Mẹo chữa gai gót chân bằng cây xương rồng tại nhà
Nội dung bài viết
Chữa gai gót chân bằng cây xương rồng là mẹo dân gian lành tính có thể thực hiện tại nhà. Áp dụng đúng cách giúp cải thiện tình trạng sưng đau và thúc đẩy chữa lành tổn thương. Tuy nhiên cần cẩn trọng và tuyệt đối không lạm dụng để tránh rủi ro phát sinh.
Tìm hiểu tác dụng chữa gai gót chân của cây xương rồng
Gai gót chân là một trong những bệnh lý xương khớp tương đối phổ biến hiện nay. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tích tụ canxi dẫn đến xuất hiện gai xương ở mặt dưới của xương gót chân. Ban đầu gai xương có thể chỉ ảnh hưởng phía trước và bên dưới gót chân. Sau đó chúng có xu hướng ảnh hưởng tới toàn bộ bàn chân.
Đôi khi phần gai xương có thể dài tới 2cm. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà cần quan sát qua phim X-quang. Sự xuất hiện của gai xương khiến cho gót chân bị sưng đau, khó chịu. Đặc biệt là có thể kích hoạt những cơn đau mãn tính.
Song song với việc dùng thuốc Tây và điều trị y tế thì nhiều người bệnh tìm đến các mẹo chữa dân gian tại nhà để hỗ trợ thêm. Đến nay, mẹo dùng cây xương rồng chữa gai gót chân vẫn còn được áp dụng tương đối phổ biến. Đây là giải pháp đơn giản giúp làm giảm các triệu chứng tại chỗ và thúc đẩy tổn thương chóng lành.
Theo các tài liệu đông y, cây xương rồng là dược liệu có vị đắng và tính hàn. Nó được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh do có tác dụng giảm ứ trệ, kích thích tuần hoàn máu, thanh nhiệt, giải độc. Dùng chữa gai gót chân sẽ giúp làm giảm sưng đau và tăng tuần hoàn máu đến chữa lành tổn thương ở mô sụn.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại cũng tìm thấy các thành phần hoạt chất có dược tính cao có trong cây xương rồng. Phải kể đến như acid citric, friedelan-3a-ol, euphorbol… Đây đều là các thành phần có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên rất mạnh mẽ. Từ đó hỗ trợ làm giảm đau và cải thiện tình trạng sưng viêm ở gót chân do xuất hiện gai xương.
Chia sẻ 5+ mẹo chữa gai gót chân bằng cây xương rồng dễ áp dụng
Dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo chữa gai gót chân bằng cây xương rồng. Trong đó có cả mẹo dùng ngoài, sắc nước uống hay kết hợp cùng các nguyên liệu khác… Muốn nhận được kết quả tốt thì việc thực hiện đúng cách là rất cần thiết.
Dưới đây là 6 mẹo chữa gai gót chân bằng cây xương rồng được áp dụng phổ biến nhất:
1. Đắp xương rồng bẹ chữa gai gót chân
Đắp xương rồng bẹ chữa gai gót chân là mẹo rất đơn giản và dễ áp dụng. Xương rồng bẹ có tác dụng rất tốt trong việc khắc phục triệu chứng gai gót chân. Loại xương rồng này không chứa độc và tương đối an toàn khi dùng. Tuy nhiên cần làm sạch gai để tránh gây tổn thương cho da.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ đem lại bỏ gai xương
- Ngâm nước muối khoảng 10 phút rồi rửa sạch
- Đem nướng xương rồng cho nóng lên rồi dùng chườm lên gót chân
- Khi bẹ này nguội thì dùng bẹ khác thay thế
2. Chữa gai gót chân bằng cây xương rồng và muốt hạt
Kết hợp xương rồng bẹ với muối hạt cũng là một giải pháp có thể đáp ứng với bệnh gai gót chân. Muối có khả năng sát trùng, tiêu viêm rất hiệu quả. Và đặc biệt là có thể dẫn các vị thuốc khác vào kinh lạc tốt hơn.
Mẹo kết hợp này giúp hỗ trợ giảm sưng đau nhanh chóng. Hơn nữa còn kích thích tăng cường tuần hoàn máu và phá tan huyết ứ. Từ đó đem lại hiệu quả tốt hơn cho quá trình kiểm soát bệnh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 2 nhánh xương rồng cùng 1 nắm muối hạt
- Xương rồng loại bỏ gai xương và vỏ rồi ngâm rửa sạch
- Dùng chày đập dập xương rồng cùng với muối
- Sau đó cho hỗn hợp này lên chảo để làm nóng
- Bọc hỗn hợp thuốc vào miếng vải để chườm đắp lên vùng gót chân bị tổn thương
3. Kết hợp xương rồng và lá lốt chữa gai gót chân
Chữa gai gót chân bằng bài thuốc đắp từ xương rồng và lá lốt là cách được áp dụng khá phổ biến. Lá lốt là vị thuốc nam quen thuộc với lượng tinh dầu dồi dào có tác dụng giảm đau, thư giãn gân cơ.
Hơn nữa, tính ấm của lá lốt còn giúp chống viêm, trừ phong hàn và giữ ấm cho cơ thể. Kết hợp cây xương rồng với lá lốt có thể giúp ức chế nhanh cơn đau do bệnh gai gót chân gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 2 nhánh xương rồng, 1 nắm lá lốt tươi và 1 ít muối hạt
- Xương rồng làm sạch phần gai và vỏ rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt nhựa
- Lá lốt rửa sạch, để ráo rồi cho vào cối giã chung với xương rồng
- Dùng miếng vải sạch bọc hỗn hợp này lại rồi chườm lên vùng gót chân cần điều trị
- Thực hiện 20 – 30 phút/ lần và có thể áp dụng nhiều lần/ ngày
4. Bài thuốc từ xương rồng bẹ, ngải cứu, dây tơ hồng và cúc tần
Kết hợp xương rồng bẹ cùng với các nguyên liệu tự nhiên khác có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh gai gót chân. Trong đó các nguyên liệu ngải cứu, cúc tần, dây tơ hồng là được dùng phổ biến nhất. Cần chú ý đến liều lượng của các vị thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 2 nhánh xương rồng bẹ, 1 nắm ngải cứu, 1 nắm cúc tần và 1 nắm dây tơ hồng
- Xương rồng cần loại bỏ gai rồi ngâm nước muối loãng 15 phút
- Các nguyên liệu còn lại cũng ngâm nước muối rồi rửa sạch và để ráo
- Giã sơ các nguyên liệu rồi cho lên chảo sao vàng đến khi có mùi thơm
- Dùng khăn mỏng bọc thuốc lại rồi đắp lên vùng gót chân cần điều trị
- Với mẹo này người bệnh nên thực hiện đều đặn 10 ngày liên tục
5. Chữa gai gót chân bằng cách uống nước sắc cây xương rồng
Ngoài các bài thuốc đắp ngoài thì bạn có thể dùng xương rồng chữa gai gót chân bằng cách sắc nước uống. Với giải pháp này thì xương rồng va chia được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên cần chú ý đến liều lượng để tránh gây nguy hại cho sức khỏe.
Hướng dẫn chuẩn bị:
- Chuẩn bị 1 nhánh xương rồng ba chia nhỏ và 1 ít muối hạt
- Xương rồng cần được loại bỏ gai và ngâm rửa với nước muối loãng rồi để ráo
- Cắt xương rồng thành lát rồi đem phơi khô ngoài trời nắng
- Tiếp đến cho xương rồng khô lên chảo rang vào và cho vào ấm
- Thêm 3 bát bước vào sắc đến khi còn lại 1 chén
- Loại bỏ bã, uống ngay nước thuốc khi còn ấm
- Nên áp dụng cách này trong 15 ngày liên tục để nhận được kết quả tốt nhất
Ngoài ra, người bệnh còn có thể dùng xương rồng tươi để ép trực tiếp lấy nước uống. Tuy nhiên cần sơ chế sạch nhựa mủ để tránh gây ngộ độc. Nếu e ngại tác dụng phụ thì sắc nước uống vẫn là giải pháp hữu hiệu hơn.
6. Dùng cây xương rồng để chế biến món ăn
Dùng xương rồng để chế biến thành món ăn cũng là một giải pháp hỗ trợ điều trị gai gót chân mà bạn có thể tham khảo. Thực tế cho thấy, đã rất nhiều người áp dụng và nhận được những cải thiện nhất định.
Dưới đây là một số món dễ chế biến:
– Món xương rồng luộc chấm muối:
+ Chuẩn bị:
- 10 ngọn xương rồng non
+ Thực hiện:
- Xương rồng cần loại bỏ hết gai nhọn rồi ngâm nước muối 15 phút.
- Vớt ra để ráo, thái miếng nhỏ vừa ăn và rửa lại thêm vài ba lần để loại bỏ hết nhựa mủ.
- Đun sôi 500ml nước rồi cho xương rồng vào luộc chín
- Tắt bếp, vớt xương rồng ra đĩa rồi ăn kèm với muối hạt
– Món xương rồng hầm cá lóc:
+ Chuẩn bị:
- 3 đọt xương rồng non
- 250g cá lóc
+ Thực hiện:
- Xương rồng bỏ hết gai và đem ngâm nước muối loãng 15 phút.
- Sau đó thái lát mỏng và tiếp tục cho vào chậu bóp với muối hạt 5 phút rồi xả lại vài ba lần với nước để loại bỏ hết nhựa mủ.
- Cá lóc làm sạch, bỏ nội tạng rồi rửa kỹ bằng nước muối.
- Dùng dao cắt cá thành khúc vừa ăn rồi ướp cùng 1 ít muối ăn.
- Cho xương rồng và cá đã sơ chế vào nồi hầm cùng lượng nước vừa đủ.
- Đến khi cá chín mềm thì tắt bếp và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Chữa gai gót chân bằng cây xương rồng có hiệu quả không?
Cách dùng cây xương rồng chữa gai gót chân có thể giúp khắc phục các triệu chứng sưng đau và khó chịu. Ngoài ra nguyên liệu này còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và giải phóng ứ trệ. Từ đó giúp hàn gắn tổn thương để đảm bảo sự chắc khỏe của hệ thống xương khớp.
Tuy nhiên trên thực tế, mẹo dùng cây xương rồng chữa gai gót chân chưa được công nhận trên cơ sở khoa học. Hầu hết các mẹo chữa từ nguyên liệu này chỉ được lưu truyền sau đó áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian.
Hơn nữa, hiệu quả của cách chữa gai gót chân bằng cây xương rồng còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa. Do đó một số người bệnh sẽ có thể không nhận thấy được cải thiện khi áp dụng mẹo chữa này.
Tốt nhất, người bệnh không nên quá phụ thuộc hay lạm dụng điều trị gai gót chân bằng các mẹo dân gian. Đồng thời để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì nên nhận tham vấn y khoa trước khi tiến hành thực hiện.
Lưu ý khi dùng cây xương rồng chữa gai gót chân
Mẹo chữa gai gót chân bằng cây xương rồng rất dễ áp dụng. Tuy nhiên so với các dược liệu tự nhiên khác thì độ lành tính của xương rồng thường kém hơn. Chính vì vậy khi dùng xương rồng chữa gai gót chân người bệnh cần hết sức cẩn trọng để tránh các vấn đề không mong muốn.
Cần chú ý đến một số thông tin sau:
- Đặc biệt cẩn thận với nhựa mủ của cây xương rồng. Nhựa mủ dây vào mắt có thể gây mù mắt. Còn nếu tiếp xúc với da có thể gây viêm và bỏng tấy.
- Khi dùng cây xương rồng để chế biến thành các món ăn chữa gai gót chân cần chú ý. Việc hấp thu nhiều nhựa mủ có thể gây ra ngộ độc. Lượng ít thường gây tiêu chảy còn lượng nhiều có thể dẫn tới kích thích niêm mạc miệng, chóng mặt, gây nôn, co giật…
- Khi tiếp xúc với xương rồng tươi chưa qua sơ chế cần đeo bao tay. Tuyệt đối không để phần gai đâm vào tay.
- Xương rồng rất đa dạng về chủng loại. Chính vì thế cần am hiểu để tìm đúng lại cây giúp điều trị bệnh an toàn.
- Trường hợp nướng xương rồng để đắp vào gót chân thì không nên nướng quá nóng. Nếu cảm thấy nóng thì nên để lá cây nguội bớt rồi mới tiến hành chườm đắp.
- Dùng xương rồng chữa gai gót chân chỉ là mẹo dân gian. Tuyệt đối không lạm dụng hay dùng thay thế hoàn toàn cho việc điều trị y tế mà bác sĩ chỉ định.
- Kết hợp bổ sung đủ nước cho cơ thể, ăn uống và sinh hoạt điều độ. Dành thời gian rèn luyện các bài tập phù hợp, giữ tinh thần lạc quan để hỗ trợ quá trình kiểm soát triệu chứng và điều trị bệnh.
Mẹo chữa gai cột sống bằng xương rồng giúp hỗ trợ kiểm soát tốt các triệu chứng tại chỗ. Hơn nữa còn giúp rút ngắn thời gian chữa lành tổn thương. Tuy nhiên đây chỉ là mẹo hỗ trợ, người bệnh cần kết hợp điều trị y tế và chăm sóc tốt tại nhà để sớm khắc phục bệnh.
Có thể bạn chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!