tổn thương trong thực quản và dạ dày
Người bệnh được khuyến cáo nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng nếu không muốn triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
9. Măng tây
Với nồng độ pH nằm trong khoảng từ 7.0 – 7.5, măng tây có khả năng kiềm hóa, trung hòa nồng độ axit trong dịch vị. Điều này vô cùng có lợi cho người bị trào ngược dạ dày.
Người bệnh nên thêm ngay thực phẩm này vào trong bữa ăn để có thể kiểm soát tốt bệnh và giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng viêm loét dạ dày thực quản do trào ngược axit gây ra.
10. Protein thực vật
Protein là vật liệu cần thiết cho quá trình tái tại các mô mới để sửa chữa tổn thương trong dạ dày thực quản. Người bệnh được khuyến cáo nên bổ sung protein lành mạnh có nguồn gốc từ thực vật bởi chúng dễ tiêu hóa, không làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
Đứng đầu danh sách các thực phẩm cung cấp nhiều protein thực vật nhất bao gồm: Đậu năng, đậu nành, hạt hạnh nhân, rau bina, cải bẹ xanh, cải rổ…
11. Trào ngược dạ dày nên ăn rau cải xoong
Rau cải xoong có tính kiềm khá mạnh với độ pH nằm trong khoảng từ 8,5 – 9,5. Chính nhờ đặc tính này mà rau cải xoong có thể giảm bớt được một lượng lớn axit trong dạ dày. Hãy cân nhắc sử dụng loại rau này trong thực đơn vài lần trong tuần nếu bạn đang gặp rắc rối với chứng trào ngược dạ dày.
Tham khảo thêm: 12+ cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà nhanh, đơn giản, hiệu quả
12. Sữa chua
Ngoài protein lành mạnh, sữa chua còn cung cấp cho đường ruột một lượng lớn probiotics. Chúng là những loại vi khuẩn có ích cho đường ruột đảm nhận nhiệm vụ duy trì hoạt động tiêu hóa thức ăn và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, bao gồm cả vi khuẩn Hp gây trào ngược dạ dày.
Thói quen ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày còn là mẹo đơn giản để người bị trào ngược dạ dày tránh được hiện tượng ăn không tiêu, đầy bụng, chướng hơi, nóng rát thực quản.
13. Chuối
Chuối bổ sung chất xơ hòa tan pectin và kali giúp tăng cường chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, cân bằng điện giải cho các trường hợp thường xuyên bị nôn ói do ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày.
Ngoài ra, chuối cung cấp nhiều dưỡng chất khác có lợi cho người bị trào ngược dạ dày như:
- Vitamin C: Tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm và làm nhanh lành vết loét trong dạ dày
- Dopamine: Chất này có khả năng cải thiện tâm trạng, giúp người bệnh giảm bớt lo lắng, căng thẳng. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, tránh stress có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
- Catechin: Đây là một chất chống oxy hóa được tìm thấy nhiều trong chuối. Nó giúp hạn chế tổn thương ở niêm mạc dạ dày và thực quản khi tiếp xúc với axit.
Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì?
Hạn chế một số thực phẩm dưới đây có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh trào ngược axit và tránh được các tổn thương nghiêm trọng cho dạ dày.
1. Thực phẩm có tính axit
Cam, xoài, chanh, quýt hay các thực phẩm muối chua đều chứa một lượng lớn axit. Chúng không chỉ làm tăng nồng độ axit trong dạ dày mà còn khiến người bệnh có nguy cơ bị viêm loét dạ dày thực quản cao. Hãy loại bỏ nhóm thực phẩm này ra khỏi thực đơn và sau khi đã chữa khỏi thì cũng không nên ăn quá nhiều sẽ khiến bệnh dễ dàng tái phát trở lại.
2. Đường, bánh kẹo ngọt
Các thức ăn ngọt khi vào trong đường ruột sẽ bị lên men khiến cho người bệnh bị ợ hơi, chướng bụng nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó, đường còn làm tăng phản ứng viêm ợ dạ dày và thực quản.
3. Đồ mặn
Cảm giác nóng rát ở khu vực thượng vị và cổ họng có thể tăng lên nếu người bị trào ngược dạ dày ăn quá nhiều muối hoặc thức ăn mặn. Ngoài ra, ăn đồ mặn còn gây mất nước, táo bón, khiến hệ tiêu hóa hoạt động trì trệ.
4. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể gây khó tiêu, đầy bụng, làm tăng gánh nặng cho dạ dày và cơ vòng thực quản dưới. Vì vậy trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày cần hạn chế các món chiên xào, thịt mỡ hay đồ ăn chế biến sẵn.
5. Các món cay
Thói quen ăn cay, sử dụng các món ăn chứa nhiều tiêu, ớt hay các gia vị cay khác là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Khi tiếp xúc với niêm mạc ruột, chúng gây kích ứng tạo ra các cơn đau ở dạ dày, đồng thời làm tăng tiết axit khiến bệnh ngày càng khó kiểm soát.
Đừng bỏ qua: 10+ thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất
Trào ngược dạ dày uống gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng được thực đơn lý tưởng, người bệnh cũng được khuyến cáo nên đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nước rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa và có thể giúp giảm nhẹ hiện tượng trào ngược axit.
Dưới đây là các loại đồ uống tốt cho người bị trào ngược dạ dày:
1. Nước lọc
Nước lọc có độ pH trung tính nên khi sử dụng sẽ giúp giảm bớt nồng độ axit của dịch vị, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.
Người bệnh nên uống nước đã được đun sôi để nguội. Duy trì uống đều đặn nhiều lần trong ngày bất kể lúc nào. Đừng để đến khi bản thân thấy khát mới đi lấy nước uống.
2. Nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt cung cấp nhiều chất xơ, vitamin A, K giúp duy trì chức năng hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, khắc phục các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, khó tiêu.
Mặc dù tốt nhưng uống nước ép cà rốt quá nhiều có thể gây vàng da và một số tác dụng phụ khác. Người bị trào ngược dạ dày chỉ nên uống 2 – 3 ly mỗi tuần.
3. Nước khoáng chứa kiềm
Người bị trào ngược dạ dày cũng có thể uống các loại nước khoáng tự nhiên có kiềm để thay thế cho một phần nước lọc trong ngày. Chất kiềm có trong nước khoáng khi vào trong sẽ hoạt động bằng cách trung hòa axit và bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày
4. Sữa đã được tách béo hoàn toàn
Chất béo có trong các loại sữa bò nguyên chất có thể gây khó tiêu và khiến các cơ co thắt thực quản dưới bị nởi lỏng, tạo điều kiện cho axit bị rò rỉ ngược lên trên. Điều này có thể khiến bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng.
Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể uống được sữa nhưng phải là loại đã trải qua công đoạn tách béo hoàn toàn, tốt nhất là sữa dê. Ngoài ra có thể thay thế bằng các loại sữa hạt, chẳng hạn như sữa óc chó, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân…
5. Trà thảo mộc
Đây chính là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc trào ngược dạ dày uống gì? Nhiều loại trà thảo mộc có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm các tác hại của bệnh trào ngược axit. Nhâm nhi 2 -3 tách trà thảo mộc mỗi ngày còn giúp thần kinh thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi và mang đến cho người bệnh một giấc ngủ ngon hơn.
- Trà gừng mật ong
- Trà hoa cúc
- Trà cam thảo
- Trà bồ công anh…
Một số loại thảo mộc có thể tương tác, làm giảm tác dụng của các thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày do bác sĩ kê đơn. Vì vậy, hãy thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại trà nào.
6. Nước ép trái cây
Ngoại trừ các loại nước ép có vị chua thì người bệnh hoàn toàn có thể uống nước ép trái cây để bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Tốt nhất là nước ép từ dưa hấu, lê hay táo. Chúng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng tố cần thiết cho sức khỏe, duy trì hoạt động tiêu hóa ở dạ dày.
Mỗi ngày, người bị trào ngược axit nên uống 1 – 2 ly nước ép trái cây kết hợp cùng các loại nước khác nhằm đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ chất lỏng.
7. Nước dừa
Loại nước này chứa axit lauric. Chất này khi được cơ thể hấp thu sẽ được chuyển hóa thành monolaurin có khả năng diệt khuẩn, kháng virus, tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh. Ngoài ra uống nước dừa còn giúp bổ sung chất điện giải, pha loãng axit dạ dày và cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy.
Để có được những tác dụng tuyệt vời trên, người bị trào ngược dạ dày có thể uống 1 – 2 quả dừa mỗi ngày. Tuy nhiên các trường hợp đang có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu nên thận trọng khi uống nước dừa. Người vừa đi nắng về hoặc mới tham gia các hoạt động thể thao cũng không nên uống nước dừa liền.
Các thức uống cần tránh khi bị trào ngược dạ dày
Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi sử dụng các loại đồ uống có tính kích thích sau:
- Bia, rượu: Chất cồn trong bia rượu có thể làm giãn cơ vòng tâm vị khiến cho axit có cơ hội trào ngược lên trên. Thêm vào đó, các thức uống có cồn này còn gây kích thích niêm mạc ruột và làm tăng tiết axit.
- Nước ngọt có gas: Khí gas có thể làm tăng nặng các triệu chứng chướng hơi và khiến dạ dày bị căng tức, từ đó làm tăng áp lực lên cơ co thắt dưới thực quản. Đây chính là điều kiện thuận lợi để thức ăn cũng như axit trong dạ dày len lỏi ngược lên trên thực quản.
- Thức uống chứa caffein: Bao gồm nước trà đặc, cà phê, nước ca cao hay nước soda. Chúng chứa nhiều caffein – một chất có thể gây kích thích các cơ trơn co bóp mạnh đẩy axit trào lên thực quản.
- Nước ép từ trái cây có vị chua: Chẳng hạn như nước ép cam, xoài hay quýt. Chúng có tính axit cao nên có thể khiến bệnh trào ngược dạ dày bùng phát dữ dội hơn.
Những điều cần tuân thủ trong ăn uống khi bị trào ngược dạ dày
Trong ăn uống hàng ngày, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Ưu tiên các món ăn được chế biến theo hình thức hấp, luộc hay hầm nhừ để dạ dày dễ tiêu hóa
- Không ăn quá no
- Tránh đi nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn
- Không uống nhiều nước cùng lúc mà nên uống từ từ từng chút một và uống nhiều lần trong ngày.
- Chia nhỏ các bữa lớn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giảm tải cho dạ dày và đảm bảo cơ thể vẫn được nạp đủ năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng.
- Ăn một cách chậm rãi, nhai kỹ trước khi ăn
- Không ăn quá khuya. Bữa tối nên ăn trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng.
Bài viết trên đây vừa cùng bạn đi sâu vào tìm hiểu bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì. Hãy bắt tay vào xây dựng một thực đơn hoàn chỉnh, cố gắng tuân thủ thực hiện và kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để chứng trào ngược axit không còn là nỗi ám ảnh của bạn.
Bạn nên tham khảo thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!