Đau gót chân uống thuốc gì giảm đau nhanh?

Đau gót chân thường được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà và nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm hiểu đau gót chân uống thuốc gì để có các biện pháp phòng ngừa, giảm đau nhanh chóng khi cần thiết.

Đau gót chân uống thuốc gì
Tìm hiểu thông tin đau gót chân uống thuốc gì để có kế hoạch điều trị phù hợp

Đau gót chân uống thuốc gì giảm đau nhanh?

Bàn chân và mắt cá chân được tạo thành từ 26 xương, 33 khớp và hơn 100 gân. Gót chân là xương lớn nhất trong bàn chân. Đau gót chân có thể liên quan đến chấn thương, lạm dụng hoặc các bệnh lý khác trong cơ thể. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các cử động hàng ngày của cơ thể và gây thay đổi cách đi bộ. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị mất thăng bằng, té ngã và dễ dẫn đến đến các chấn thương khác.

Hầu hết các trường hợp, đau gót chân được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh nên tìm hiểu, đau gót chân uống thuốc gì để có kế hoạch giảm đau hiệu quả.

Cụ thể, các loại thuốc thường được sử dụng điều trị đau gót chân bao gồm:

1. Thuốc giảm đau

Có nhiều loại thuốc giảm đau có sẵn được sử dụng để giảm đau xương, cơ, khớp cũng như cải thiện các cơn đau gót chân. Các loại thuốc giảm đau có thể khác nhau về hiệu lực và cách thức hoạt động, tuy nhiên thuốc thường mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng.

Thuốc giảm đau thường được chia thành hai loại: opioid và không opioid.

  • Opioid là loại thuốc giảm đau có thể gây nghiện, cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian quy định.
  • Thuốc không opioid bao gồm cả thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và acetaminophen.
thuốc chữa đau gót chân
Thuốc giảm đau Opioid có thể giảm đau nhanh chóng, hiệu quả và cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ

Thuốc giảm Opioid:

Thuốc giảm Opioid là các chất gây nghiện, bao gồm các loại thuốc có nguồn gốc từ opiate tự nhiên (ví dụ như codeine và morphine) hoặc opioid nhân tạo (chẳng hạn như oxycodone). Nhóm thuốc này mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng và thường được chỉ định cho các cơn đau nghiêm trọng, dữ dội.

Các loại thuốc giảm Opioid thông dụng có thể được dùng cải thiện tình trạng đau gót chân nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Morphin có tác dụng giảm đau gần như ngay lập tức nhưng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, táo bón, buồn ngủ và gây ức chế hô hấp ở liều cao.
  • Codein có thể giảm đau từ nhẹ đến trung bình và thường ít có tác dụng phụ, bao gồm táo bón và gây nghiện. Ngoài ra thuốc có thể gây giảm nhu động ruột, do đó còn được sử dụng để điều trị tình trạng tiêu chảy do bệnh thần kinh đái tháo đường gây ra.
  • Pethidin có tác dụng giảm đau nhanh nhưng ngắn hạn, được sử dụng điều trị đau gót chân trung bình đến nhẹ. Tuy nhiên, một chất chuyển hóa của Pethidin có thể gây độc cho hệ thần kinh, tích lũy nhiều lần có thể dẫn đến co giật.

Thuốc giảm đau nhóm opioid có thể giảm đau nhanh chóng, hiệu quả nhưng có thể gây nghiện và cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, thuốc chỉ được sử dụng cho các cơn đau nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh và tăng nguy cơ té ngã, chấn thương.

Acetaminophen:

Acetaminophen còn được gọi là thuốc giảm đau không opioid, được sử dụng để điều trị viêm khớp, đau cơ, xương khớp, bao gồm cả đau gót chân. Thuốc hoạt động bằng cách can thiệp vào hoạt động xử lý tín hiệu đau của não và ngăn ngừa cảm giác đau đớn.

Acetaminophen có tương đối ít tác dụng phụ và an toàn. Tuy nhiên thuốc được xử lý bởi gan, do đó người bệnh cần chú ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Không vượt quá liều khuyến cáo hàng ngày để tránh gây tổn thương gan
  • Một số nhãn hiệu thuốc gây nghiện có thể có chứa acetaminophen. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng trước khi sử dụng acetaminophen.
  • Sử dụng acetaminophen kết hợp với rượu có thể gây tổn thương gan. Do đó, người bệnh không uống rượu khi uống acetaminophen.

Các loại thuốc giảm đau thường có tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện cơn đau gót chân. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

2. Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được bào chế để làm điều trị đau gót chân từ nhẹ đến trung bình. Đây là một loại thuốc giảm đau, chống viêm phổ biến, có thể sử dụng không kê đơn và được hàng triệu người sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, sử dụng NSAID trong thời gian dài có thể dẫn đến một số rủi ro không mong muốn. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc chống viêm giảm đau gót chân một phần bằng cách giảm viêm, đặc biệt là trong trường hợp viêm gân gót chân hoặc viêm bao hoạt dịch gót chân. Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc này để giảm các triệu chứng đau, cứng, sưng gót chân và sốt.

Chữa đau gót chân bằng thuốc
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giảm đau gót chân bằng cách hạn chế tình trạng viêm

Các loại NSAID không kê đơn bao gồm:

  • Ibuprofen là thuốc giảm đau, có thể được sử dụng hàng ngày để cải thiện tình trạng đau gót chân. Thuốc cùng được dùng để điều trị đau lưng, đau bụng kinh, đau răng, căng cơ, bong gân và đau do viêm khớp.
  • Aspirin là thuốc giảm đau nhức phổ biến, có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng đau gót chân và hỗ trợ giảm các nguy cơ biến chứng tim mạch ở người có nguy cơ cao.
  • Naproxen được sử dụng để giảm đau chẳng hạn như đau gót chân,  viêm gân gót chân, viêm khớp, cứng khớp, viêm bao hoạt dịch gót chân và bệnh gout. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị tình trạng mãn tính như viêm khớp hoặc thoái hóa khớp.

Một số loại NSAID theo toa bao gồm:

  • Oxaprozin
  • Naproxen
  • Diclofenac
  • Vimovo
  • Indomethacin

Sử dụng NSAID với liều cao, trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, trẻ em dưới 16 tuổi và người lớn trên 65 tuổi có thể cần tránh sử dụng NSAID.

3. Thuốc kháng sinh

Kháng sinh thường được chỉ định điều trị cho trường hợp đau gót chân do viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng. Thuốc có thể loại bỏ nhiễm trùng và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

kháng sinh điều trị đau gót chân
Kháng sinh được sử dụng để điều trị tình trạng đau gót chân do nhiễm trùng

Để có hiệu quả tốt nhất, thuốc kháng sinh cần nhắm vào vi khuẩn gây viêm. Vi khuẩn Staphylococcus aureus là vi khuẩn có liên quan đến hơn 80% các trường hợp viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng. Các trường hợp khác thường liên quan đến liên cầu, tụ cầu âm tính với coagulase, cầu khuẩn ruột và Escherichia coli. Khoảng 10% trường hợp viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng ở gót chân liên quan đến một nhóm vi sinh vật kết hợp.

Hầu hết những người bị viêm bao hoạt dịch gót chân đều được điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh uống. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần nhập viện và sử dụng thuốc theo đường tiêm tĩnh mạch.

4. Thuốc bôi chống viêm

Một số loại thuốc bôi, gel, thuốc mỡ, kem bôi ngoài da có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau gót chân. Nhiều loại thuốc bôi có thể được sử dụng không cần kê đơn, trong khi một số khác có thể cần sử dụng theo toa của bác sĩ.

thuốc bôi đau gót chân
Các loại thuốc bôi đau gót chân có thể cải thiện cơn đau hiệu quả và ít tác dụng phụ

Các loại kem bôi không kê đơn:

  • Salicylat, có tác dụng chống viêm nhẹ
  • Sản phẩm có chứa Capsaicin, có thể có vai trò trong việc ngăn chặn các tín hiệu đau
  • Sản phẩm có chứa Lidocain, có tác dụng như thuốc gây tê cục bộ

Kem giảm đau theo toa:

  • Thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAID, chẳng hạn như Gel Voltaren
  • Các sản phẩm chứa lidocain nồng độ cao, sử dụng tại chỗ chẳng hạn như dán lidocain 5% (miếng dán Lidoderm)

Các sản phẩm giảm đau tại chỗ có thể mang lại một số ưu điểm so với các loại thuốc uống, chẳng hạn như không gây tác dụng phụ lên hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên thuốc cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ và có thể tương tác với một số loại thuốc uống.

Tự chăm sóc đau gót chân tại nhà

Đau gót chân là một vấn đề phổ biến, thường không nghiêm trọng và có thể được chăm sóc tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá, đi giày phù hợp và sử dụng dụng cụ hỗ trợ bàn chân.

đau gót chân phải làm sao
Đi giày dép phù hợp để hạn chế tình trạng đau gót chân

Chăm sóc tại nhà có thể hỗ trợ loại bỏ chứng đau gót chân không nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Tránh đứng hoặc đi trong thời gian dài, đi bộ trên bề mặt cứng và không thực hiện bất cứ hoạt động nào có thể gây ảnh hưởng đến gót chân.
  • Chườm đá: Chườm đá vào gót chân trong 15 phút có thể cải thiện cơn đau hiệu quả. Không chườm đá lạnh trực tiếp lên da để tránh nguy cơ bỏng lạnh.
  • Đi giày phù hợp: Sử dụng giày vừa vặn và hỗ trợ tốt cho chân là yếu tố quan trọng để cải thiện cơn đau gót chân, đặc biệt là đối với vận động viên.
  • Nâng cao gót chân: Khi nghỉ ngơi, người bệnh nên nâng cao chân để hạn chế lượng máu lưu thông đến khu vực này. Điều này có thể hỗ trợ giảm đau và hạn chế tình tránh viêm gót chân.
  • Băng gót chân: Quấn băng thun mỏng, có thể co giãn xung quanh gót chân và mắt cá chân có thể hỗ trợ chân.

Thông tin thêm: Bài tập chữa đau gót chân đơn giản, hiệu quả

Đau gót chân khi nào nên đến bệnh viện?

Hầu hết các trường hợp đau gót chân không nghiêm trọng và có thể được cải thiện tại nhà. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể cần được kiểm tra y tế và điều trị chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng như:

  • Cơn đau dữ dội hoặc gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của người bệnh
  • Cơn đau gót chân trở nên nghiêm trọng hoặc hoặc tái phát thường xuyên
  • Cơn đau không được cải thiện trong 2 tuần áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà và sử dụng thuốc
  • Ngứa ran ở gót chân hoặc mất cảm giác ở bàn chân
  • Bệnh nhân tiểu đường và có các vấn đề nghiêm trọng hơn về chân

Ngoài ra, gọi cho cấp cứu ngay khi nhận thấy các triệu chứng chẳng hạn như:

  • Bị đau gót chân dữ dội
  • Ngất xỉu, chóng mặt hoặc mệt mỏi vì cơn đau
  • Mắt cá chân hoặc bàn chân đã thay đổi hình dạng hoặc ở một góc kỳ lạ
  • Có âm thanh nhỏ ở gót chân khi di chuyển
  • Không thể di chuyển

Trong hầu hết các trường hợp đau gót chân, cơn đau không phải do chấn thương. Lúc đầu, cơn đau thường nhẹ, nhưng nó có thể trở nên nghiêm trọng và đôi khi khiến người bệnh mất khả năng di chuyển. Cơn đau thường có thể tự cải thiện mà không cần điều trị, nhưng đôi khi cơn đau có thể trở thành mãn tính. Các nguyên nhân nghiêm trọng có thể gây đau gót chân bao gồm viêm  khớp, nhiễm trùng, các vấn đề tự miễn dịch, chấn thương hoặc các vấn đề thần kinh.

Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu người bệnh thắc mắc đau gót chân uống thuốc gì. Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm: Đau gót chân khám ở bệnh viện nào tốt nhất?

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *