Gai gót chân nên ăn gì, kiêng gì hết đau, mau khỏi?

Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng với quá trình điều trị bệnh gai gót chân. Vì vậy người bệnh cần nắm rõ vấn đề bị gai gót chân nên ăn gì kiêng gì để chủ động điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Từ đó hỗ trợ khắc phục triệu chứng và rút ngắn thời gian chữa bệnh.

gai gót chân ăn gì, kiêng gì
Cần nắm rõ bị gai gót chân nên ăn gì, kiêng gì để chủ động điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng

Nguyên tắc ăn uống cho người bị gai gót chân

Gai gót chân là bệnh lý xương khớp đặc trưng bởi tình trạng tích tụ canxi gây ra lồi xương tại mặt phía dưới của xương gót chân. Lâu dần các gai xương có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ bàn chân. Hình ảnh của gai xương gót chân chỉ có thể được nhìn thấy qua phim X-quang.

Đa phần các trường hợp bị gai gót chân đều không gây ra những dấu hiệu điển hình. Tuy nhiên, bệnh có thể dẫn đến đau gót chân hay đau chân mãn tính, nhất là khi di chuyển, chạy bộ.

Song song với dùng thuốc và điều trị y tế thì người bệnh được khuyên là nên ăn uống khoa học. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện cơn đau và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Nguyên tắc ăn uống cho người bị gai gót chân cần đảm bảo một số vấn đề sau:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất theo nhu cầu của cơ thể. Cân bằng các chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Nên cung cấp đủ vitamin D để cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Tránh tình trạng canxi tích tụ.
  • Đảm bảo nguồn protein lành mạnh. Nên bổ sung các thực phẩm giàu Omega-3 để thúc đẩy tổng hợp collagen.
  • Không nên ăn quá 5g muối/ ngày. Đồng thời tránh hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích.
  • Hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm làm giảm sự hấp thu canxi. Điển hình như thực phẩm chứa nhiều sắt, chocolate, cà phê…

Khi đang bị gai gót chất, tốt nhất người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp. Ngoài việc bổ sung dưỡng chất từ chế độ ăn thì bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh dùng thêm các sản phẩm viên uống bổ sung. Tùy thuộc vào hiện trạng bệnh sẽ có giải pháp can thiệp phù hợp nhất.

Bị gai gót chân nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Có rất nhiều nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe của hệ thống xương khớp. Đặc biệt có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng và kiểm soát tốt hơn bệnh gai gót chân. Những thực phẩm lành mạnh sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương hiệu quả hơn.

Vậy bị gai gót chân nên ăn gì? Dưới đây là một số gợi ý:

1. Thực phẩm giàu canxi

Nhiều người có suy nghĩ khi bị gai gót chân thì không nên tiêu thụ thêm các thực phẩm giàu canxi. Bởi có thể lượng canxi trong cơ thể đang dư thừa mới gây ra tình trạng tích tụ và hình thành gai xương.

Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp khuyến cáo rằng, việc bổ sung canxi ở một mức độ cho phép sẽ rất hữu ích, nó giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn.

gai gót chân nên ăn gì
Người bệnh gai gót chân nên bổ sung canxi cho cơ thể ở mức phù hợp

Canxi là thành phần thiết yếu của quá trình tái tạo cấu trúc xương. Từ đó đảm bảo cho sự chắc khỏe của hệ thống xương khớp. Thành phần này có nhiều trong rau lá xanh đậm, sữa, hạnh nhân, cá mòi, đậu hũ… Người bệnh gai gót chân nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng để giúp tình trạng bệnh chuyển biến tích cực.

2. Thực phẩm giàu vitamin D

Sẽ rất sai sót nếu bạn bổ sung canxi cho cơ thể nhưng lại bỏ qua các nhóm thực phẩm giàu vitamin D. Bởi đây là thành phần giúp cho quá trình hấp thu canxi của cơ thể diễn ra hiệu quả hơn.

Cơ thể bị thiếu hụt vitamin D chính là một trong những nguyên nhân khiến canxi bị tích tụ. Từ đó làm hình thành gai xương ở gót chân. Nguồn vitamin D lành mạnh nên bổ sung bao gồm trứng, sữa, các loại cá, nước cam, ngũ cốc…

3. Thực phẩm giàu Omega-3

Đây là nhóm thực phẩm được Tổ chức Arthritis Foundation khuyến nghị nên bổ sung khi gặp các vấn đề cơ xương khớp. Omega-3 là một chất béo lành mạnh có khả năng ngăn ngừa các phản ứng viêm. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng sưng đau do bệnh gai gót chân gây ra.

Hơn nữa, thực phẩm có hàm lượng Omega-3 dồi dào còn có khả năng chống oxy hóa. Từ đó giúp hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lý xương khớp khác. Điển hình như thoái hóa khớp hay loãng xương.

nên ăn gì khi bị gai gót chân
Cá hồi chứa hàm lượng Omega-3 dồi dào tốt cho người bị gai gót chân

Omega-3 rất dồi dào trong một số thực phẩm sau:

  • Cá béo: Cá hồi, cá mòi, cá thu…
  • Quả hạch: Hạnh nhân, óc chó, quả lanh, macca…

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Người bị gai gót chân cần đáp ứng đủ các thành phần dưỡng chất cơ thể cần. Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn chất xơ lành mạnh đặc biệt tốt cho cơ thể. Vì vậy việc bổ sung nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn là rất cần thiết.

Chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn. Từ đó hỗ trợ chống lại các phản ứng viêm kích hoạt khi phần xương gót chân bị tổn thương. Điều này sẽ giúp làm giảm đáng kể tình trạng sưng đau.

Hơn nữa, một số thành phần khác trong ngũ cốc nguyên hạt còn hữu ích với quá trình sản xuất dịch khớp. Điều này giúp làm giảm ma sát khi di chuyển, vận động. Từ đó tránh tác động đến gân cơ và rễ dây thần kinh.

5. Rau xanh và trái cây

Bất cứ chế độ ăn uống lành mạnh nào cũng không thể thiếu rau xanh và trái cây. Đây cũng chính là thực phẩm được các chuyên gia xương khớp đánh giá là rất hữu ích với người bị gai gót chân.

Hàm lượng chất xơ dồi dào từ rau xanh giúp ức chế viêm nhiễm. Từ đó có thể hỗ trợ ngăn ngừa phản ứng viêm tấn công vào vùng xương gót chân đang bị tổn thương.

Còn một số loại trái cây họ cam quýt, dâu tây, kiwi, việt quất… lại chứ hàm lượng vitamin C dồi dào. Thành phần này giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc xương, hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương.

ăn gì khi bị gai gót chân
Người bị gai gót chân nên thêm trái cây giàu vitamin C vào khẩu phần ăn

6. Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K là một thành phần dưỡng chất thiết yếu có thể hòa tan trong mỡ. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin K có thể giúp gan tổng hợp các yếu tố đông máu. Từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ bị chảy máu kéo dài.

Ngoài ra, vitamin K còn được đánh giá cao nhờ thúc đẩy Osteocalcin ở trong phản ứng với canxi và carboxylation. Điều này có khả năng thúc đẩy tái tạo và phục hồi mô xương. Vitamin K có nhiều trong rau lá xanh đậm, phô mai, trứng, thịt trắng…

7. Các loại thảo mộc

Ngoài một số nhóm thực phẩm lành mạnh được đề cập ở trên thì người bệnh gai gót chân còn được khuyên là nên bổ sung các loại thảo mộc vào chế độ ăn. Điển hình như gừng, tỏi hay nghệ.

Các loại thảo mộc này có đặc tính chống viêm tự nhiên hiệu quả. Từ đó có khả năng hỗ trợ bảo vệ tốt hơn cho vùng xương gót chân đang bị tổn thương.

Ngoài ra, nhiều thành phần có trong các loại thảo mộc còn tham gia trực tiếp vào quá trình chống oxy hóa của cơ thể. Bổ sung chúng một cách hợp lý sẽ có thể chăm sóc tốt hơn cho hệ thống xương khớp.

Tư vấn bị gai gót chân nên kiêng ăn gì?

Các chuyên gia xương khớp đưa ra khuyến cáo, triệu chứng của bệnh gai gót chân có thể nặng nề hơn nếu bạn tiêu thụ một số nhóm thực phẩm không lành mạnh. Để hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn, bạn cần biết bị gai gót chân nên kiêng ăn gì?

Dưới đây là một số thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ:

1. Thịt đỏ

Thịt đỏ là nguồn thực phẩm cung cấp protein rất quan trọng với cơ thể. Tuy nhiên nếu đang mắc bệnh gai gót chân thì người bệnh cần hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm này.

Bởi hàm lượng photpho trong thịt đó khá lớn, khi dung nạp vào cơ thể sẽ khiến cho phản ứng viêm thêm nặng nề. Từ đó làm cho các triệu chứng sưng đau, khó chịu kích hoạt ở mức độ nghiêm trọng hơn.

bị gai gót chân nên kiêng ăn gì
Thịt đỏ có thể làm cho triệu chứng gai gót chân thêm nghiêm trọng

Ngoài ra, ăn nhiều thịt đỏ còn khiến cho cholesterol tăng, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng cân. Điều này sẽ gây ra thêm nhiều áp lực cho xương khớp, nhất là phần gót chân khi đi đứng, vận động.

2. Thực phẩm chứa Gluten

Gluten là thành phần có nhiều trong một số thực phẩm như bắp, lúa mạch, lúa mì… Đây chính là một dạng protein không lành mạnh, dễ gây ra phản ứng miễn dịch ở ruột non. Đồng thời mở rộng tới hệ thống xương khớp.

Trường hợp đang bị gai gót chân, nếu người bệnh tiêu thụ thực phẩm giàu Gluten sẽ khiến cho các triệu chứng đau nhức, sưng viêm kích hoạt ở mức độ nghiêm trọng nên. Bệnh tình có thể chuyển biến nặng nề, cản trở quá trình điều trị.

3. Thực phẩm nhiều muối đường

Muối, đường là 2 loại gia vị được dùng phổ biến khi chế biến món ăn. Tuy nhiên nếu đang mắc bệnh gai gót chân thì tốt nhất người bệnh nên hạn chế chúng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối đường có thể kích thích sản sinh các tế bào viêm. Chúng sẽ có khả năng tấn công vào vị trí xương khớp đang bị tổn thương và làm phát sinh triệu chứng.

Ngoài ra, 2 loại gia vị này còn là một trong những tác nhân gây ra tình trạng giảm mật độ canxi trong xương. Không chỉ bệnh nhân gai gót chân mà những người bị loãng xương, thoái hóa khớp… cũng không nên tiêu thụ chúng quá nhiều.

4. Rượu bia

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa rượu bia với nhiều vấn đề xương khớp bất thường, trong đó có bệnh gai gót chân. Thực tế ghi nhận rằng, thường xuyên tiêu thụ rượu bia có thể khiến cho tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn.

gai gót chân kiêng gì
Người bị gai gót chân được khuyên nên tránh tiêu thụ rượu bia

Đặc biệt, rượu bia còn là mối nguy hại rất lớn nếu người bệnh đang dùng thuốc điều trị gai gót chân. Bởi chúng có thể gây tương tác với thuốc điều trị và làm phát sinh tác dụng phụ.

Tốt nhất, khi đang mắc bệnh gai gót chân và các vấn đề xương khớp, bạn nên bỏ hẳn việc tiêu thụ rượu bia. Ngoài ra, nước ngọt có gas, cà phê, trà đặc… cũng là những thức uống nên hạn chế.

5. Thức ăn giàu chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa được cảnh báo là nguồn chất béo không lành mạnh. Chúng chính là một trong những yếu tố gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc biệt với những người bị bệnh gai gót chân thì việc hạn chế tiêu thụ thức ăn giàu chất béo bão hòa là cần thiết.

Nhóm chất béo này là nguyên nhân khiến cho các phản ứng viêm nặng nề hơn. Ngoài ra, chúng còn gây ra tình trạng tăng cholesterol trong máu. Điều này là nguyên nhân tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tiểu đường.

Để tránh sự cản trở cho quá trình điều trị bệnh gai gót chân thì người bệnh nên chủ động loại bỏ các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa. Điển hình như thịt xông khói, thịt mỡ, nội tạng động vật, thức ăn chế biến sẵn…

Như vậy, bài viết đã làm rõ vấn đề bị gai gót chân nên ăn gì và kiêng ăn gì? Đây chính là cơ sở giúp người bệnh xây dựng chế độ ăn uống khoa học và phù hợp. Nếu còn thắc mắc về chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn thêm.

Có thể bạn quan tâm:

4.5/5 - (4 bình chọn)

Tin xem thêm

Nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành, sở hữu bài thuốc thảo dược đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, an toàn cùng dịch vụ y tế chất lượng cao, Trung tâm Thuốc dân tộc hiện là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân xương khớp. [Xem ngay]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *