Các xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày chính xác

Các xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày nhằm mục tiêu kiểm tra các triệu chứng và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tham khảo một số xét nghiệm chẩn đoán phổ biến, chính xác trong bài viết bên dưới.

xét nghiệm trào ngược dạ dày
Đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày và điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Khi nào cần xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên ống thực quản. Axit dạ dày có thể gây kích thích ống thực quản gây đau họng và buồn nôn.

Trào ngược dạ dày nhẹ là tình trạng xảy ra ít nhất hai một tuần. Hầu hết mọi người có thể kiểm soát sự khó chịu khi bị trào ngược. Tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh có thể cần sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Đau quai hàm hoặc cánh tay trên
  • Các triệu chứng trào ngược xảy ra thường xuyên hoặc nghiêm trọng
  • Sử dụng thuốc điều trị không kê đơn nhiều hơn 2 lần mỗi tuần

Bác sĩ có thể xác định các triệu chứng thông qua mô tả của người bệnh. Tuy nhiên đôi khi bác sĩ có thể yêu cần xét nghiệm hoặc kiểm tra thực quản thông qua nội soi để xác định nguyên nhân trào ngược.

Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày

Thông thường tình trạng trào ngược dạ dày thực quản cấp tính có thể được chẩn đoán thông qua các triệu chứng và lịch sử y tế của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh mô tả chế độ ăn uống và các loại thuốc đang sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán.

Nếu không thể xác định được nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng trào ngược, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày. Cụ thể các xét nghiệm bao gồm:

1. Nội soi đường tiêu hóa trên

Để thực hiện nội soi dạ dày, bác sĩ sử dụng máy nội soi (dụng cụ dài, mỏng, linh hoạt) để kiểm tra bên trong hệ thống tiêu hóa trên. Nội soi thường được chỉ định để kiểm tra các triệu chứng như đau bụng hoặc đau ngực, buồn nôn, nôn, ợ nóng hoặc xuất huyết tiêu hóa trên.

xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày
Nội soi dạ dày có thể xác định tình trạng trào ngược hiệu quả

Nội soi tiêu hóa trên là một thủ tục phổ biến, được thực hiện ngoại trú để kiểm tra bên trong của hệ thống tiêu hóa trên. Quy trình nội soi được thực hiện để xác định nguyên nhân của các triệu chứng như:

  • Ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày
  • Đau bụng hoặc đau ngực
  • Xuất huyết dạ dày hoặc nôn ra máu
  • Rối loạn cơ chế nuốt

Ngoài ra, nội soi cũng có thể xác định viêm, loét và các khối u ở hệ thống tiêu hóa. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể lấy một mẫu mô ở hệ thống tiêu hóa (sinh thiết) và kiểm tra ở phòng thí nghiệm để xác định các vấn đề liên quan khác.

Nội soi tiêu hóa là một thủ thuật đơn giản, tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các việc cần chuẩn bị cũng như thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe để đảm bảo an toàn khi nội soi.

2. Chụp X – quang đường tiêu hóa trên

Các xét nghiệm X – quang tiêu hóa thường liên quan đến việc sử dụng các máy chụp X – quang có chất cản quang để xác định các vấn để bên trong đường tiêu hóa. Thủ thuật này thường được sử dụng để xét nghiệm trào ngược dạ dày, rối loạn toàn bộ hệ thống tiêu hóa, đau dạ dày, rối loạn nuốt, sụt cân không rõ lý do, nôn mửa, có khối u đường ruột hoặc các vấn đề liên quan đến đại tràng.

Các xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày cụ thể bao gồm:

  • Nội soi huỳnh quang: Là xét nghiệm sử dụng tia X để xác định các chuyển động ở đường tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già (đại tràng) và trực tràng. Kết quả xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định các bất thường về kích thước, hình dạng, vị trí và hoạt động ở các cơ quan này.
  • Barium thực quản: Đối với xét nghiệm này, bệnh nhân uống một dung dịch tương phản có chứa bari. Khi barium đi qua đường tiêu hóa sẽ giúp bác sĩ xác định các vấn đề ở thực quản, dạ dày và một phần của ruột non. Xét nghiệm này được sử dụng để chẩn đoán tình trạng trào ngược, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa không rõ nguyên nhân, giảm cân hoặc chảy máu dạ dày.

3. Kiểm tra nồng độ pH thực quản

Xét nghiệm này dùng để đo nồng độ pH trong thực quản của người bệnh. Để thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sử dụng một ống dài nhỏ, mỏng và linh hoạt có gắn thiết bị cảm nhận axit ở đầu, đưa từ từ vào mũi của người bệnh, xuống thực quản và cách cơ thắt thực quản dưới khoảng 5 cm.

Phần cuối của thiết bị kiểm tra nồng độ pH sẽ được kết nối với một máy ghi âm cầm tay đeo trên thắt lưng hoặc qua vai của người bệnh. Thiết bị này sẽ có một nút để người bệnh đánh dấu một số sự kiện nhất định.

Xét nghiệm này sẽ được thực hiện trong 24 giờ hoặc 48 giờ, phụ thuộc vào tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Chăm sóc bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản
Kiểm tra nồng độ pH dạ dày để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh trào ngược axit

Kiểm tra nồng độ pH thực quản là một xét nghiệm kéo dài ít nhất trong 24 giờ. Do đó, trước khi thực hiện thử nghiệm người bệnh cần lưu ý các vấn đề như:

  • 7 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh không được dùng thuốc ức chế bơm proton như Prilosec, Prevacid hoặc Aciphex.
  • Trong vòng 2 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh cần ngưng sử dụng thay đổi thời gian sử dụng thuốc chẹn H2 như Zantac hoặc thuốc vận động như Reglan.
  • 6 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm không được sử dụng thuốc kháng axit để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • 4 – 6 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì

Sau khi thực hiện kiểm tra nồng độ pH, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không tắm vòi sen hoặc tắm bồn để tránh làm ướt và hỏng thiết bị theo dõi.
  • Ăn các bữa ăn thường xuyên như các bữa ăn thông thường. Nếu người bệnh không ăn gì, dạ dày không sản xuất axit như bình thường và gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Cố gắng ngồi hoặc đứng thẳng suốt cả ngày và chỉ nằm khi đi ngủ.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ghi nhận các triệu chứng thông qua máy ghi âm ở vai hoặc lưng.
  • Người bệnh sẽ trở lại bệnh viện hoặc phòng khám của bác sĩ sau 24 – 48 giờ. Bác sĩ sẽ lấy thông tin từ thiết bị và tiến hành chẩn đoán các bệnh lý.

4. Nhân trắc học thực quản

Nhân trắc thực quản là một thử nghiệm nuốt giúp bác sĩ xác định thực quản có di chuyển thức ăn xuống dạ dày bình thường hay không. Xét nghiệm này được thực hiện để xác định các bệnh lý liên quan đến tình trạng:

  • Khó nuốt
  • Đau khi nuốt
  • Chứng ợ nóng hoặc nôn mửa
  • Đau ngực

Để thực hiện nhân trắc học thực quản, bác sĩ sẽ luồn một ống dài và mỏng vào thực quản để xác định cách thực quản di chuyển hoặc tình trạng trào ngược axit.

5. Đo áp lực thực quản

Đo áp lực thực quản có thể được chỉ định để xét nghiệm trào ngược dạ dày. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ bôi chất gây tê bên trong mũi, sau đó đưa một ống hẹp, linh hoạt thông qua mũi, vào thực quản và dạ dày của người bệnh.

Khi ống nằm đúng vị trí, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh nằm nghiêng bên trái để cảm biến có thể đo được áp lực tác động lên các khu vực khác nhau ở bên trong thực quản và dạ dày. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh uống một vài ngụm nước để tăng hiệu quả của xét nghiệm.

Các cảm biến trên ống xét nghiệm có thể ghi lại các cơn co thắt ở thực quản và các áp lực khi nuốt thức ăn. Thông thường xét nghiệm này có thể mất khoảng 20 – 30 phút.

Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu trào ngược, người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa các triệu chứng trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược axit dạ dày có thể dẫn đến tình trạng ợ nóng, khó tiêu, khó nuốt, có cảm giác thức ăn mắc vào cổ họng, đau dạ dày và một số vấn đề liên quan khác. Đây là một tình trạng mãn tính, do đó bên cạnh việc điều trị, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề bao gồm:

bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gerd)
Không hút thuốc có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày
  • Giảm cân và duy trì trọng lượng khỏe mạnh
  • Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên thay vì bữa ăn lớn
  • Giảm các chất béo tiêu thụ bằng cách giảm lượng bơ, dầu, nước trộn salad, nước thịt, thịt mỡ và các sản phẩm béo như kem, phô mai và sữa
  • Ngồi hoặc đứng thẳng lưng trong 45 – 60 phút sau khi ăn để tránh tình trạng trào ngược
  • Tránh ăn trước khi đi ngủ, bữa ăn tối nên kết thúc trước khi đi ngủ ít nhất là 3 giờ
  • Cố gắng không mặc quần áo bó sát ở vùng bụng, điều này có thể gây chèn ép dạ dày và đẩy axit trào ngược lên thực quản
  • Khi ngủ nâng cao đầu giường lên khoảng 8 – 10 cm, sử dụng gối dành riêng cho người trào ngược dạ dày để cải thiện các triệu chứng
  • Không hút thuốc
  • Tránh các tác nhân gây trào ngược như trái cây họ cam quýt, nước sốt cà chua, thực phẩm cay, thực phẩm béo hoặc chiên, đồ uống có cồn, nước ngọt hoặc đồ uống có ga, caffeine, sôcôla, tỏi và hành tây.

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến và có thể dẫn đến nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm trào ngược dạ dày và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để tránh khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Chữa trào ngược tại Thuốc dân tộc
Giới chuyên môn gọi đây là "giải pháp vàng" trong chữa trào ngược dạ dày. Bệnh nhân côi đây là "cứu cánh" giúp thoát khỏi mọi ám ảnh phiền toái do bệnh tật gây nên.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *