Khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Đồng Tháp – Thực trạng và giải pháp (17/03/2011)

Hệ quản lý có Văn phòng Sở Y tế và 2 Chi cục trực thuộc là Chi cục Dân số – KHHGĐ và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Quản lý nhà nước trên địa bàn tuyến huyện có các Phòng Y tế trực thuộc UBND huyện, thị, thành phố.

  1. Hệ thống y tế tỉnh Đồng Tháp:

– Hệ quản lý có Văn phòng Sở Y tế và 2 Chi cục trực thuộc là Chi cục Dân số – KHHGĐ và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Quản lý nhà nước trên địa bàn tuyến huyện có các Phòng Y tế trực thuộc UBND huyện, thị, thành phố.

– Hệ Điều trị: có 1 BV tỉnh, 2 BVĐKKV, 1 BV YHCT, 1 BVĐD-PHCN, 1 BV quân dân y, 7 BV huyện (12 PKĐKKV trực thuộc bệnh viện. Trong đó có 2 PKĐK kết hợp quân dân y là Giồng Găng và Dinh Bà) với  2940 giường bệnh (năm 2009)

– Hệ Dự phòng: Có 7 Trung tâm và trạm chuyên khoa tuyến tỉnh, 12 TTYT huyện, thị xã, thành phố.

– Hệ Đào tạo: Có Trường Trung học y tế.

– Tuyến xã có 144 TYT/ 144 xã, phường, thị trấn; 85,2% TYT được xây dựng đạt chuẩn quốc gia, 100% TYT có bác sĩ, 100% TYT có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi.

  1. Hoạt động khám chữa bệnh:

– Năm 2009 CSSDGB trong toàn tỉnh là 110%. Tổng số lần khám bệnh trong toàn tỉnh là 4.558.092. Bình quân mỗi người dân được khám 2,66 lần/năm. Trong đó: KCB tại bệnh viện tỉnh, huyện là 2.110.545 (46,30%), tuyến xã 53,7%.

– Hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện năm 2009:

TT Đối tượng Tỷ lệ BN

ĐT nội trú

Tỷ lệ BN

khám bệnh

1 Bệnh nhân có thẻ BHYT 36.40 55.02
3 Bệnh nhân nghèo có thẻ BHYT 11.24 1.44
2 Khám chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổi 20.03 16.51
4 Bệnh nhân được miễn, giảm viện phí do BV

quyết định

6.87 0.11
5 Bệnh nhân tự đóng viện phí 25.46 26.91

  

  1. Tỷ lệ tham gia BHYT theo các năm và theo các nhóm:   
TT Nhóm Năm

2005

Năm

2006

năm

2007

năm

2008

năm

2009

Tỷ lệ/

DS 2009

1 Dân số tỉnh 1667156 1687416 1710636 1733843 1748809
2 Đối tượng BHYT 372545 615308 565537 616174 768863 43.96
2.1 Bắt buộc 70754 95075 95242 109324 124933 7.14
2.2 Người nghèo, người

cao tuổi, BN phong

62489 195280 157852 177659 140801 8.05
2.3 Trẻ em < 6 tuổi 0 0 0 0 118689 6.79
2.4 Cận nghèo 0 0 0 3356 49720 2.84
2.5 Tự nguyện 239302 324953 312443 325835 334720 19.14
  Tỷ lệ BHYT (%) 22.35 36.46 33.06 35.54 43.96  

 

  1. Tổng kinh phí hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo qua các năm:

Triệu đồng    

TT Đối tượng ĐVT Năm 2005 Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

1 Cận nghèo Người 00 00 00 3356 49720
Tổng KP 662,4 9514,92
KPĐP 00 00 00 414,00 5946,82
KPDA 00 00 00 248,40 3568,10
2 NN, NCT, BN phong Người 62489 195280 157852 177659 140801
KPĐP 3.715,97 11.751,01 12.609,74 25.924,67 29.041,68
3 Đối tượng khác: Người 2243 1605 1778 6061 8488
Tổng KP 1230,64 1201,18 1634,3 3544,12 6838,13
KPĐP 1230,64 1201,18 1303,73 2357,48 5317,76
KPDA 330,57 1186,64 1520,37
3.1 KCBNN Prâyveng và ĐT Người 3608 6160
KPĐP 14,97 219,96 369,99
3.2 Hỗ trợ BN thận nhân tạo Người 59 752 1324
KPĐP+DA 203,40 1159,35 1884,35
3.3 Hỗ trợ PT tim Người 29 28
KPĐP+DA 334,28 2187,77
3.4 Hỗ trợ PT mắt Người 125
KPĐP 6,35
3.5 KKĐX + thoát nghèo Người 2243 1605 1594 1672 976
KPĐP+DA 1230,64 1201,18 1410,8 1830,46 2395,89
  Cộng Tổng KP 4946.61 12952.19 14244.04 30131.19 45394.73
KPĐP 4946.61 12952.19 13913.47 28282.15 34359.44
KPDA 0 0 330.57 1435.04 5088.47
  1. Tình hình hoạt động khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Đồng Tháp:

Đồng Tháp là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, ở khu vực nông thôn, vùng sâu có thu nhập thực tế ở mức thấp. Dù số hộ nghèo không nhiều (<6%) nhưng số hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ cao (hơn 13%). Những đối tượng này không gánh nổi chi phí điều trị tại bệnh viện khi bệnh nặng, bệnh mạn tính hoặc phải điều trị kéo dài. 

Tại tỉnh Đồng Tháp, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau:

Từ năm 1995-1997: xét miễn giảm trực tiếp tại bệnh viện cho người nghèo theo đơn của bệnh nhân (có xác nhận của chính quyền địa phương) theo Thông tư số 27/LĐ-TB& XH ngày 24/10/1995. Việc miễn giảm nêu trên chi là giải pháp tình thế vì không miễn giảm bệnh nhân cũng trốn viện. Chi phí miễn giảm ảnh hưởng đến kinh phí hoạt động bệnh viện, phải nợ tiền thuốc…chờ đến cuối năm, Sở Tài chính cân đối thu, chi mới cấp bổ sung một phần chi phí đã miễn giảm…Mặt khác, bệnh viện không thể chủ động kinh phí và miễn giảm viện phí chủ yếu chỉ áp dụng đối với bệnh nhân nội trú, khám chữa bệnh tại địa phương. Khi phải điều trị ở tuyến Trung ương, ngoài tỉnh thì các dạng ưu tiên không còn giá trị thanh toán. Việc xét miễn giảm còn mang tính chủ quan, chưa đảm bảo công bằng và đúng đối tượng, bệnh nhân phải làm khá nhiều thủ tục rườm rà…

Năm 1998- 1999: thực hiện song song hai hình thức là thực thanh thực chi và mua BHYT cho 30% người nghèo (5.659 thẻ BHYT mệnh giá 100.000đ/ 1thẻ) theo thông tư Liên tịch số 05/1999/TTLT-BLĐTB-XH-BYT-BTC ngày 29/01/1999. Việc lựa chọn 30% người nghèo để mua BHYT gặp nhiều khó khăn và vẫn phải thực hiện miễn giảm viện phí cho người nghèo không mua BHYT.

Do đó, từ năm 1999 đến 2002 không mua thẻ BHYT cho người nghèo, tiếp tục thực hiện hình thức thực thanh thực chi. Ưu điểm là mọi thành viên hộ nghèo khi điều trị tại các Bệnh viện tỉnh, huyện đều được miễn giảm một phần viện phí (Hộ đói miễn 100%, hộ nghèo giảm từ 50% trở lên…). Hạn chế là một số trường hợp miễn giảm không đúng đối tượng (người nghèo có sổ hộ nghèo và cả người nghèo không có sổ do địa phương giới thiệu cũng được miễn giảm…)

Để khắc phục tình trạng trên, từ 01/4/2002 Đồng Tháp đã mua thẻ BHYT không mệnh giá cho 100% người nghèo, thanh toán theo thực tế chi phí khám chữa bệnh, có giá trị sử dụng 2 năm. Loại thẻ BHYT này do cơ quan BHXH cấp cho các đối tượng nghèo theo danh sách của ngành lao động – thương binh và xã hội. Chi phí khám chữa bệnh được cơ quan BHYT thanh toán theo thực chi, sau đó quyết toán với Sở Tài chính. Người nghèo được miễn 100% chi phí KCB tại tuyến xã (phường, thị trấn) và thực hiện cùng chi trả 20% chi phí KCB như các đối tượng có thẻ BHYT khác khi điều trị tại các cơ sở y tế tuyến huyện (thị xã) và tỉnh.

Tuy nhiên, giải pháp này không bền vững, do chi phí y tế ngày một gia tăng. có nguy cơ nguồn ngân sách địa phương không đủ để chi khám chữa bệnh cho người nghèo.

Nhằm đảm bảo có nguồn kinh phí ổn định trong công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, ngày 15-10-2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo và liên Bộ Y tế – tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chi tiết việc thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo. Quy định cụ thể việc thành lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, đối tượng được hưởng chế độ khám chữa bệnh, cũng như lập dự toán, quản lý sử  dụng và thanh quyết toán, công tác tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo…Năm 2003 Đồng Tháp tiếp tục mua thẻ BHYT không mệnh giá cho 100% người nghèo, thanh toán theo thực thanh, thực chi (không cùng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh) từ nguồn quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tại địa phương .

Năm 2004 mua BHYT cho người nghèo với mệnh giá 50.000đ/ người/ năm từ nguồn quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo. Cơ quan BHYT có trách nhiệm thanh toán chi phí khám chữa bệnh của người nghèo như đối tượng BHYT bắt buộc. Theo loại hình này, mệnh giá thẻ BHYT là thấp so với đối tượng đóng BHYT bắt buộc (trên 100.000 đ/người/năm) nên chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo thường vượt quỹ BHYT. Mặt khác, các đối tượng chính sách và những trường hợp khó khăn đột xuất, đối tượng cận nghèo… khi điều trị nội trú do bệnh nặng, chi phí cao tiếp tục được hỗ trợ chi phí miễn, giảm từ nguồn quỹ KCB người nghèo do Sở Y tế quản lý (theo công văn số 84/UBND-PPLT ngày 12/3/2004 của UBND tỉnh).

Năm 2007 thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/3/2007 của liên Bộ Y tế -Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện. Đồng Tháp thực hiện mua BHYT tự nguyện cho người nghèo, người cao tuổi và bệnh nhân phong, đồng thời hỗ trợ chi phí miễn, giảm cho đối tượng khó khăn đột xuất, người nghèo lang thang cơ nhỡ, đối tượng mới thoát nghèo, điều trị kỹ thuật cao, thận nhân tạo… từ quỹ KCB người nghèo (theo công văn số 140/UBND-VX ngày 18/7/2007 của UBND tỉnh). Mặt khác, năm 2007 dự án Hỗ trợ y tế Đồng bằng sông Cửu Long (thành phần A2) cũng hỗ trợ một phần chi phí miễn, giảm viện phí cho các đối tượng nêu trên từ nguồn kinh phí của Dự án.

Các chính sách miễn giảm viện phí nêu trên cũng chỉ là giải pháp tình thế, vì số hộ cận nghèo trong tỉnh còn quá cao (>13% dân số) không gánh nổi chi phí điều trị. Do đó từ năm 2008-2009 Đồng Tháp triển khai mua  BHYT tự nguyện cho hộ cận nghèo, trong đó: Ngân sách hỗ trợ 50%, Dự án Hỗ trợ y tế đồng bằng sông Cửu Long hỗ trợ 30%. Người dân tự đóng 20%. Tuy nhiên, có quá ít hộ cận nghèo(58,30%) và người cận nghèo (34,03%) mua BHYT. Trong tương lai, khi giá viện phí tăng cao và không còn chính sách miễn giảm viện phí, hy vọng số hộ cận nghèo và người dân tham gia BHYT nhiều hơn.

Ngoài nguồn kinh phí từ quỹ KCB cho người nghèo và Dự án Hỗ trợ y tế Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh còn huy động các nguồn lực khác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân nghèo như:

+ Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Đồng Tháp liên kết với Hội BTBNN thành phố Hồ Chí Minh vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí phẫu thuật đục thủy tinh thể cho bệnh nhân nghèo tỉnh Đồng Tháp, từ năm 1994 đến nay bình quân mỗi năm phẫu thuật xóa mù cho hơn 1.000 cas đục thủy tinh thể.

+ Tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng nghèo, diện chính sách trong tỉnh trong mùa mưa lũ và các ngày lễ, Tết….

+ Thành lập các tổ từ thiện cấp cháo, nước và vận chuyển bệnh nhân miễn phí tại các bệnh viện tỉnh, huyện: Toàn tỉnh có 12 tổ cấp cháo nước, cơm miễn phí do Hội chữ thập đỏ quản lý, 14 xe ô tô, 56 xe mô tô cải tiến, 10 tắc ráng vận chuyển bệnh nhân miễn phí….
II- Đánh giá chung:

  1. Mặt mạnh:

– Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh Uỷ, UBND Tỉnh, Ban Quản lý quỹ KCB cho người nghèo và sự phối hợp có hiệu quả của Sở, Ngành liên quan trong việc triển khai, thực hiện các chế độ, chính sách cho người nghèo, người cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội… đã góp phần và tạo điều kiện  chăm sóc sức khỏe người nghèo được tốt hơn, đáp ứng được lòng mong mỏi của bộ phận dân nghèo trong tỉnh, đồng thời phù hợp với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước.

– Việc thực hiện cấp thẻ BHYT cho người nghèo giúp các cơ sở điều trị được thuận lợi về thủ tục xét miễn giảm và việc thanh toán chi phí điều trị cũng rõ ràng, khoa học, đúng đối tượng.

– Người nghèo được hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh thông qua thẻ BHYT người nghèo kể cả chi phí chuyển viện tuyến trên.

– Đối tượng thoát nghèo, khó khăn đột xuất, lang thang cơ nhỡ cũng được hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh nội trú tại các cơ sở điều trị công lập trong tỉnh.

– Hệ thống y tế từng bước được nâng cấp và hoàn thiện từ nguồn kinh phí dự án 225 và vốn trái phiếu Chính phủ. Mạng lưới KCB –BHYT ngày càng mở rộng đến tận cơ sở y tế xã, phường và một số cơ sở y tế ngoài công lập, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng, nhất là các địa phương vùng sâu, biên giới, vùng còn nhiều khó khăn.

– Các cơ sở điều trị phục vụ chu đáo, người nghèo được cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ tạo sự tin tưởng vào chính sách của Nhà nước.

– Ban Quản lý quỹ KCB người nghèo Tỉnh Đồng Tháp hoạt động ổn định, có nề nếp và thực hiện đúng qui chế.

– Công tác quản lý, sử dụng quỹ KCB cho người nghèo được tiến hành khá chặt chẽ, đúng quy trình xem xét, giải quyết các chế độ, chính sách cho người nghèo.

– Các Ngành là thành viên Ban Quản lý quỹ phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ và triển khai các hoạt động trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nghèo được hưởng chính sách BHYT.

– Sự phối hợp, hỗ trợ có hiệu quả của Dự án Hỗ trợ y tế đồng bằng sông Cứu Long, tham mưu kịp thời cho UBND Tỉnh có các chế độ, chính sách hỗ trợ cho người nghèo và cận nghèo.

  1. Tồn tại:

– Các cơ sở điều trị vẫn còn quá tải, phần lớn là bệnh nhân BHYT. Số người tham gia BHYT năm 2009 (chưa kể trẻ em dưới 6 tuổi): 36,99% nhưng số bệnh nhân BHYT điều trị nội trú chiếm 47,63%, khám chữa bệnh 56,46%.

– Dù được hỗ trợ 80% chi phí, nhưng số người cận nghèo mua BHYT còn ít (chỉ 34,03%) có thể do công tác truyền thông còn hạn chế, người cận nghèo chưa hiểu nên chưa tham gia hoặc người cận nghèo chưa đủ khả năng mua BHYTTN.

– Chính sách miễn giảm viện phí có thể tạo tâm lý ỷ lại, trông chờ miễn giảm, không tích cực tham gia BHYT.

– Ngành y tế vẫn phải tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm cho các trường hợp khó khăn đột xuất, điều trị kỹ thuật cao, chi phí lớn…

III. Kết luận:

Qua từng giai đoạn, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách nhằm trợ giúp cho người nghèo được chăm sóc sức khỏe như chế độ miễn, giảm viện phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo, nhằm đảm bảo quyền lợi và công bằng trong hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đã được nhân dân và chính quyền các cấp hết sức hoan nghênh, đồng tình ủng hộ….Các chính sách nêu trên trong từng thời điểm có những mặt mạnh và những mặt còn tồn tại nhất định, song từng bước được hoàn thiện dần.

Thực hiện chính sách BHYT với chế độ hỗ trợ và mức đóng BHYT phù hợp cho từng nhóm đối tượng, từng bước mở rộng đối tượng tham gia BHYT và tiến tới xóa bỏ cơ chế miễn giảm viện phí… có lẽ là giải pháp tốt nhất trong việc khám chữa bệnh cho người nghèo.

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *