Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Và Cách Trị

Trào ngược dạ dày gây ho là tình trạng tương đối phổ biến và có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng này nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

trào ngược dạ dày có gây ho không
Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến ho mãn tính

Trào ngược dạ dày có gây ho không?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích thích niêm mạc mô, dẫn đến chứng ợ nóng hoặc cảm giác nóng rát ở ngực.

Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường trở nên nghiêm trọng theo thời gian nếu không được điều trị phù hợp. Triệu chứng phổ biến nhất là ợ nóng, có cảm giác nóng rát ở ngực và dạ dày. Tuy nhiên, một số người bệnh cũng có thể bị ợ hơi, khò khè, khó nuốt hoặc ho mãn tính.

Mặc dù trào ngược dạ dày không phải là nguyên nhân chính dẫn đến ho nhưng có ít nhất 25% các trường hợp ho mãn tính có liên quan đến tình trạng trào ngược. Bên cạnh đó, những người trào ngược dạ dày gây ho thường không có các triệu chứng phổ biến như ợ nóng hoặc buồn nôn.

Ho mãn tính có thể được gây ra bởi tình trạng trào ngược dạ dày có axit hoặc không có axit dạ dày. Mối liên kết giữa bệnh trào ngược dạ dày và ho không rõ ràng. Nhưng các bác sĩ cho biết trào ngược dạ dày có thể là một trong những nguyên nhân gây ho.

Trào ngược dạ dày gây ho như thế nào?

Trào ngược dạ dày có thể gây ho hoặc làm nghiêm trọng tình trạng ho. Trào ngược dạ dày gây ho có thể liên quan đến hai nguyên nhân phổ biến sau:

  • Ho xảy ra như một phản xạ khi axit dạ dày trong thực quản tăng lên.
  • Trào ngược dạ dày khiến thức ăn di chuyển lên ống thực quản và khiến axit dạ dày nhỏ giọt vào cổ họng hoặc dây thanh quản. Tình trạng này được gọi là trào ngược thanh quản. Trào ngược thanh quản có thể dẫn đến ho như một cơ chế phản xạ bảo vệ thanh quản khỏi axit dạ dày.
chữa trào ngược dạ dày gây ho
Ho tương tự như một cơ chế phản xạ bảo vệ cổ họng khi trào ngược axit dạ dày

Trào ngược thanh quản còn được gọi là trào ngược dạ dày không triệu chứng. Khi axit dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản có thể gây viêm và dẫn đến dấu hiệu như:

  • Ho
  • Khàn tiếng
  • Có đờm trong cổ họng
  • Có cảm như có vật mắc kẹt trong cổ họng

Dấu hiệu nhận biết ho do trào ngược dạ dày

Ho là một vấn đề có liên quan đến hệ thống hô hấp nhưng đôi khi ho có thể liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày. Một số triệu chứng nhận biết tình trạng ho do trào ngược dạ dày thường bao gồm:

  • Ho chủ yếu xuất hiện sau bữa ăn hoặc vào ban đêm
  • Ho xuất hiện khi người bệnh đang nằm
  • Ho dai dẳng ngay cả khi không có các nguyên nhân phổ biến như hút thuốc, mắc một số bệnh lý hoặc sử dụng một số loại thuốc
  • Ho mà không có tiền sử bệnh hen suyễn hoặc hội chứng chảy dịch mũi sau
  • Ho mãn tính nhưng chụp X – quang phổi không có dấu hiệu bệnh
trào ngược dạ dày gây ho đờm
Ho do trào ngược dạ dày thường trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh nằm

Chẩn đoán tình trạng trào ngược dạ dày gây ho đờm

Ho do trào ngược dạ dày thường khó chẩn đoán bởi vì không có các dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra lịch sử bệnh án chi tiết để đánh giá các triệu chứng của người bệnh.

Các tốt nhất để chẩn đoán tình trạng ho do trào ngược là theo dõi nồng độ pH. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách đặt một đầu dò vào mũi để đo nồng độ pH ở thực quản.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thuốc ức chế bơm proton để kiểm tra tình trạng ho có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày hơn không. Nếu các triệu chứng được cải thiện sau một khoảng thời gian sử dụng thuốc, người bệnh khả năng bị trào ngược dạ dày.

Điều trị trào ngược dạ dày gây ho

Chữa trào ngược dạ dày gây ho thường nhằm mục đích hạn chế tình trạng trào ngược và ngăn các cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của trào ngược hoặc ho, người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị như:

1. Thay đổi phong cách sống

Những người bị ho mãn tính do trào ngược axit dạ dày có thể thay đổi lối sống như một cách điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản tại nhà. Một số biện pháp phổ biến như:

trào ngược dạ dày gây ho
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược axit và gây ho
  • Duy trì chỉ số cơ thể (BMI) khỏe mạnh có thể hỗ trợ làm giảm một số áp lực tác động lên dạ dày, hỗ trợ giảm lượng axit dư thừa và ngăn ngừa ho.
  • Mặc quần áo thoải mái có thể giảm áp lực lên dạ dày hạn chế tình trạng trào ngược gây ho.
  • Không hút thuốc, bởi vì thuốc lá làm tăng nguy cơ trào ngược và ho mãn tính.
  • Ăn chậm và tránh việc ăn quá nhiều, dùng các bữa ăn nhỏ thay vì một bữa ăn lớn. Một bữa ăn lớn có thể ức chế cơ co thắt thực quản dưới (LES) và dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày gây ho.
  • Không nên nằm xuống sau khi ăn, điều này có thể làm tăng nguy cơ trào ngược. Đi bộ nhẹ nhàng hoặc chỉ nằm sau ít nhất là 3 giờ kể từ lúc ăn.
  • Nâng cao đầu giường hoặc gối nằm có thể giảm lượng axit trào ngược gây ho và hỗ trợ giấc ngủ của người bệnh.

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Một số loại thực phẩm có thể kích thích và làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống như mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho. Các loại thực phẩm cần tránh bao gồm:

  • Rượu
  • Caffeine
  • Chocolate
  • Các loại trái cây họ cam, quýt
  • Thực phẩm chiên
  • Tỏi
  • Thực phẩm giàu chất béo
  • Cây bạc hà
  • Hành
  • Thức ăn cay
  • Cà chua và các sản phẩm từ cà chua

Các loại thực phẩm kích hoạt tình trạng trào ngược thường không giống nhau giữa các đối tượng bệnh. Do đó, người bệnh có thể ghi lại nhật ký các loại thực phẩm và triệu chứng liên quan để tìm ra các loại thực phẩm gây kích ứng.

ho do trào ngược dạ dày
Hạn chế tiêu thụ rượu có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ho do bệnh trào ngược dạ dày

3. Thuốc

Một số loại thuốc có thể được sử dụng để chữa tình trạng ho do trào ngược dạ dày. Các loại phổ biến bao gồm:

  • Thuốc kháng Axit: Các loại thuốc này có thể hạn chế sản xuất axit dư thừa, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày gây ho.
  • Thuốc kháng Histamine: Đây là loại thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa phổ biến nhưng thuốc cũng có tác dụng cải thiện tình trạng trào ngược axit dạ dày. Thuốc có sẵn ở dạng kê toa và không kê toa. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
  • Thuốc ức chế bơm Proton: Các loại thuốc này hoạt động tương tự như thuốc kháng Histamine nhưng tác dụng mạnh mẽ hơn. Thuốc ngăn chặn quá trình sản xuất axit dạ dày trong một thời gian dài hơn và để cho mô thực quản có thời gian lành lại.

4. Phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp trào ngược dạ dày dẫn đến bệnh ho có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống hoặc thuốc. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.

Phẫu thuật phổ biến thường nhằm mục đích tăng cường hoạt động của cơ co thắt thực quản (LES). Phẫu thuật thường được thực hiện thông qua thủ thuật nội soi. Điều này có thể khiến người bệnh cần nghỉ ngơi một vài tuần để thực quản hồi phục và hoạt động bình thường.

Trào ngược dạ dày gây ho là một tình trạng tương đối phổ biến. Nếu được chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh nên sử dụng thuốc và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Bên cạnh đó, nếu ho kéo dài hơn 3 tuần mà không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu ho đi kèm các triệu chứng khác như ho ra máu, đau ngực hoặc khó thở, người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức để chẩn đoán và điều trị.

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *