Bệnh gai gót chân là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Nội dung bài viết
Gai gót chân là tình trạng tích tụ canxi dẫn đến hiện tượng lồi xương ở mặt dưới của xương gót chân. Đôi khi các gai xương ở gót chân có thể liên quan đến một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn cần được điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.
Bệnh gai gót chân là gì?
Gai gót chân là hiện tượng tích tụ canxi gây ra tình trạng lồi xương ở mặt dưới của xương gót chân, kéo dài giữa xương gót chân đến vòm bàn chân. Các gai xương thường bắt đầu ở phía trước và bên dưới gót chân của người bệnh. Cuối cùng các gai xương sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ bàn chân. Mặc dù đôi khi có thể dài đến 2 cm, nhưng hầu hết các gai xương ở gót chân không được nhìn thấy bằng mắt thường.
Bên cạnh đó, việc chẩn đoán gai xương có thể gặp nhiều khó khăn. Các gai này thường không đau nhưng đôi khi có thể dẫn đến tình trạng đau gót chân. Hai tình tình trạng đau gót chân phổ biến có thể liên quan đến sự hình thành các gai gót chân, bao gồm:
1. Hội chứng gai gót chân
Hội chứng gai gót chân là tình trạng liên quan đến các gai xương ở gót chân, các mỏm xương mọc ở dưới cùng của gót chân. Hầu hết các gai ở gót chân đều được hình thành ở cơ bàn chân (một dải mô sợi kéo dài dọc theo đáy bàn chân, kết nối với xương gót chân). Gai thường mọc theo hướng của mang sợi và tạo thành hình như một cái móc.
Các gai ở gót chân phát triển như một phản ứng của xương, thường liên quan đến một số căng thẳng, chẳng hạn như:
- Căng cơ bàn chân và dây chằng
- Kéo dài quá mức
- Rách lớp màng mỏng ở xương gót chân nhiều lần
Phần lớn các gai gót chân đều không gây đau. Trên thực tế chỉ có 5% những người bị gai gót chân bị đau bàn chân hoặc gót chân. Hội chứng gai gót chân thường xuất hiện ở các vận động viên tham gia các môn thể thao liên quan đến nhảy, chạy, người bệnh viêm xương khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, người béo phì và người cao tuổi.
2. Viêm gân gót chân chèn
Viêm gân gót chân chèn (Insertional Achilles tendonitis) là tình trạng chèn ép gây ảnh hưởng đến mặt sau của gót chân, nơi mà gân Achilles kết nối với xương gót chân. Cách gai xương dần dần phát triển xung quanh vị trí kết nối và gắn vào xương gót chân.
Các gai xương có thể gây kích thích gân Achilles, dẫn đến đau đớn và tổn thương gân. Bên cạnh đó, phần gân Achilles bị viêm hoặc tổn thương có thể bị vôi hóa và cứng lại.
Hầu hết các trường hợp viêm gân Achilles chèn có liên quan đến tuổi tác và các bệnh lý gây ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động của mắt cá chân. Tình trạng này thường phát triển dần dần và không liên quan đến một chấn thương hoặc tai nạn nhỏ. Nhảy và chạy bộ có thể khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
Hiện tại các biện pháp điều trị gai gót chân bao gồm tập thể dục, nẹp chỉnh hình gót chân, thuốc chống viêm và viêm cortisone vào tĩnh mạch. Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết gai gót chân
Hầu hết các trường hợp gai gót chân không dẫn đến các dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên, gai gót chân có thể dẫn đến đau gót chân hoặc đau chân mãn tính khi đi bộ, chạy bộ. Cụ thể các dấu hiệu có thể bao gồm:
- Đau gót chân âm ỉ như dao cắt hoặc đâm vào gót chân khi đứng dậy vào buổi sáng
- Đau âm ỉ ở gót chân suốt cả ngày
- Viêm và sưng ở phía trước của gót chân
- Nhiệt tỏa ra từ khu vực bị ảnh hưởng
- Có khối u nhỏ ở gót chân
- Xuất hiện điểm đau ở gót chân khiến người bệnh không thể đi chân trần
Nếu xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh nên đến bệnh viện để chụp X – quang và xác định các vấn đề liên quan. X – quang là cách tốt nhất để xác định gai gót chân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, không phải tất cả bệnh nhân bị gai gót chân đều xuất hiện các triệu chứng nhận biết. Một số người bị gai gót chân có thể không xuất hiện triệu chứng đặc trưng nào. Đôi khi gai gót chân có thể được phát hiện tình cờ trong các chẩn đoán khác.
Nguyên nhân gây gai gót chân
Gai gót chân xảy ra khi căng cơ và dây chằng trong thời gian dài làm hao mòn các mô mềm ở gót chân. Rách lớp màng bao bọc xương gót chân cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các gai gót chân thường hình thành và phát triển trong một thời gian dài mà không xuất hiện mộ cách đột ngột. Do đó, đôi khi gai có thể được hình thành khi người bệnh bỏ qua các triệu chứng ban đầu, chẳng hạn như đau gót chân.
Tình trạng phát triển gai ở gót chân đặc biệt phổ biến ở các vận động viên có các hoạt động chẳng hạn như chảy và nhảy trong thời gian dài.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến hình thành gai có thể bao gồm:
- Dáng đi bất thường, gây căng thẳng quá mức lên xương gót chân, dây chằng và các dây thần kinh ở gần gót chân
- Chạy hoặc chạy bộ thường xuyên, đặc biệt là trên các bề mặt cứng
- Đi giày không vừa vặn hoặc hao mòn, đặc biệt là các loại giày thiếu hỗ trợ vòm chân
- Thừa cân và béo phì
Các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến viêm cân gan bàn chân có thể bao gồm:
- Tuổi cao có thể làm giảm tính linh hoạt của cân gan bàn chân, làm mỏng lớp đệm mỡ bảo vệ gót chân
- Bệnh viêm khớp
- Bệnh tiểu đường
- Đứng trong một thời gian dài, đặc biệt là những người đứng với tư thế xấu
- Có các đợt hoạt động thể chất ngắn một cách thường xuyên
- Có bàn chân phẳng hoặc vòm quá cao
Các yếu tố rủi ro có thể dẫn đến tình trạng gai gót chân bao gồm:
- Các hoạt động thể thao như chạy và nhảy có thể làm mòn gót chân, vòm bàn chân.
- Chấn thương gót chân như bầm gót, rách màng bao bọc có thể dẫn đến gai gót chân.
- Là phụ nữ, nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng gai ở gót chân phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới
- Bệnh viêm khớp phản ứng
- Viêm cột sống dính khớp
- Chứng tăng tiết xương vô căn lan tỏa
- Viêm cân gan chân
Chẩn đoán gai gót chân như thế nào?
Rất khó để chẩn đoán tình trạng gai gót chân nếu không nhận được sự hỗ trợ y tế. Điều này là do các triệu chứng gai gót chân thương tương tự như các dạng đau gót chân và các vấn đề bàn chân khác. Bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang để hỗ trợ quá trình chẩn đoán.
Những chỗ lồi của gai xương thường có thể nhìn thấy bằng mắt thường, tuy nhiên điều này không thể xác định chắc chắn tình trạng gai gót chân. Do đó, chẩn đoán hình ảnh đặc biệt quan trọng và cần thiết để xác định các nguyên nhân gây đau và viêm ở bàn chân, gót chân.
Trước khi yêu cầu xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ có thể tiến hành kiể tra sức khỏe bàn chân để xác định các dấu hiệu viêm như sưng hoặc đỏ da. Bác sĩ cũng có thể xác định bất cứ tình trạng đau nhứt hoặc các điểm mềm nào ở chân để hỗ trợ quá trình chẩn đoán.
Ngoài ra, đôi khi bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các bài kiểm tra thể chất, chẳng hạn như đề nghị người bệnh đứng yên một chỗ tại một thời điểm hoặc đi bộ ngắn.
Biện pháp điều trị không phẫu thuật cho gai gót chân
Các biện pháp điều trị gai gót chân không phẫu thuật bao gồm nghỉ ngơi và thay đổi lối sống. Trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn điều trị để được hướng dẫn cụ thể. Các phương pháp phổ biến bao gồm:
1. Chườm lạnh
Chườm đá hoặc chườm lạnh tối đa trong 15 phút mỗi lần có thể hỗ trợ giảm đau gót chân bằng cách làm tê khu vực này tạm thời. Phương pháp này có thể hỗ trợ giảm sưng tấy, chống viêm và giảm đau.
Chườm lạnh được đánh giá cao hơn chườm nóng để điều trị đau gót chân. Bởi vì nhiệt thường có tác dụng tốt hơn đối với tình trạng đau nhức cơ bắp và khớp.
2. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Các loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen có thể hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên không sử dụng thuốc quá lâu hoặc quá liều lượng khuyến cáo để tránh các tác dụng phụ, chẳng hạn như đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa.
3. Tiêm thuốc chống viêm
Đối với các cơn đau gót chân nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc corticosteroid để cải thiện các cơn đau. Các mũi tiêm chống viêm thường có thể hỗ trợ giảm đau ở gót chân và còm bàn chân ngay lập tức.
4. Dành thời gian nghỉ ngơi
Dành thời gian nghỉ ngơi là một trong những biện pháp điều trị không phẫu thuật được khuyến khích cho cả viêm cân gan bàn chân, viêm gân Achilles và gai gót chân. Nghỉ ngơi có thể giúp giảm các cơn đau cấp tính và ngăn ngừa các rủi ro biến chứng nghiêm trọng. Điều đặc biệt là người bệnh cần để cho bàn chân nghỉ ngơi sau một thời gian dài đứng yên hoặc thực hiện các hoạt động gây căng thẳng khác.
Trong các trường hợp đau cấp tính, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nghỉ ngơi để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Dồn trọng lượng vào gót chân có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Điều này cũng kéo dài thời gian hồi phục và tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý liên quan khác.
5. Sử dụng lót giày chỉnh hình
Các miếng lót giày chỉnh hình, chẳng hạn như miếng đệm gót chân, có thể tạo vòm cho bàn chân, hỗ trợ gót chân khi cần thiết và giảm đau. Bên cạnh đó, miếng đệm gót chân cũng có thể ngăn ngừa việc hình thành các gai xương mới, bảo vệ bàn chân, gân và cơ liên quan.
Miếng đệm gót chân nên được sử dụng cùng với giày, dép để đạt hiệu quả tốt nhất.
6. Bài tập cải thiện
Bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu như một cách để ngăn ngừa cơn đau lâu dài, bởi vì thuốc chống viêm chỉ có thể được sử dụng an toàn trong một khoảng thời gian ngắn hạn.
Các bài tập thúc đẩy gót chân bao gồm kéo căng gót chân và cơ bắp chân. Những động tác này có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng các động tác giãn cơ có thể đặc biệt hiệu quả khi thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Căng bắp chân: Người tập đứng xoay mặt vào tường, một đầu gối duỗi thẳng và gót chân chạm đất. Đặt chân còn lại ở phía trước, với đầu gối uốn cong. Để kéo căng cơ bắp chân và dây gót chân, hãy đẩy hông về phía tường theo kiểu có kiểm soát. Giữ nguyên tư thế trong 10 giây và thư giãn. Lặp lại bài tập này 20 lần cho mỗi chân.
- Căng cơ: Người tập ở tư thế ngồi, bắt chéo bàn chân bị ảnh hưởng qua đầu gối của chân còn lại. Nắm chặt các ngón chân của bàn chân bị đau và từ từ kéo về phía cơ thể theo kiểu có kiểm soát. Giữ tư thế trong 10 giây. Lặp lại động tác này 20 lần cho mỗi chân. Bài tập này tốt nhất nên thực hiện vào buổi sáng trước khi đứng hoặc đi bộ.
7. Nẹp chân vào ban đêm
Hầu hết mọi người đi ngủ với bàn chân hướng xuống, điều này giúp thư giãn các cơ. Tuy nhiên đây cũng là một nguyên nhân gây đau gót chân vào buổi sáng, ngay khi thức dậy.
Do đó, để cải thiện tình trạng này. Người bệnh nên sử dụng thanh nẹp ban đêm để kéo căng phần xương chân khi khi ngủ. Mặc dù điều này có thể gây khó ngủ, tuy nhiên hiệu quả điều trị gai gót chân tương đối cao. Người bệnh có thể sử dụng nẹp đến khi các cơn đau được cải thiện và ngừng biện pháp.
Hầu hết các trường hợp gai gót chân có thể đáp ứng các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Phẫu thuật điều trị gai gót chân
Hơn 90% các trường hợp, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Nếu điều trị bảo tồn không cải thiện được các triệu chứng của gai xương sau khoảng thời gian từ 9 đến 12 tháng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để giảm đau và phục hồi khả năng vận động.
Loại phẫu thuật phổ biến được thực hiện là phẫu thuật kéo gót chân, nhằm mục tiêu giảm đau và tăng cường khả năng vận động của bàn chân nói chung. Hầu hết các trường hợp phẫu thuật điều trị gai gót chân thường có liên quan đến tình trạng viêm cân gan bàn chân. Phẫu thuật gai xương ở chân thường không phổ biến.
Trước khi đề xuất phẫu thuật gót chân, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra hình ảnh cũng như lưu lượng máu đến bàn chân để đánh giá các rủi ro có thể xảy ra.
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể cần nâng gót chân một thời gian để tránh các rủi ro. Trong quá trình hồi phục, người bệnh có thể:
- Chườm đá hỗ trợ giảm đau
- Băng gót chân
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ để giảm áp lực
Các biến chứng có thể xảy ra của phẫu thuật gót chân bao gồm:
- Đau dây thần kinh
- Đau gót chân tái phát
- Ttê vĩnh viễn khu vực phẫu thuật
- Nhiễm trùng
- Hình thành sẹo
Ngoài ra, với việc giải phóng cơ bắp, các nguy cơ khác có thể bao gồm mất ổn định, chuột rút ở bàn chân, gãy xương do căng thẳng và viêm gân.
Trao đổi với bác sĩ về các rủi ro, lợi ích và biện pháp phòng ngừa trước khi quyết định phẫu thuật điều trị gai xương.
Cách phòng ngừa gai gót chân
Để ngăn ngừa gai xương hình thành người bệnh cần phải tăng cường chú ý đến sức khỏe tổng thể của bàn chân. Hãy lưu ý đến những căng thẳng hàng ngày tác động lên đôi chân, để chân có thời họ nghỉ ngơi và hồi phục phù hợp.
Theo nguyên tắc chung, để tăng cường sức khỏe bàn chân, người bệnh nên lưu ý các vấn đề như:
- Đi giày vừa vặn với đế chống sốc và có bộ phận hỗ trợ gót chân
- Chọn giày phù hợp cho từng hoạt động thể chất, chẳng hạn như giày chạy bộ, giày nhảy hoặc giày bóng đá
- Khởi động và thực hiện các bài tập kéo giãn trước mỗi hoạt động thể chất
- Điều chỉnh nhịp độ bản thân trong các hoạt động
- Tránh đi những đôi giày quá mòn ở gót và đế
- Nếu thừa cân, người bệnh nên giảm cân để giúp giảm căng thẳng và ngăn ngừa gai gót chân
Gai gót chân thường không nghiêm trọng, có thể cải thiện với các biện pháp tại nhà. Hầu hết các trường hợp, các gai xương không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và không cần phẫu thuật điều trị. Trong trường hợp các cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện, trao đổi với bác sĩ về các biện pháp xử lý phù hợp.
Thông tin thêm: 5+ cách trị gai gót chân tại nhà đơn giản, hiệu quả
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!