Bị gai gót chân có nên đi bộ, chạy bộ nhiều không?

Gai gót chân có thể gây đau đớn và khó khăn khi đi bộ, chạy bộ. Điều này khiến một số người bệnh thắc mắc, bị gai gót chân có nên đi bộ, chạy bộ nhiều không? Người bệnh và bạn đọc quan tâm có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Bị gai gót chân có nên đi bộ
Bị gai gót chân có nên đi bộ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh

Thông tin cần biết về bệnh gai gót chân

Gai gót chân là tình trạng lắng đọng canxi, kéo dài xương gót chân và vòm bàn chân. Các gai gót chân thường bắt đầu ở phía trước và bên dưới gót chân và ảnh hưởng đến các phần khác của bàn chân. Các gai gót chân có thể dài đến 2 cm tuy nhiên có thể không thể không nhìn thấy bằng mắt thường.

Hầu hết các trường hợp, gai gót chân không dẫn đến các triệu chứng nhận biết cụ thể. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Đau đớn
  • Viêm
  • Sưng ở phía trước gót chân

Khu vực bị tổn thương có thể cảm thấy nóng hoặc ấm khi chạm vào. Các triệu chứng này có thể lan đến vòm bàn chân và dẫn đến một phần xương bị nhô ra bên ngoài. Một số gai gót chân chỉ có thể được nhìn thấy thông qua phim chụp X – quang và các xét nghiệm khác ở chân.

Gai gót chân là tình trạng phát triển theo thời gian, không xuất hiện một cách đột ngột. Căng thẳng do chạy bộ, đi bộ, chạy hoặc nhảy trên bề mặt cứng là nguyên nhân phổ biến có thể gây gai gót chân. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể phát triển do người bệnh đi giày không hỗ trợ chân phù hợp.

Ngoài ra, đôi khi gai gót chân có thể liên quan đến một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như:

  • Viêm khớp
  • Chấn thương gót chân
  • Trọng lượng cơ thể dư thừa
  • Dáng đi hoặc chạy có vấn đề
  • Giày mòn

Những người bị gai gót chân cũng có thể bị viêm cân gan bàn chân. Tình trạng này có thể gây đau đớn liên quan đến các mô xơ cứng chạy giữa gót chân và ngón chân.

Gai gót chân có thể không nghiêm trọng và đáp ứng tốt khi nghỉ ngơi tại nhà. Do đó, nếu tình trạng gai gót chân không gây đau đớn, khó chịu hoặc không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể không cần điều trị.

Bị gai gót chân có nên đi bộ, chạy bộ nhiều không?

Gai gót chân có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp gai gót chân liên quan đến viêm cân gan chân, cơn đau có thể không đáp ứng tốt khi nghỉ ngơi và điều trị tại nhà. Ngoài ra, nếu người bệnh đi bộ hoặc chạy bộ cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này là do các cơ bắp chân được kéo dài ra, gây căng và áp lực lên gót chân. Cơn đau thường có thể được cải thiện khi người bệnh đi bộ nhiều hơn.

Bị gai gót chân có nên chạy bộ không
Đi bộ và chạy bộ thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau gót chân

Đi bộ và chạy bộ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bị gai gót chân có nên đi bộ, chạy bộ không, thường liên quan đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định điều trị của bác sĩ.

Các chuyên gia cho biết, đi bộ và chạy bộ sẽ không làm cơn đau gót chân trở nên nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, vận động nhiều hơn có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp trước khi bắt đầu các hoạt động mạnh.

Tóm lại, bị gai gót chân có nên đi bộ, chạy bộ hay không phụ thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể như sau:

  • Đối với gai gót chân nhẹ: Gai gót chân nhẹ hầu như không dẫn đến đến bất cứ dấu hiệu nhận biết hoặc đặc trưng cụ thể nào. Do đó, các hoạt động như chạy bộ hoặc đi bộ thường không gây ảnh hưởng đến gót chân và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, vận động thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hiệu quả.
  • Đối với gai gót chân nghiêm trọng: Các cơn đau gót chân nghiêm trọng cần được nghỉ ngơi phù hợp để tránh các tổn thương ảnh hưởng đến sinh hoạt. Các triệu chứng thường trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh bắt đầu đi bộ hoặc chạy bộ, nhưng có thể được cải thiện sau khi người bệnh khởi động. Do đó, người bệnh có thể khởi động phù hợp trong 5 – 10 phút trước khi đi bộ hoặc chạy bộ.

Người bệnh gai gót chân có thể đi bộ hoặc chạy bộ bình thường mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Làm thế nào để chạy bộ an toàn với gai gót chân?

Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau và khó chịu do gai gót chân thường không nghiêm trọng và không gây cản trở các hoạt động đi bộ, chạy bộ. Tuy nhiên, người bệnh nên có biện pháp chăm sóc sức khỏe và cải thiện các triệu chứng. Cụ thể, để chạy bộ an toàn, người bệnh có thể tham khảo các bước sau:

1. Điều trị gai gót chân

Điều trị tình trạng gai gót chân và cải thiện các cơn đau là bước đầu tiên để đi bộ, chạy bộ an toàn. Hơn 90% người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng gai gót chân trong vòng 10 tháng với các biện pháp đơn giản, chẳng hạn như:

Cách chữa gai gót chân tại nhà
Chườm lạnh để hỗ trợ cải thiện các cơn đau hiệu quả
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Giảm, thậm chí là ngừng các hoạt động thể chất khiến cơn đau gót chân trở nên nghiêm trọng là bước đầu tiên để giảm các cơn đau. Người bệnh có thể cần ngừng các hoạt động thể chất cho đến chân có thể hoạt động bình thường trên các bề mặt cứng.
  • Chườm đá: Lăn chân hoặc ngâm chân trong nước mát hoặc đá lạnh hoặc 20 phút mỗi lần có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau. Thực hiện động tác 3 – 4 lần mỗi ngày để cải thiện cơn đau tốt nhất.
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid: Các loại thuốc chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen có thể hỗ trợ giảm viêm và đau. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ chỉ định. Không được sử dụng thuốc kéo dài hơn 1 tháng để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Thuốc tiêm cortisone: Cortisone là một loại steroid, có tác dụng chống viêm mạnh. Thuốc có thể được tiêm vào gót chân để giảm viêm và đau.
  • Sử dụng giày nẹp và chỉnh hình chân: Các loại giày có đế dày và đệm thay thế có thể hỗ trợ giảm đau khi đứng và đi bộ. Sử dụng giày hỗ trợ có thể hạn chế áp lực lên chân và ngăn ngừa các chấn thương khiến tình trạng gai gót chân trở nên nghiêm trọng.
  • Liệu pháp sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWT): Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng các sóng xung kích năng lượng cao để kích thích quá trình chữa lành các mô cơ bắp bị tổn thương và cải thiện các cơn đau.

2. Tập thể dục cải thiện cơn đau gót chân

Các cơn đau gót chân có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi các cơ bắp bị căng. Do đó, kéo giãn bắp chân và cơ bắp chân là một trong những điều quan trọng để cải thiện tình trạng gai gót chân. Một số bài tập giảm đau gót chân hiệu quả, bao gồm:

Bệnh gai gót chân có chữa được không
Thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng để cải thiện các cơn đau do gai gót chân mang lại

Căng bắp chân:

Người bệnh có thể đứng dựa vào tương, một đầu gối duỗi thẳng và gót chân chạm đất. Đặt chân còn lại ở phía trước với đầu gối uon cong.

Để kéo căng cơ bắp và dây thần kinh gót chân, người bệnh hãy đẩy hông về phía tường có kiểm soát. Giữ yên tư thế trong 10 giây và thư giãn. Lặp lại các động tác 20 lần cho mỗi chân.

Khi luyện tập đúng, người bệnh sẽ cảm thấy có một lực kéo mạnh ở bắp chân trong suốt quá trình căng.

Căng cân gan bàn chân:

Căng cân gan bàn chân được thực hiện ở tư thế ngồi, người bệnh ngồi bắt chéo chân còn lại qua đầu gối chân bị ảnh hưởng. Dùng tay nắm chặt các ngón chân của bàn chân bị đau và từ từ kéo các ngón chân về phía cơ thể có kiểm soát. Nếu khó tiếp cận các ngón chân, người bệnh có thể sử dụng một chiếc khăn quanh bàn chân để hỗ trợ.

Giữ tư thế trong 10 giây, lặp lại động tác 20 lần cho mỗi chân. Bài tập này nên được thực hiện vào buổi sáng trước khi đi bộ hoặc chạy bộ.

3. Phẫu thuật gót chân

Hơn 90% người bệnh có thể cải thiện tình trạng gai gót chân thông qua các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu điều trị bảo tồn không điều trị được các triệu chứng của gai gót chân sau thời gian từ 9 đến 12 tháng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để giảm đau và phục hồi khả năng vận động.

Trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện các biện pháp cải thiện không xâm lấn, chẳng hạn như nghỉ ngơi, chườm đá hoặc nâng cao bàn chân khi ngủ. Ngoài ra, người bệnh nên trao đổi về các rủi ro, biến chứng sau phẫu thuật chẳng hạn như đau dây thần kinh, đau gót chân tái phát, tê vĩnh viễn khu vực bị tổn thương, nhiễm trùng và để lại sẹo. Ngoài ra, việc giải phóng cơ bắp ở chân có nguy cơ mất ổn định chân, chuột rút ở chân, gãy xương do căng thẳng và viêm gân.

Lưu ý khi chạy bộ dành cho người gai gót chân

Việc chạy bộ cần đúng kỹ thuật kể cả đối với người khỏe mạnh hoặc bị gai gót chân. Để hạn chế các triệu chứng gai gót chân và tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

1. Khởi động trước khi đi hoặc chạy

Khởi động kỹ là điều cần thiết cho bất cứ buổi tập luyện an toàn nào. Mục đích khởi động là tăng dẫn nhịp tim, cải thiện phạm vi chuyển động của các khớp quan trọng, kích hoạt mao mạch và tăng độ đàn hồi của dây chằng.

Một bài tập khởi động điển hình khi đi hoặc chạy bộ là kích thích các cơ gập hông và chân, chẳng hạn như xoay chân hoặc squat. Tuy nhiên, người bệnh gai gót chân nên lưu ý đến các áp lực ở gót chân, bắp chân và dây chằng trong quá trình khởi động.

Một số động tác khởi động nhẹ nhàng cho người gai gót chân bao gồm:

  • Nâng bắp chân
  • Chỉ uốn cong các ngón chân
  • Xoay tròn mắt cá chân

2. Thường xuyên duỗi thẳng bàn chân

Mặc dù các động tác căng cơ khởi động có thể cực kỳ quan trọng, tuy nhiên đôi khi người bệnh nên dành thời gian để kéo giãn bắp chân, đùi và bàn chân để tăng cường cơ bắp khi chạy. Ngoài ra, giãn cơ có thể cải thiện tính linh hoạt và hỗ trợ giảm đau liên quan đến tình trạng gai gót chân.

cách điều trị gai gót chân
Căng chân thường xuyên để hạn chế áp lực khi chạy ở người gai gót chân

3. Thường xuyên nghỉ ngơi

Khi bị gai gót chân, người bệnh nên chú ý các dấu hiệu của cơ thể và nghỉ ngơi khi cần thiết. Khi cảm thấy đau hoặc khó chịu, người bệnh nên giảm cường độ luyện tập và dành thời gian nghỉ ngơi trong vài ngày để cải thiện các cơn đau.

Chạy bộ trong một thời gian sẽ làm người bệnh cảm thấy khỏe mạnh hơn và cải thiện các cơn đau hiệu quả. Đối với người gai gót chân, hãy đảm bảo rằng người bệnh luyện tập với cường độ phù hợp.

4. Chườm lạnh sau khi đi hoặc chạy bộ

Nếu gót chân có dấu hiệu đau đớn hoặc khó chịu sau khi chạy bộ, người bệnh có thể nâng cao chân và chườm lạnh bàn chân sau khi hạ nhiệt cơ thể. Chườm đá trong 10 – 15 phút sau khi chạy có thể cải thiện các cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh có thể chườm lạnh một lần nữa vào buổi tối nếu các cơn đau gót chân vẫn còn.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng dép trị liệu bằng đá để hỗ trợ massage chân.

5. Mang đệm hỗ trợ chân

Một trong những cách tốt nhất để cải thiện tình trạng gai gót chân khi đi bộ và chạy bộ là sử dụng đệm gót chân, lót giày để nâng chân hoặc điều chỉnh tư thế chân. Các miếng đệm chỉnh hình này có thể được đặt vào trong giày, mang lại sự hỗ trợ chân và tiết kiệm chi phí hơn khi sử dụng giày chỉnh hình.

Các miếng đệm chỉnh hình cũng hỗ trợ chỉnh sửa các khuyết điểm về dáng đi xấu.

Gai gót chân có thể ngăn ngừa gai gót chân bằng cách đi giày vừa vặn, khởi động và thực hiện các bài tập giãn cơ trước mỗi hoạt động và điều chỉnh nhịp độ bản thân trong các hoạt động. Người bị đau gót chân có thể đi bộ hoặc chạy bộ với cường độ thích hợp mà không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Các hoạt động thể chất nhẹ nhàng này có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có thắc mắc về vấn đề bị gai gót chân có nên đi bộ, chạy bộ nhiều không.

Tham khảo thêm: 10+ cách chữa đau gót chân dân gian – Mẹo hay tại nhà

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *